Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Kinh tế chính trị-Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang (Trang 26 - 30)

1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Chất lượng hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng. Để quản lý chất lượng tín dụng đồng bộ đòi hỏi phải hiểu rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Có thể chia các nhân tố ra làm hai loại: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, tùy thuộc vào từng điểu kiện hoàn cảnh cụ thể của từng nước và từng Ngân hàng mà hai loại nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau.

1.2.3.1 Các nhân tố khách quan

Thứ nhất: Nhân tố kinh tế: nền kinh tế phát triển ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng, cụ thể là ngân hàng có điều kiện huy động được nhiều nguồn vốn để mở rộng hoạt động cho vay phát triển kinh tế.

Vốn nước ngoài cũng có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng: Vốn nước ngoài vào làm cho khối lượng tiền trong nước tăng lên gây sức ép lạm phát,

như vậy nếu không có sự tính toán và quản lý chặt chẽ về vốn nước ngoài sẽ gây ra nguy cơ lạm phát lớn ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào công tác huy động và cho vay vốn, vì hoạt động tín dụng là "Đi vay để cho vay" nếu khách hàng sản xuất - kinh doanh có lãi, có xu thế phát triển, có khả năng chiếm lĩnh thị trường và có quan hệ tín dụng tốt thì việc đi vay và cho vay sẽ thuận lợi, tăng vòng quay vốn tín dụng và mở rộng quy mô vốn đầu tư và ngược lại.

Chu kỳ phát nền kinh tế cũng có những ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, Trong thời kỳ kinh tế phát triển nhu cầu vốn tín dụng tăng, rủi ro tín dụng ít, hiệu quả tín dụng được tăng lên.

Sự phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Các chính sách cơ chế về quản lý kinh tế nói chung quản lý doanh nghiệp nói riêng có liên quan đến vấn đề đầu tư vốn của các doanh nghiệp và ngân hàng vừa thiếu, vừa không đồng bộ lại thiếu tính ổn định cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Thứ hai: nhân tố xã hội: ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng là tác nhân trực tiếp tham gia quan hệ tín dụng đó là khách hàng gồm người gửi tiền, người vay tiền và ngân hàng.

Khách hàng vừa đại diện cho bên cung vốn tín dụng, đồng thời cũng đại diện cho bên cầu về vốn cho vay. Với tư cách là người cung vốn tín dụng họ mong muốn nhận được từ ngân hàng một khoản lãi từ tiền gửi hay những dịch vụ thanh toán thuận tiện, do vậy sự tín nhiệm của ngân hàng với khách hàng sẽ làm tăng thêm tính ổn định của nguồn vốn huy động. Đối với người vay, họ mong muốn nhu cầu vay được đáp ứng để có một khoản tín dụng sử dụng cho mục đích sản xuất - kinh doanh với thời hạn vay và lãi suất có thể chấp nhận được. Nếu nhu cầu của khách hàng được chấp nhận một cách thuận lợi, thủ tục đơn giản nhanh chóng sẽ thu hút được nhiều khách hàng tốt, dẫn đến hoạt động tín dụng có nhiều thuận lợi hơn.

Ngoài ra mối quan hệ bên ngoài xã hội cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng như: rủi ro do thiên tai bão lụt, làm ăn thua lỗ, do bị lừa đảo ...

Sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở các nước cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, làm cho các hợp đồng tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu bị phá vỡ, hoặc hàng nội địa không cạnh tranh được với hàng nhập ngoại về giá cả và chất lượng.

Thứ ba: Nhân tố pháp lý: Hệ thống pháp luật ban hành không đồng bộ và chưa thật phù hợp với yêu cầu của hoạt động tín dụng; các văn bản dưới luật thiếu và có những vấn đề còn mâu thuẫn sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng. Pháp luật là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp thì mọi hoạt động trong nền kinh tế sẽ gặp khó khăn.

1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan của Ngân hàng

Gồm các nhân tố thuộc phía ngân hàng có liên quan tới hoạt động tín dụng và ảnh hưởng trực tiếp tới những khía cạnh khác nhau của chất lượng sử dụng.

Một là: Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phù hợp sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, phân tán rủi ro, tuân thủ luật pháp và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì vậy chất lượng tín dụng tùy thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng có đúng đắn hay không.

Hai là: Công tác tổ chức của ngân hàng: Cần được sắp xếp một cách khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tín dụng quản lý được cơ cấu tài sản nợ, tài sản có của ngân hàng. Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Cần có sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các phòng ban trong từng ngân hàng với các cơ quan khác, thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận trên sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng.

Ba là: Chất lượng cán bộ: Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng đến hoạt động của ngân hàng nói

chung, nghiệp vụ hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng cán bộ ngày càng cao, để có thể sử dụng được các phương tiện làm việc hiện đại phù hợp với sự phát triển không ngừng. Việc tuyển chọn cán bộ phải đảm bảo đức, tài.

Bốn là: Qui trình tín dụng: Quá trình cho vay được bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đến khi thu hồi được nợ. Bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng, bởi lẽ chất lượng tín dụng tùy thuộc vào chất lượng công việc thẩm định đối tượng được vay vốn. Làm tốt khâu này sẽ tạo tiền đề cho việc thu hồi cả vốn lẫn lãi khi đến hạn thanh toán, tạo điều kiện cho vốn tín dụng luân chuyển nhanh. Kiểm tra quá trình sử dụng vốn mà cốt lõi là việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, giúp ngân hàng nắm được nguyên nhân diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp để điều chỉnh hoặc can thiệp khi cần thiết.

Năm là: thông tin tín dụng: Là một yếu tố cơ bản trong quản lý sử dụng, nhờ có thông tin tín dụng người quản lý có thể đề ra những quyết định đúng đắn có liên quan đến cho vay, theo dõi quản lý tài khoản cho vay. Thông tin tín dụng có thể thu được từ các nguồn có sẵn ở ngân hàng, từ khách hàng, từ các cơ quan thông tin tín dụng trong và ngoài nước, và các nguồn thông tin khác. Cán bộ tín dụng theo định kỳ phải phân tích hoạt động sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tài chính doanh nghiệp để có được những thông tin đáng tin cậy về thực trạng hoạt động của đối tác (khách hàng).

Sáu là: Kiểm soát nội bộ: Gồm kiểm soát việc thực hiện và chấp hành các chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến các khoản vay. Kiểm soát định kỳ do bộ phận kiểm soát nội bộ thực hiện, kiểm soát các trường hợp ngoại lệ, những vi phạm chính sách, thủ tục, kiểm soát kế toán và các nghiệp vụ có liên quan đến cho vay. Để kiểm soát nội bộ có hiệu quả, bảo vệ được tài sản, Ngân hàng cần bố trí cán bộ kiểm tra giỏi nghiệp vụ, am hiểu pháp luật, trung thực để kịp thời phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm để nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu Kinh tế chính trị-Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w