Nhận diện và khai thác giá trị văn hóa phi vật thể

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa độc đáo của người dao đỏ ở yên lập vào hoạt động du lịch (Trang 28 - 34)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4.2. Nhận diện và khai thác giá trị văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số các tỉnh hết sức phong phú, đa dạng về cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số nói chung đã và đang bị mai một hoặc biến đổi. Theo thống kê cho thấy, dân tộc Tày có 57 di sản, trong đó 28 di sản đang bị mai một; dân tộc Cao Lan có 42 di sản, trong đó 18 di sản đang bị mai một; dân tộc Sán Dìu có 10 di sản, trong đó bốn di sản đang bị mai một... Hầu hết số di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một đều chƣa đƣợc lập hồ sơ. Lý do là, hiện nay, đồng bào không còn thực hành di sản, số ngƣời nắm giữ di sản văn hóa truyền thống còn ít, tài liệu lƣu giữ về các di sản không có, khiến công tác sƣu tầm gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều địa phƣơng chƣa có “sân chơi” cho đồng bào các dân tộc thiểu số giao lƣu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa của dân tộc mình. Để nhận diện các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc, chúng ta có thể nhận diện các giá trị văn hóa sau:

Phong tục tập quán

Mỗi tộc ngƣời có một phong tục tập quán, sinh hoạt và tín ngƣỡng riêng.

Du khách đến với các tộc ngƣời vùng thiểu số, rất chú ý tìm hiểu các thói quen, kiêng kị của đồng bào. Cả 54 dân tộc có biết bao nhiêu là truyền thống văn hóa rất đáng đƣợc biết đến. Những vẻ đẹp trong những bộ trang

24

phục, các loại đồ uống, thức ăn, cách thức thờ cúng, những nề nếp độc đáo trong các cuộc tang ma, cƣới hỏi...là những hiện tƣợng mang đậm ý nghĩa văn hoá truyền thống. Phong tục làm cho sắc thái văn hoá trở nên đa dạng, phong tục giúp cho ta phân biệt đƣợc cộng đồng này, dân tộc này với cộng đồng kia, dân tộc kia. Phong tục đa dạng làm cho văn hóa truyền thống thêm phong phú. Một khi xa lạ với những phong tục của cộng đồng, thì sẽ không đƣợc cộng đồng chấp nhận, sẽ bị xem là trái với văn hoá truyền thống của cộng đồng.

Những thập niên gần đây, trong bối cảnh toàn cầu hóa, biến đổi tôn giáo ở Việt Nam có tác động lớn đến phong tục, tập quán truyền thống để lại những hệ lụy cho văn hóa dân tộc.

Ở một số vùng miền núi phía Bắc, không chỉ ngôn ngữ mà một số sinh hoạt văn hoá cũng đang đứng trƣớc nguy cơ mai một, pha tạp. Tại Lạng Sơn, mặc dù làn điệu hát Then của dân tộc Tày vẫn có sức sống mạnh mẽ, nhƣng phần ca từ hiện đã bị pha tạp ngôn ngữ dân tộc Kinh. Đối vời ngƣời Nùng, trƣớc kia nam, nữ thƣờng hát Sli ở giữa phiên chợ Đồng Đăng thì nay không còn nữa. Một bộ phận thế hệ trẻ ngƣời dân tộc thiểu số giao tiếp hằng ngày bằng tiếng Kinh mà quên dần tiếng mẹ đẻ. Với các dân tộc khác ở miền Trung, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ cũng không nằm ngoài tình trạng đó…

Tín ngưỡng

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngƣỡng. Ngƣời dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngƣỡng từ rất lâu đời. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngƣỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của từng dân tộc đó.

Đối với các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngƣỡng riêng của mình. Nhƣ nhóm Tày-Thái, nhóm H’mông-Dao; nhóm Hoa-Sán, Dìu- Ngái; nhóm Chăm, Ê Đê-Gia Rai; nhóm Môn-Khơ me vẫn lƣu giữ đƣợc các tín ngƣỡng nguyên thủy, tín ngƣỡng dân gian.

25

Trong sản xuất và đời sống, ở mỗi tộc ngƣời đều có nhiều nghi lễ liên quan từ khâu chọn đất, phát nƣơng đến thu hoạch. Mỗi năm có 24 tiết từ lập xuân đến đại hàn, tiết nào cũng có những lễ cúng và sự kiêng kỵ. Ngƣời Dao Lô Gang có lễ cầu mùa đƣợc tổ chức vào đầu xuân để cầu cho dân bản yên vui, mùa màng bội thu. Còn với ngƣời Cao Lan - chiếc cối xay, cối giã chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của họ vì đó là biểu tƣợng của âm dƣơng, tƣợng trƣng cho sự sinh sôi, nảy nở và no đủ.

Tín ngƣỡng truyền thống có vai trò rất quan trọng, là yếu tố cố kết cộng đồng, duy trì đạo đức và trật tự xã hội.

Trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian là một trong những loại hình văn hóa độc đáo của kho tàng di sản văn hoá và đƣợc xem là một bộ phận của văn hóa dân tộc. Đó là sản phẩm mang tính chất vận động và tinh thần xuất phát từ lao động, sản xuất, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và đƣợc lƣu truyền bằng miệng, truyền tay, đƣợc trình diễn, thi đấu. Từ xa xƣa, cha ông ta đã sáng tạo ra trò chơi dân gian, làm nên sự đa dạng và đặc sắc của văn hóa cổ truyền dân tộc, đồng thời qua đó làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán của cƣ dân các vùng miền đất nƣớc.

Trò chơi dân gian còn là sự mô phỏng hoạt động lịch sử đã diễn ra, là phƣơng thức rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo và dẻo dai của con ngƣời. Nó không đơn thuần là trò chơi cho vui mà là sự luyện tập của cộng đồng xã hội.

Trò chơi dân gian bên cạnh việc khuyến khích rèn luyện sức khỏe, thể hiện sự khéo léo của ngƣời chơi còn góp phần nâng cao tinh thần cộng đồng, gắn kết tình làng nghĩa xóm. Cha ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi nhƣ: đánh đu, kéo co, đấu vật, đánh cờ tƣớng, hô bài chòi, làm thầy xem bói... Ðồng bào các dân tộc thiểu số cũng có các trò chơi khá phong phú nhƣ: ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo... Các cƣ dân vùng biển thì có thi bơi biển, kéo co trên cát, chạy tiếp sức trên bãi biển hay thi gánh cá…

26

Tuy nhiên trong đời sống hiện nay, khi quá trình hội nhập và phát triển, sự giao lƣu, tiếp biến văn hóa và sự ảnh hƣởng trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp của nhiều trào lƣu văn hóa mới, cùng với sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trƣờng đã dẫn tới những sự đổi thay mang tính tiêu cực của các trò chơi dân gian của các dân tộc. Trong cuộc sống hiện đại, hình thức giải trí của trẻ em và cả ngƣời lớn đều theo xu hƣớng "công nghệ hóa" nhƣ laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh... cho nên trong các làng bản dân tộc thiểu số hiện nay không còn giữ đƣợc nhiều trò chơi mang bản sắc truyền thống của dân tộc mình.

Văn nghệ dân gian

Văn nghệ là một biểu hiện độc đáo của văn hóa tộc ngƣời. Các hoạt động văn nghệ truyền thống của một tộc ngƣời luôn đƣợc du khách tán thƣởng và làm theo rất nhiệt tình, thậm chí khi du khách ra về họ còn mua những băng đĩa thu lại những bài hát, bản nhạc của tộc ngƣời đó. Đặc biệt, điệu nhảy của các tộc ngƣời dƣờng nhƣ tạo nên một sự thu hút, lôi cuốn, sôi động mạnh mẽ với du khách. Các hình thức và chƣơng trình đƣợc tiến hành đủ màu sắc rực rỡ, trang phục cổ truyền, âm nhạc và trình độ nghệ thuật càng làm tăng thêm sức hấp dẫn du khách.

Có thể kể đến điệu múa Xòe là biểu hiện nghệ thuật dân gian đặc trƣng của dân tộc Thái. Nghệ thuật xòe cổ thể hiện những gì tinh túy nhất của văn hóa tộc ngƣời và đƣợc truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành biểu trƣng cơ bản và là thành tố quan trọng trong giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc Thái.

Hay các thể loại hát Then, hát lƣợn, hát sli, các bài dân ca nhƣ lƣợn, phong slƣ, phuối, rọi, vén eng...của ngƣời Tày.

Lễ hội

Từ xa xƣa nhân dân ta đã tổ chức lễ hội, đó là nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu. Hiện nay cả nƣớc ta có 7.966 lễ hội, trong đó lễ hội dân gian chiếm 88%, phần lớn do cấp xã quản lý. Mỗi dân tộc có lễ hội riêng của mình gắn với phong tục, tập quán, tín ngƣỡng và lao động sản xuất.

27

Hằng năm, các hộ gia đình trong thôn, bản có lễ hội đều phân chia mỗi ngƣời đóng góp một ít kinh phí, lƣơng thực, thực phẩm tham gia. Ở vùng ngƣời Mông, mỗi hộ gia đình mang cơm và thức ăn, rƣợu đến lễ hội, có nơi đóng tiền cả làng mua chung một con lợn làm lễ hội. Lễ hội ở miền núi không tốn kém về kinh phí, đồng thời cũng không tốn kém về thời gian, mỗi lễ hội chỉ tổ chức từ một đến ba ngày vào thời điểm nông nhàn.

Ðã có nhiều lễ hội tiêu biểu của các dân tộc thiểu số đặc sắc, giàu sức sống, thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn và du khách thập phƣơng nhƣ các lễ hội: Gầu tào (dân tộc Mƣờng), Lồng Tồng (dân tộc Tày), Nhảy lửa (dân tộc Pà Thẻn), Xên Bản, Xên Mƣờng (dân tộc Thái), Oóc Om Bok (dân tộc Khmer Nam Bộ), lễ hội cồng chiêng các dân tộc ở Tây Nguyên...

Trong truyền thống, các lễ hội dân gian là tâm điểm của sinh hoạt cộng đồng, khắc họa đậm nét ƣớc vọng chinh phục thiên nhiên, về đức tin của họ đối với các “thế lực” thần thánh, về khát vọng “mƣa thuận gió hòa”, bản làng yên vui, con ngƣời khỏe mạnh, vạn vật sinh sôi…đƣợc thể hiện đậm nét trong các lễ hội: lễ hội Lông tông, lễ giải hạn, lễ cúng rƣợu, lễ cúng cốm (dân tộc Tày), lễ cấp sắc (dân tộc Dao, Sán Dìu, Pà Thẻn…), lễ hội đình làng Giếng Thanh, đình Minh Cầm (dân tộc Cao Lan)… Trong những năm gần đây, một số lễ hội truyền thống đã đƣợc phục hồi, hoặc đƣợc “sân khấu hóa” đƣa ra biểu diễn phục vụ nhân dân, từng bƣớc phát huy tác dụng, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Ẩm thực

Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Đối với nhiều dân tộc thiểu số, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Các món ăn truyền thống của dân tộc thiểu số rất đa dạng và phong phú, mỗi món ăn lại thể hiện nét văn hóa ẩm thực độc đáo và đặc trƣng riêng biệt của từng dân tộc nhƣ:

28

Dân tộc Thái thƣờng sống ở ven sông, suối nên họ không những giỏi chài lƣới đánh cá, mà còn giỏi nuôi thả cá. Do đó, cá là món ăn phổ biến của dân tộc Thái, đặc biệt là trong những dịp lễ tết món cá Pa Pỉnh Tộp là món ăn độc đáo, thƣờng đƣợc ngƣời dân tộc Thái làm để đãi khách quý.

Ngƣời dân Ê Đê Tây Nguyên rất nổi tiếng với món măng nƣớng xào “vênh” bò. Đặc biệt họ chỉ thiết đãi món này với các vị khách quý.

Đặc sản của đồng bào Chơro chính là món trộn ong vò vẽ với măng. Các món ăn truyền thống tƣợng trƣng cho cuộc sống thƣờng ngày của ngƣời Chơro có sự hài hòa giữa đất trời, rừng núi.

Bởi thế, giữa muôn món ăn của thời hiện đại, ẩm thực truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn có chỗ đứng riêng, đƣợc cộng đồng đón nhận.

Lao động sản xuất

Các dân tộc thiếu số sinh sống chủ yếu ở miền núi, sống xen kẽ, không dân tộc nào có vùng lãnh thổ riêng, tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cƣờng hiểu biết, đoàn kết, tƣơng trợ lẫn nhau cùng phát triển. Bên cạnh đó, nền kinh tế nông nghiệp còn mang nặng tính tự nhiên, tự túc, tự cấp với sức sản xuất thấp, nhiều nơi sản xuất hàng hóa chƣa phát triển, một số dân tộc còn sử dụng phƣơng thức canh tác đơn giản nhƣ:

Ngƣời Khơ Mú cƣ trú ở vùng rừng núi cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là canh tác nƣơng rẫy, du canh du cƣ, nên còn đƣợc gọi là “ngƣời Xá ăn lửa” để chỉ việc đốt nƣơng, làm rẫy đã trở thành tập quán sản xuất của ngƣời Khơ Mú.

Ngƣời Mông chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa trên nƣơng rẫy, các loại cây trồng chủ yếu ngoài cây lúa còn có một số loại cây nhƣ sắn, ngô, khoai, đậu tƣơng, mì...dân tộc Mông chăn nuôi chỉ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Ngƣời Dao canh tác phổ biến trên nƣơng, rẫy, thổ canh hốc đá, ruộng là những hình thức chính. Tùy từng nhóm, từng vùng mà hình thức canh tác này hay khác nổi trội nhƣ: Ngƣời Dao Quần Trắng, Dao Áo Dài chuyện làm

29

ruộng nƣớc. Phần lớn các nhóm Dao khác làm nƣơng du canh hay định canh. Cây lƣơng thực chính là lúa, ngô và các loại rau màu khác. Nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền có nghề làm giấy bản, giấy bản dùng để chép sách cứng, sách truyện, sách hát hay dùng cho các lễ cúng nhƣ viết sớ, tiền ma…

Y học dân gian: Các dân tộc thiểu số đã tích lũy đƣợc nhiều vốn y học

cổ truyền quý giá. Các vị thuốc chủ yếu hái lƣợm ở rừng, ít khi trồng sẵn. Có loại lấy rễ, có loại lấy lá hoặc vỏ, cũng có loại lấy quả hoặc hoa... Có vị thuốc sắc uống để chữa bệnh đƣờng ruột, đau xƣơng...; có vị giã nhỏ để rịt hoặc bó nhƣ chữa gẫy xƣơng, vết thƣơng nhỏ...; có vị đem đun lấy nƣớc tắm gội, rửa nhƣ các bệnh ngứa, lở loét, phù thũng... Nhìn chung có thể chia làm ba loại thuốc chính: thuốc bổ, thuốc trị bệnh và thuốc độc giết hại thú rừng.

1.5. Bài học kinh nghiệm về khai thác giá trị văn hóa tộc ngƣời phục vụ phát triển du lịch ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa độc đáo của người dao đỏ ở yên lập vào hoạt động du lịch (Trang 28 - 34)