Thực hiện tốt quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Kinh tế chính trị-Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang (Trang 71 - 76)

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN

3.2.3. Thực hiện tốt quy trình tín dụng

3.2.3.1 Cải tiến thủ tục vay vốn

Cần phải đơn giản hóa thủ tục cho vay, gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng. Ngân hàng cần phải xem xét để có thể rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ xin vay, tạo sự đơn giản, dễ hiểu trong hồ sơ tín dụng,

Bounthanh KEOBOUPPHA 66 Lớp KTCT - K28

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang

phù hợp với trình độ của mọi khách hàng, đồng thời vẫn đảm bảo được những điểu kiện cơ bản trong hoạt động cho vay.

Đối với khách hàng truyền thống đã tham gia vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng thì giữa bộ hồ sơ vay vốn trung dài hạn và bộ hồ sơ vay vốn ngắn hạn cũng có nhiều điểm giống nhau như: báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp, báo cáo quyết toán của doanh nghiệp... Do đó Ngân hàng có thể đơn giản hai thủ tục này. Việc đơn giản hóa như vậy sẽ làm khách hàng không ngần ngại khi đặt quan hệ vay vốn với Ngân hàng.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu đúng về bản chất của việc đơn giản hóa thủ tục cho vay. Đơn giản hóa không có nghĩa là qua loa, hời hợt, xem nhẹ các thủ tục cần thiết. Đơn giản hóa các thủ tục mà vẫn phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố nhằm an toàn tín dụng.

3.2.3.2 Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính các dự án cho vay

Thẩm định tài chính các dự án cho vay là bước quan trọng trong quy trình tín dụng, nó có tính chất quyết định tới hiệu quả cho vay sau này. Thẩm định gồm hai bước cơ bản là thu thập thông tin và xử lý thông tin.

-Thứ nhất: Thu thập thông tin

Ngân hàng có thể thu thập thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau như trực tiếp phỏng vấn người xin vay, xem xét báo cáo tài chính, các nguồn thông tin từ dịch vụ, các cơ quan cung ứng thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng... Mặc dù nguồn cung cấp thông tin là khá nhiều nhưng lại không bảo đảm độ chính xác. Bởi vậy việc lựa chọn thông tin chính xác và đủ tin cậy là rất khó. Đối với Ngân hàng hiện nay, việc thu thập thông tin chủ yếu vẫn là thu thập thông tin từ phía khách hàng thông qua phỏng vấn trực tiếp, qua các bản báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nguồn thông tin dễ tìm kiếm, không tốn nhiều công sức. Tuy nhiên nếu chỉ thu thập thông tin từ phía khách hàng thì không có đủ độ tin cậy cao, vì để có thể vay được từ Ngân hàng, nhiều khách hàng đã đề ra những thông tin thiếu trung thực về mình. Vì vậy Ngân hàng cần mở rộng phạm vi, thu thập

Bounthanh KEOBOUPPHA 67 Lớp KTCT - K28

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang

thêm những nguồn thông tin khác. Ngân hàng cần chú ý đến các nguồn thông tin sau:

Cần chú trọng tới việc cử cán bộ có kiến thức nghiệp vụ Ngân hàng và có kiến thức chuyên môn của ngành nghề, lĩnh vực mà khách hàng đang kinh doanh tới địa bàn sản xuất của doanh nghiệp để nắm bắt thông tin. Sau đó kết hợp cùng với những thông báo mà khách hàng đã cung cấp như báo cáo tài chính, báo cáo sản xuất kinh doanh..

Thu thập thông tin từ nguồn thông tin đại chúng. Đây là nguồn thông tin được phổ biến rộng rãi và khách quan nhất. Ngân hàng phải chú trọng tới những thông tin được cung cấp từ hệ thống thông tin tín dụng của NHNN Lào và của Ngân hàng Ngoại Thương Lào như hệ thống thông tin từ trung tâm tín dụng CIC (Center Information Credit). Hệ thống thông tin này được đánh giá là đáng tin cậy vì do Nhà nước quản lý.

Tuy nhiên hệ thống này mới được thành lập nên chưa hoàn thiện và đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Thông tin thu được từ nguồn này mới chỉ có về tình hình dư nợ và nợ quá hạn phải thanh toán của doanh nghiệp tại các Chi nhánh và các Ngân hàng. Còn các thông tin về thị trường, về tình hình kinh tế - xã hội đều không có. Việc cung cấp thông tin cho trung tâm mới chỉ được các NHTM quốc doanh và các NHTM cổ phần Lào thực hiện nghiêm túc, còn các Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh thì vẫn chưa thực sự tuân thủ theo yêu cầu này. Vì vậy, CIC cần thu thập thêm thông tin về toàn bộ các NHTM trong hệ thống về mức độ tăng trưởng sử dụng, tăng trưởng nguồn vốn huy động, tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tình hình thu hồi nợ. Thông tin về toàn bộ các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ CHDCND Lào, về các cá nhân kinh doanh ....

Ngoài ra, Ngân hàng còn có thể thu thập thông tin từ các tổ chức tín dụng, các bạn hàng của chủ đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề, các cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương... Qua đó xác định được uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường .

Bounthanh KEOBOUPPHA 68 Lớp KTCT - K28

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang

Các nguồn thông tin này được lấy bằng các phương pháp như: phương pháp thu tin qua mạng máy tính nối với các tổ chức tín dụng khác, phương pháp thu tin từ các biểu báo cáo, các báo cáo đã qua kiểm toán ...

Thứ hai: Phân tích thông tin tín dụng

Khi có được các thông tin cần thiết, Ngân hàng tiến hành phân tích thông tin để đưa ra quyết định cho vay. Ngân hàng nên tiến hành phân tích thông tin dựa vào những tiêu thức như quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể là:

- Quy mô doanh nghiệp được phân làm ba loại: Doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ. Ngân hàng cò thể dựa vào các con số thông tin về vốn điều lệ số nhân viên để tiến hành phân tích.

- Để đánh giá khả năng thanh toán, doanh nghiệp được phân làm ba loại: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán hết, doanh nghiệp có khả năng thanh toán trung bình và kém. Ngân hàng thực hiện việc phân loại này dựa trên cơ sở tính toán, phân tích khả năng tài chính của doanh nghiệp, xem xét các bản báo cáo ngân quỹ.

- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp được phân thành: Doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ Ngân hàng sẽ dựa vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để đánh giá.

- Đánh giá về quan hệ tín dụng của doanh nghiệp, các doanh nghiệp được chia thành: Doanh nghiệp có khoản vay có dư nợ tốt, doanh nghiệp có khoản vay có dư nợ tồi, doanh nghiệp có khoản vay có dư nợ rất tồi và doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với Ngân hàng.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định cần có sự phối hợp giữa các chuyên gia, những cán bộ tư vấn về các lĩnh vực như giá cả, kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngân hàng còn có thể tiến hành kiểm tra, đánh giá về trình độ, năng lực của người quản lý doanh nghiệp...

3.2.3.3 Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng

Bounthanh KEOBOUPPHA 69 Lớp KTCT - K28

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang

Công tác kiểm tra kiểm soát là một khâu rất quan trọng trong quản lý tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng cho vay. Do vậy đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng là việc nâng cao tính hiệu quả của việc kiểm tra, kiểm soát. Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát vốn cho vay, Ngân hàng phải thường xuyên đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Nếu phát hiện thấy khách hàng có sự thiếu trung thực trong việc cung cấp các nguồn thông tin thì Ngân hàng phải thực hiện xử lý theo quyền và nghĩa vụ của mình. Điều này là rất cần thiết bởi trong quá trình sử dụng vốn vay, sẽ phát sinh những rủi ro tiềm ẩn, Ngân hàng phải tiến hành kiểm tra theo dõi để có biện pháp đối phó thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Các lĩnh vực cần kiểm tra là:

- Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất tình hình thực tế tại cơ sở kinh doanh của khách hàng, thông qua việc kiểm tra trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.

- Theo dõi tình hình thị trường và ngành hàng sản xuất kinh doanh của người đi vay.

- Đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành. Nếu giảm so với giá lúc thế chấp thì cần phải bổ sung tài sản thế chấp hoặc giảm dư nợ tương ứng trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và Ngân hàng.

- Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, ngăn ngừa tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích.

Trong thực tế, việc giám sát vốn vay của khách hàng lại tùy thuộc vào khả năng, trình độ của từng cán bộ tín dụng, nhất là trong điều kiện hiện nay, các báo cáo của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn có độ tin cậy chưa cao nên việc kiểm tra, xác thực lại tính chân thực của các bản báo cáo này là rất quan trọng. Vì vậy phải tăng cường hiệu quả của giám sát vốn vay trong hoạt động Ngân hàng. Nhiệm vụ của bộ phận giám sát là đánh giá tình hình hoạt động nói chung, chất lượng tín dụng nói riêng để đề ra các biện pháp

Bounthanh KEOBOUPPHA 70 Lớp KTCT - K28

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang

nhằm thiết lập hệ thống phòng ngừa rủi ro có thể xảy đến với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mình.

Ngoài ra, Ngân hàng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm thanh lọc những cán bộ tín dụng mất phẩm chất, có những hành vi tiêu cực gây thất thoát tài sản và làm giảm uy tín của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Kinh tế chính trị-Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w