Những hạn chế về chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Kinh tế chính trị-Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang (Trang 61 - 65)

2.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN

2.3.2. Những hạn chế về chất lượng tín dụng

Mặc dù Ngân hàng Ngoại Thương Lào Chi nhánh LuangPrabang được đánh giá là một Ngân hàng có chất lượng khá tốt nhưng nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Thứ nhất: Về đối tượng cho vay: Mặc dù đã có sự chú trọng đầu tư

đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhưng so với các doanh nghiệp Nhà nước thì mối quan hệ chưa thực sự cân bằng. Trong tình hình phát triển kinh tế của CHDCND Lào hiện nay, Nhà nước đang khuyến khích cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế nhằm tạo điểu kiện cho mọi thành phần kinh tế cùng phát triển, nếu Chi nhánh mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ vừa có tác dụng tốt với nền kinh tế, vừa giúp Chi nhánh tăng thêm thị phần, tăng thêm thu nhập cũng như thực hiện đúng chủ trương mà Nhà nước đã đề ra.

Thứ hai: Nguồn thông tin mà Ngân hàng cần để đánh giá phân tích còn thiếu, không kịp thời, và chất lượng chưa cao. Vì vậy cán bộ tín dụng thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi kinh phí cho hoạt động này lại rất ít hoặc không có.

Một số nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trên:

- Từ phía Ngân hàng

Thứ nhất: Cơ chế cho vay còn nhiều điểm bất cập

Về điều kiện vay vốn: Có thể nói điều kiện vay vốn, mà cụ thể là việc bảo đảm tiền vay, hiện đang là một trong những nguyên nhân chính ngăn cản việc các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng. Hầu hết các doanh nghiệp khi muốn vay vốn Ngân hàng phải có tài sản đảm bảo. Đối với doanh nghiệp, đó có thể là máy móc, trang thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất, .... Đối với các tài sản là máy móc thiết bị thì Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Nhưng trên thực tế, các loại máy móc thiết bị này thường được mua đi bán lại rất nhiều lần nên khách hàng không có được giấy tờ sở hữu tài sản. Đối với

Bounthanh KEOBOUPPHA 56 Lớp KTCT - K28

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang

những tài sản là bất động sản thì Ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi đánh giá gía trị của tài sản. Theo Nghị định của Chính phủ thì việc xác định giá đất căn cứ vào giá đất do UBND tỉnh, thành phố quy định nhưng mức giá này thường thấp hơn rất rất nhiều so với giá trị thực tế trên thị trường. Điều này đã làm giảm giá trị của tài sản thế chấp đi rất nhiều. Cộng thêm với việc các Ngân hàng chỉ cho vay bằng 60 - 70% giá trị tài sản thế chấp, các doanh nghiệp thực sự bị hạn chế trong việc vay vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.

Về thủ tục vay vốn: Khi doanh nghiệp đến Ngân hàng vay vốn, cán bộ tín dụng hướng dẫn doanh nghiệp làm các thủ tục cần thiết để lập hồ sơ xin vay, trong đó bao gồm rất nhiều giấy tờ như báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tình hình thu nhập của doanh nghiệp trong các năm gần đây, các giấy tờ có tính pháp lý chứng minh về tài sản bảo đảm ... Thủ tục vay vốn đặt ra khá nhiều loại giấy tờ, khiến thủ tục vay vốn chiếm nhiều thời gian, dễ dẫn đến chậm tiến độ sản xuất của khách hàng.

Về quy trình thẩm định: Các phương pháp thẩm định được áp dụng ờ đây nhiều khi không thống nhất về nội dung, cách tính toán và căn cứ đánh giá ... dẫn tới việc thẩm định đôi khi không chính xác. Có những dự án khi thiết lập được xem là khả thi nhưng có thể trong thời gian thẩm định do có nhiều yếu tố tác động nên đã trở thành không khả thi.

Thứ hai: Các Ngân hàng thường không có đầy đủ các thông tin chính xác về doanh nghiệp.

Công tác thu thập thông tin thường dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp và những thông tin mà Ngân hàng tìm hiểu thêm từ bên ngoài. Những thông tin mà khách hàng cung cấp cho Ngân hàng qua các báo cáo tài chính có nhiều lúc là không chính xác, phản ánh sai lệch tiềm lực tài chính của khách hàng. Do vậy, nếu công tác thu thập thông tin không tốt sẽ dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả của dự án cũng như khả

Bounthanh KEOBOUPPHA 57 Lớp KTCT - K28

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang

năng của khách hàng. Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng giữa Ngân hàng Ngoại Thương Lào Chi nhánh LuangPrabang và Ngân hàng Ngoại Thương Lào cũng như với NHNN chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc xét duyệt, cho vay và quản lý vốn váy đối với các khách hàng. Do đó vẫn không thể tránh được các rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Thứ ba: Nợ khoanh chưa được hỗ trợ bù đắp kịp thời do phải kéo dài các thủ tục. Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục, thời gian. Nợ xử lý cũng khó xử lý vì khó tìm được thị trường, việc bán tài sản cầm cố, thế chấp gặp nhiều khó khăn.

Thứ tư: Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ chưa được quan tâm đầy đủ, dẫn đến mức độ trang bị và ứng dụng công nghệ vẫn còn thiếu so với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới.

Thứ năm: Về hoạt động Marketing Ngân hàng: Chi nhánh mới chỉ

tập trung vào các hoạt động bề nổi như quảng cáo, khuếch trương còn việc áp dụng Marketing vào việc phân tích thị trường, nghiên cứu khách hàng nhằm nâng cấp chất lượng dịch vụ còn chưa tốt. Chi nhánh cũng chưa có những biện pháp tích cực để thu hút khách hàng.

- Từ phía khách hàng

Thứ nhất: Khách hàng không có đủ điều kiện để vay vốn Ngân

hàng. Đây là khó khăn lớn nhất cản trở các doanh nghiệp trong việc vay vốn Ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tình hình tài chính chưa ổn định, chưa có đủ uy tín, không có đủ tài sản thế chấp, thiếu vốn tự có để tham gia vào dự án theo quy định của Ngân hàng.

Thứ hai: Khách hàng cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất,

kinh doanh, về tài chính không đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không kịp thời. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng.

Thứ ba: Khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Nhiều chủ doanh nghiệp không có bằng cấp chuyên môn, chủ yếu hoạt

Bounthanh KEOBOUPPHA 58 Lớp KTCT - K28

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang

động quản lý dựa trên kinh nghiệm, dẫn đến những thất thoát, thua thiệt trong kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

Thứ tư: Tỷ lệ vốn tự có của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp quốc doanh còn thấp. Trong khi tín dụng trung - dài hạn, tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp tham gia đầu tư phải đảm bảo từ 30 - 50% tổng vốn đầu tư dự án. Do không đáp ứng đủ các điều kiện vể vốn tự có, về tài sản thế chấp, về tính khả thi của dự án nên không đủ điều kiện để Ngân hàng có thể cho vay.

Thứ năm: Về môi trường pháp lý: Sự ra đời của 2 luật: Luật Ngân

hàng và Luật các tổ chức tín dụng đã tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của các NHTM, định hướng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả và đúng pháp luật. Tuy hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động của ngành Ngân hàng đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn còn chưa đầy đủ. Giữa 2 luật: Luật Ngân hàng và các luật khác có liên quan như : Luật dân sự, Luật đất đai... lại có những điểm chưa đồng bộ, khiến cho việc xử lý một việc gặp nhiều khó khăn.

Thứ sáu: Về môi trường kinh tế: sự không ổn định của môi trường kinh tế, chính trị trên thế giới đã ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước. Đặc biệt là thị trường xuất nhập khẩu, sự cắt giảm liên tục lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế.

Những phân tích về thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Lào Chi nhánh LuangPrabang trong thời gian qua cho thấy những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động tín dụng. Qua đó khẳng định được vai trò quan trọng của Chi nhánh trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế trong hoạt động tín dụng.

Bounthanh KEOBOUPPHA 59 Lớp KTCT - K28

Một phần của tài liệu Kinh tế chính trị-Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Lào Chi nhánh LuangPrabang (Trang 61 - 65)