Nhận diện và khai thác giá trị văn hóa vật thể

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa độc đáo của người dao đỏ ở yên lập vào hoạt động du lịch (Trang 25 - 28)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4.1. Nhận diện và khai thác giá trị văn hóa vật thể

Tài nguyên văn hoá vật thể trong văn hóa tộc ngƣời bao gồm các yếu tố tiêu biểu nhƣ nhà ở, trang phục, các sản vật địa phƣơng, các sản phẩm nghệ thuật.

Trang phục truyền thống

Trang phục là một yếu tố để phân biệt tộc ngƣời này với tộc ngƣời khác. Trang phục của từng dân tộc đều có ý nghĩa riêng nó gắn liền với văn hóa và có sự gắn bó nhất định. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc ngƣời. Khách du lịch khi đến một tộc ngƣời nào đó, ai cũng muốn mặc thử những bộ trang phục đặc trƣng của tộc ngƣời để chụp ảnh làm kỉ niệm.

Có nhiều dân tộc sống và lao động trong môi trƣờng nhiệt đới gió mùa, núi rừng là phổ biến, song mỗi dân tộc lại lựa chọn cho mình những màu sắc riêng biệt. Dáng, kiểu và sắc màu trang phục một mặt thể hiện tâm lí dân tộc, mặt khác phù hợp với môi trƣờng sống của con ngƣời, tộc ngƣời.

21

Trang phục của ngƣời Dao là những tác phẩm nghệ thuật rực rỡ, tinh tế, chuyển tải quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh của cộng đồng thông qua hoa văn, họa tiết thêu, in trên đó. Mỗi nhóm ngành Dao đều có trang phục riêng, đƣợc thêu dệt rất cầu kỳ. Những ngƣời mẹ, ngƣời bà dân tộc Dao thƣờng dạy cho con gái mình biết thêu thùa từ bé. Những thiếu nữ ngƣời Dao phải tự mình làm ra bộ trang phục đẹp nhất để mặc trong ngày cƣới, mùa lễ hội.

Trang phục không chỉ là đồ mặc thông thƣờng, ngày Tết lễ hội, cƣới xin mà còn mang tính thẩm mỹ độc đáo, đi sâu vào đời sống tâm linh của cộng đồng. Ngƣời dân tộc quan niệm khi chết phải mặc trang phục truyền thống thì tổ tiên mới nhận diện đƣợc con cháu, mới có thể nhận biết cội nguồn khi đã rời xa cuộc sống.

Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt nam là di sản văn hóa tồn tại từ ngàn đời thông qua quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hóa và chứa đựng những giá trị nghệ thuật, lịch sử…

Nhà ở

Nhà là một yếu tố gây đƣợc sự chú ý đầu tiên đối với du khách. Chính vì vậy mà nó trở thành một trong những yếu tố để xác định tính độc đáo của du lịch văn hóa tộc ngƣời. Ở Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những cách xây nhà ở với hình thức và tổ chức công năng khác nhau, nó đặc trƣng cho nền văn hóa, khí hậu, địa hình, thói quen canh tác, lao động sản xuất và phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, do giao thoa về văn hóa, tiếng nói, chữ viết, nên nhiều dân tộc cũng có cách tổ chức không gian nhà ở tƣơng đối giống nhau, hoặc khai thác kinh nghiệm của tộc ngƣời khác để sáng tạo không gian nhà ở cho tộc mình. Căn cứ vào hình dáng bên ngoài cũng nhƣ tổ chức công năng bên trong ngôi nhà ở, vật liệu sử dụng và kết cấu xây dựng, có thể phân thành 2 nhóm nhà chính là nhà sàn và nhà trệt.

Nhà sàn là một kiểu nhà đƣợc xây dựng trên các cột phía trên mặt đất hay mặt nƣớc. Nhà sàn bao gồm hai loại là nhà sàn dài và nhà sàn ngắn. Nhà

22

sàn dài là loại nhà sàn dài hàng trăm mét với nhiều gia đình sống. Đại diện cho nhóm các dân tộc sinh sống trong nhà sàn dài nhƣ dân tộc Ba Na, Cơ Tu, Gia Rai, Rơ Măm, Ê - Đê, Tà Ôi, Xơ Đăng. Các dân tộc này sống quần cƣ theo mỗi tộc ngƣời thành các bản làng, mỗi bản có một, hai hoặc nhiều nhà sàn dài bám chung quanh ngôi nhà rông. Nhà thƣờng có hai mái dốc, đầu hồi khum cong hình mai rùa, trên đầu đốc của mái trang trí hình cặp sừng trâu hoặc có khau cút đơn giản bằng tre hoặc gỗ. Kiến trúc ngôi nhà phỏng theo hình dáng con thuyền, hai vách của ngôi nhà dọc dựng thƣợng thách - hạ thu. Cửa ra vào mở về hai phía đầu hồi. Phía trƣớc nhà có sàn lộ thiên, trên để cối giã gạo.

Nhà sàn ngắn là loại nhà sàn dành cho gia đình một đến hai thế hệ sinh sống, gồm nhà ở dân gian truyền thống của dân tộc Thái, Mƣờng, Bru - Vân kiều, Chơ Ro, Chứt, Khơ Mú, Giáy…các tộc ngƣời thƣờng sống quần cƣ thành bản làng dọc theo các con sông, suối, trên sƣờn đồi hay một khu đất rộng bằng phẳng phần dƣới thung lũng. Nhà sàn ngắn thƣờng có ba gian hai chái hoặc bốn mái, mái hai đầu hồi khum hình mai rùa. Cửa ra vào của các dân tộc nhƣ đã nói ở trên, ở hai đầu hồi nhà, hai bên vách có cửa sổ, hai đầu đốc nhà đƣợc trang trí khau cút. Bên dƣới chăn nuôi gia súc, để cối giã gạo và dụng cụ sản xuất.

Nhà trệt là loại nhà xây dựng trên mặt đất, đại diện cho nhóm dân tộc sinh sống trong nhà trệt là dân tộc Việt, Chăm, Hoa, Hmong, Khmer…Các dân tộc sống quần cƣ thành các bản trên sƣờn núi hoặc làng đông đúc ven sông, suối.

Một dân tộc có thể có nhiều loại nhà ở, ví dụ nhà của ngƣời Dao có ba loại hình khác nhau là nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất và nhà sàn; nhà sàn của ngƣời Gia Rai có hai loại là nhà sàn dài kiểu la – yun – pa và nhà sàn nhỏ kiểu Hdrung. Cùng một loại nhà ở những những dân tộc khác nhau thì có kiến trúc nhà ở vầ cách gọi tên khác nhau. Ví dụ, cùng là nhà sàn nhƣng nhà của

23

ngƣời Co gọi là nhủ, nhà của đồng bào Lự gọi là Hƣơu; kiến trúc nhà sàn của ngƣời Co khác với kiến trúc nhà sàn của ngƣời Lự.

Cùng một loại nhà ở, cùng một dân tộc nhƣng dân tộc đó ở những vùng miền khác nhau thì cũng có những nét khác nhau về kiến trúc nhà ở. Ví dụ nhà ở của dân tộc Tày ở Cao Bằng, Lạng Sơn khác nhà ở của dân tộc Tày ở Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai.

Tuy có sự giao thoa văn hóa nhƣng mỗi dân tộc lại có một kiến trúc riêng đặc sắc, đặc trƣng cho vùng văn hóa mà dân tộc đó đang sinh sống.

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa độc đáo của người dao đỏ ở yên lập vào hoạt động du lịch (Trang 25 - 28)