1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ
1.2.5 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân
hàng Thương mại
1.2.5.1 Chất lượng tín dụng và phát triển kinh tế xã hội
Tín dụng đã thúc đẩy tiến trình phát triển của xã hội. Ngày nay cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, tín dụng ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng trong xã hội, do vậy chất lượng tín dụng ngày càng được quan tâm bởi vì:
Thứ nhất: Chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân, tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư tín dụng góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế, giảm lượng tiền thừa trong lưu thông, giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn.
Thứ hai: Chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế. Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Thông qua cho vay bằng chuyển khoản (không dùng tiền mặt) các Ngân hàng có khả năng mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với số tiền thực có (đó là khả năng tạo tiền). Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi đi vào lưu thông chúng đều có "quyền" thanh toán và chi trả như các phương tiện khác, với xu hướng chung là chúng sẽ được
chuyển thành phương tiện có tính lỏng nhất, đó là tiền mặt, vì vậy tín dụng còn là nguyên nhân của lạm phát. Đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ tạo điểu kiện cho các ngân hàng cung cấp tổng phương tiện thanh toán phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.
Thứ ba: Tín dụng là công cụ để thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội. Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất - xã hội, đầu tư đúng hướng để khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên, lao động tiền vốn, đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữa các ngành nghề, các vùng trong cả nước theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
1.2.5.2 Chất lượng tín dụng đối với Ngân hàng
Một là: Chất lượng tín dụng góp phần lành mạnh hóa quan hệ tín dụng. Các thủ tục về hoạt động tín dụng được đơn giản thuận tiện Nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc sẽ tạo điều kiện để mở rộng quan hệ tín dụng từ đó hạn chế và đi đến xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi góp phần lành mạnh hóa quan hệ tín dụng.
Hai là: Chất lượng tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng, làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ do tăng vòng quay vốn tín dụng, do uy tín của ngân hàng mà thu hút được nhiều khách hàng. Chất lượng tín dụng cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng tạo thế mạnh trong quá trình cạnh tranh. Chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng bởi vì chất lượng tín dụng cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành, làm ăn có hiệu quả và những khoản lợi nhuận hợp lý để bổ sung vốn đầu tư.
1.2.5.3 Chất lượng tín dụng đối với khách hàng
Thứ nhất: Chất lượng tín dụng tạo lòng tin đối với khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế mở, khách hàng có quyền lựa chọn Ngân hàng làm đối tác. Điều này cũng có nghĩa là khách hàng chỉ đến với Ngân hàng nào khi
Ngân hàng đó tạo điều kiện và giúp họ thực hiện có hiệu quả hoạt động của họ thông qua quan hệ tín dụng, dịch vụ so với các Ngân hàng khác. Và điều này lại có tác dụng tích cực trở lại đối với Ngân hàng trong việc mở rộng khách hàng, thu hút nguồn vốn và mở rộng tín dụng và dịch vụ
Thứ hai: Chất lượng tín dụng góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh
và lành mạnh tài chính của khách hàng. Chất lượng tín dụng được đảm bảo cũng có nghĩa là Ngân hàng phát triển và nhờ vậy Ngân hàng có điều kiện cung ứng vốn tín dụng đáp ứng yêu cầu sản xuất - kinh doanh của khách hàng. Mặt khác để đảm bảo chất lượng tín dụng thì Ngân hàng phải giúp đỡ tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn tín dụng của khách hàng qua đó cùng với khách hàng uốn nắn và chấn chỉnh những thiếu sót trong các hoạt động tài chính của họ.
Với những ưu thế trên việc củng cố và tăng cường chất lượng tín dụng là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của Ngân hàng thương mại.