DỤNG TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG
1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàngthương mại Á châu- chi nhánh Hà Nội. thương mại Á châu- chi nhánh Hà Nội.
Ngân hàng Á- Châu chi nhánh Hà Nội, Việt Nam đang ngày càng chứng minh vai trò tích cực của mình trong nền kinh tế và hứu hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong những năm tới. Tuy nhiên, tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp này vẫn còn chưa tương xứng với vai trò của nó. Vì vậy, việc mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác tín dụng đối với chi nhánh ngân hàng này là rất cần thiết.
Trên cơ sở nhận xét, phân tích về vai trò cũng như thực trạng kết quả cho vay của ngân hàng á- châu Hà Nội, ta nhận thấy ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng kể, tốc độ tăng trưởng tín dụng nhìn chung năm sau cao
hơn năm trước. Tính tới năm 2008, các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng khá cao trong đó: Doanh thu lãi tín dụng đạt 15.411 triệu đồng, doanh thu lãi tiền gửi đạt 22.162 triệu đồng, tổng doanh thu dịch vụ phụ tín dụng đạt 184 triệu đồng, lợi nhuận thực tế tăng gấp 2 lần so với năm trước. Có được những thành tựu như vậy là do ngân hàng thương mại cổ phần Á châu Hà nội đã thực hiện những giải phái nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như sau:
Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định:
Đây là khâu đầu tiên của cả quá trình cho vay. Do vậy ngay từ đầu ngân hàng đã chú trong tới việc thẩm định các điều kiện vay vốn, tư cách người đi vay, thẩm định tính khả thi của dự án, nhất là về phương diện thị trường, về khả năng tiêu thụ sản phẩm..Đảm bảo cho vay vốn được thu hồi đầy đủ, đúng hạn và có lãi, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng. Đặc biệt là cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng chú ý lựa chọn khách hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả, làm ăn có uy tín và sẵn sàng trả nợ đúng hạn.
Việc Phân cấp tín dụng chặt chẽ.
Các bộ phận thuộc ngân hàng thương mại Á châu được xác định tách nhiệm một cách chặt chẽ, rõ ràng, nâng cao chất lượng hiệu quả cho vay, khi phát hiện có vấn đề thì kịp thời tác động, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Nâng cao chất lượng thông tin phòng ngừa rủi ro.
Chi nhánh ngân hàng Á châu Hà Nội thu thập thông tin qua khách hàng đến phỏng vấn vay, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, cử cán bộ đi kiểm tra thực tế của khách hàng. Ngân hàng cũng chú trong tới việc cử cán bộ có kiến thưc ngiệp vụ ngân hàng và kiến thức chuyên môn của ngành nghề, kết hợp với thông tin do khách hàng cung cấp để thẩm định. Ngân hàng cũng thường xuyên theo dõi các thông tin được cung cấp từ hệ thống thông tin tín dụng bao gồm: tring tâm tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam của phòng TTTD của ngân hàng A châu. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần có một bộ
phận riêng để quản lý các hồ sơ, giấy tờ của khách hàng, kể cả với những khách hàng tạm thời không có hoặc chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Đặc biêt, ngân hàng cũng chú trọng thông tin đại chúng vì đây là nguôn khách quan nhất mà ngân hàng cần có sự hợp tác và trao đổi thường xuyên với các tổ chức tín dụng khác.
Tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng vay vốn.
Nâng cao vai trò công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau là công việc quan trọng để đảm bảo chất lượng cho vay. Do đó ngân hàng thường xuyên đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng trong quá trình kiểm tra, giám sát vốn vay là rất cần thiết, nhằm theo dõi kịp thời khả năng rủi ro có thể xảy ra.
Tích cực đổi mới và hoàn thiện cơ chế cho vay.
Để giải quyết hài hòa giữa việc tăng doanh số cho vay, tăng dư nợ với việc giảm tỉ lệ nợ quá hạn trong điều kiện phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác, ngân hàng thương mại Á châu Hà Nội đã thực hiện đổi mới cơ chế cho vay theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt phù hợp từng thành phần kinh tế. Đồng thời, các cấp quản lý của ngân hàng cũng nhân thấy sự hạn chế của thủ tục cho vay, điều này không những không làm giảm rủi ro tín dụng mà thâm chí còn hạn chế việc khách hàng đến với ngân hàng.
1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàngNgân hàng Liên doanh Lào – Việt tại Hà Nội Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt tại Hà Nội
Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt là một Ngân hàng thương mại, được thành lập ngày 27/03/2000 theo giấy phép hoạt động số 05/GP-NHNN của Thủ tướng Chính phủ, Để tăng cường mối quan hệ kinh tế, thanh toán, thương mại Việt Nam – Lào, giúp các cá nhân và doanh nghiệp thuận lợi trong buôn bán hàng hóa, thúc đẩy và tăng cường quan hệ mậu dịch chính
ngạch giữa hai quốc gia, góp phần quan trọng trong nỗ lực vào việc thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. đặc biệt là thông qua hoạt động tín dụng.
Để tăng cường công tác nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt đã thực hiện nhiều biên pháp, được đánh giá là khá năng động trong hoạt động tín dụng đặc biệt là những điểm sau:
- Hoàn thiện quy trình tín dụng
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định dự án vay vốn.
- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. - Tăng cường kiểm tra giám sát, quản lý nợ vay
- Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ - Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về năng lực chuyên môn
1.3.3 Bài học rút ra cho Ngân hàng Ngoại Thương Lào chí nhánhLuangPrabang LuangPrabang
Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng ở một số ngân hàng ở Việt Nam đã được trình bày ở trên cho thấy, mỗi ngân hàng quan tâm tới một số vấn đề. Ngân hàng thương mại Áchâu, chú trọng đến về việc thu thập thông tin tín dụng và thậm định khách hàng, thường xuyên quan sát và theo dõi khách hàng. Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt quan tâm nhiều nhất đến việc hoàn thiện quy trình tín dụng, công tác thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định dự án vay vốn và Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Tổng hợp các kinh nghiệm đó, có thể rút ra các bài học sau cho việc nâng cao chất lượng tin dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Lào Chi nhánh LuangPrabang.
Do có những nét tương đồng với Ngân hàng thương mai Á Châu và Ngân hàng liên doanh Lào – Việt nên các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của họ có thể là những gợi ý tốt cho Ngân hàng Ngoại Thương Lào Chi nhánh LuangPrabang. Ví dụ như, Ngân hàng Ngoại Thương Lào Chi nhánh
LuangPrabang có thể xem xét lại các phương thức của 2 Ngân hàng đã nêu trên như: Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định, thu thập thông tin tín dụng, việc hoàn thiện quy trình tín dụng , công tác thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định dự án vay vốn và Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp...
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO CHI NHÁNH LUANGPRABANG