5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2. Giá trị văn hoá phi vật thể
2.2.1.2. Phong tục tang ma
Đối với ngƣời Dao Đỏ, khi trong nhà có ngƣời mất, mọi ngƣời không đƣợc khóc ngay. Tang chủ phải đeo dao, buộc dây ngang thắt lƣng, đem hai gói muối, một chai rƣợu và vàng hƣơng tới đặt trƣớc cửa nhà thầy tào lạy 3 lạy. Thầy tào nhận lễ, đem cúng trƣớc bàn thờ, sau đó tang chủ mời thầy tào về nhà cầm đầu ma, rồi mới báo cho ngƣời thân, làng xóm biết. Đồng bào rất tránh khâm liệm ngƣời chết vào đúng giờ sinh của ngƣời khác trong gia đình vì sợ hồn của ngƣời chết sẽ bắt hồn của ngƣời sống đi cùng.
41
Đồng bào cho rằng khi ông bà, cha mẹ chết, linh hồn sang bên kia thế giới (diềm kên) quê hƣơng chính là Dƣơng Châu - Trung Quốc. Mặc dù vậy, linh hồn ấy tức tổ tiên vẫn có mối liên hệ với con cháu nghĩa là những ngƣời sống ở trần gian (giàng kên). Tổ tiên về thăm con cháu thƣờng vào mùng một, ngày rằm hay các dịp lễ tết. Vì vậy con cháu phải có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên và cung cấp những thứ đƣợc coi là cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của ngƣời đã khuất. Ngƣời Dao Đỏ tin rằng, thế giới bên kia của ngƣời chết cũng là một nơi rất đông vui, có ngƣời cai quản những ngƣời chết là Diêm Vƣơng.
Cuộc sống của con ngƣời nơi trần gian nhƣ thế nào thì sang thế giới bên kia cũng vậy. Ngƣời chết vẫn phải làm ăn, sinh sống nhƣ khi chƣa chết, họ cũng cho rằng ngƣời chết khi có tội thì linh hồn sẽ bị đày đọa ở âm phủ chẳng sung sƣớng gì, nếu ma nào làm trái lệnh thì bị xử phạt khiến cho linh hồn đau đớn khổ sở. Thế giới của ngƣời chết rất xa thế giới hiện tại, phải qua nhiều chặng có quân lính canh gác nên phải có ngƣời dẫn đi vào bảo ban cách ăn ở. Cho nên ngƣời nhà chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho ngƣời chết mang theo sang thế giới của mình.
Quan niệm về hồn xuất phát từ quan niệm, tất cả mọi vật đều có linh hồn. Ngƣời Dao Đỏ cho rằng trong mỗi con ngƣời đều có hồn (vần), con ngƣời ngoài linh hồn còn có thể xác. Hồn là phần nhẹ hơn, vô hình không nhìn thấy, có dạng nhƣ cái bóng của vật sống nó tồn tại bên trong thể xác. Ngƣời Dao Đỏ cũng giải thích rằng đứa trẻ sinh ra chỉ khi nào cất tiếng khóc chào đời mới có hồn.
Trong cơ thể con ngƣời, linh hồn là trung tâm và là yếu tố quyết định sự sống cũng nhƣ mọi hoạt động của con ngƣời. Đồng bào cho rằng trong mỗi ngƣời có ba hồn: Hồn thứ nhất - hồn chính nằm ở đỉnh đầu chỗ xoáy tóc, hồn thứ hai nằm ở cánh tay, hồn thứ ba nằm ở hai chân. Nam và nữ có có số hồn bằng nhau. Khi tất cả các hồn đều có mặt đầy đủ trong thân thể ngƣời ta thì con ngƣời đƣợc khỏe mạnh. Nếu chỗ nào trong thân thể ngƣời ta bị đau thì có nghĩa là hồn ở nơi ấy đã tạm thời rời bỏ thân thể một thời gian. Do hồn là
42
phần nhẹ nên nếu ngƣời gặp các trƣờng hợp hoảng sợ, bị cơn sốc mạnh, làm việc quá sức... hồn sẽ bay ra khỏi thực thể làm cho con ngƣời bị ốm đau. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy ngƣời ta tổ chức cúng để gọi hồn về, nếu cúng mãi mà hồn vẫn không quay trở về thì cái chết có thể sẽ sảy ra đối với ngƣời bệnh.
Nghi lễ cúng gọi hồn đƣợc ngƣời Dao Đỏ gọi là cúng giải hạn (chá chiều). Đồng bào quan niệm con ngƣời khi chết hồn biến thành ma (miến), hình dáng nó chẳng khác gì ngƣời chết. Nhƣng chỉ có ma ngƣời lớn mới có khả năng tác động vào ngƣời và vật ở trần gian. Còn ma trẻ con chỉ có thể làm cho ngƣời khác sợ nhƣ tự nhiên nghe tiếng khóc, tiếng cƣời, ... Ngƣời Dao cho rằng khi ngủ say thì hồn lìa khỏi thân thể để đi chơi sang thế giới khác làm cho ngƣời ngủ nằm mơ (bấy puột) thấy điều này điều kia. Nếu hồn lang thang đi mãi quên đƣờng về thì ngƣời ta cứ chìm sâu trong giấc mơ. Do đó mới sinh ra việc giải mã giấc mơ nhƣng phải đoán ngƣợc lại vì thế giới của ma và thế giới của chúng ta luôn trái ngƣợc nhau. Ví du: mơ thấy đám ma cho bố mẹ là điềm tốt, tức là bố mẹ sẽ khỏe và sống lâu, mơ thấy mình vui cƣời ắt sẽ phải gặp chuyện buồn phiền, mơ thấy khóc tức là sắp có điềm vui,…
2.2.1.3. Nghi lễ vòng đời người Nghi lễ liên quan đến sinh đẻ
Khi thai phụ đƣợc khoảng 5 – 6 tháng, gia đình tổ chức lễ cúng thông báo với tổ tiên có ngƣời mang thai, cầu xin tổ tiên phù hộ cho mẹ tròn, con vuông và hứa sau khi sinh sẽ trả lễ bằng một con lợn. Trong quá trình sinh nở, nếu sản phụ khó sinh, ngƣời Dao Đỏ cũng mời thầy đến cúng và làm một số bùa phép giúp việc sinh nở đƣợc thuận lợi. Khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi đứa trẻ ra đời, gia đình làm lễ cúng trả ơn tổ tiên (ca chuổng cha phin) và thông báo có thêm nhân khẩu. Lễ vật có thủ lợn, gà, rƣợu, hƣơng, tiền vàng. Khi đứa trẻ đƣợc tròn tháng, gia đình tổ chức lễ cúng mụ (xíp pèng miên) cầu mong ma mụ phù hộ, không làm đứa trẻ quấy khóc. Đây cũng là thời điểm sản phụ hết cữ và trở lại với công việc thƣờng ngày.
43
Trong xã hội - gia đình, ngƣời Dao Đỏ ở huyện Yên Lập vẫn duy trì tục làm lễ cấp sắc - Lễ đặt tên thánh sƣ (tên âm) cho con trai ngƣời Dao đến tuổi trƣởng thành. Lễ cấp sắc (còn gọi là lễ lập tỉnh, lễ chẩu đàng). Tiếng Dao gọi là “Quá tăng”, “Tẩu sai” hay là “Phùn voòng” dịch sang tiếng Việt là cấp đèn.
Lễ cấp sắc của ngƣời Dao Đỏ ở, huyện Yên Lập đƣợc tổ chức vào tháng 11, 12 hoặc tháng 1, 2 (âm lịch) hàng năm; đƣợc tổ chức tại gia đình ngƣời đƣợc cấp sắc, mời dân làng đến giúp hành lễ và mở hội cho cộng đồng ngay tại nhà mình. Cấp sắc không chỉ là một tục lệ rất phổ biến mà còn là bắt buộc đối với tất cả mọi đàn ông ngƣời Dao Đỏ. Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong tín ngƣỡng vòng đời của ngƣời Dao Đỏ.
Đối với dân tộc Dao Đỏ, ngƣời nào đƣợc cấp sắc thì mới có thể làm nghề cúng bái là điều mà ngƣời Dao rất quan tâm. Ngƣời nào đƣợc cấp sắc sau này chết, hồn mới đƣợc về đoàn tụ với tổ tiên. Cấp sắc cũng còn có nghĩa là lễ “khai sinh” hay lễ nhận lấy tên của thánh thần ban định cho, cho nên những bản cấp sắc còn có ý nghĩa nhƣ là một “giấy thông hành” để sau khi chết có thể về ngay thế giới bên kia mà không phải qua kiếp bị đoạ đầy ở âm phủ. Ngƣời nào đƣợc cấp sắc mới đƣợc xã hội coi là ngƣời lớn, ngƣời chƣa đƣợc cấp sắc dù tuổi có già cả nhƣ thế nào đi nữa vẫn bị coi là trẻ con, và khi chết thì hồn chỉ đƣợc đƣa về đến động Đào - hoa Đào - hoa Lâm - châu, không thể đƣa về Dƣơng Châu đƣợc.
Đồng bào Dao Đỏ có lòng tin sâu sắc rằng đƣợc cấp sắc thì làm ăn mới đƣợc may mắn, sinh hoạt mọi mặt mới đƣợc thuận lợi, dòng họ dân tộc mới phát triển. Vì thế, dù tốn kém nhƣ thế nào ngƣời Dao Đỏ cũng tổ chức bằng đƣợc nghi lễ này.
- Kiêng kỵ: Trong những ngày hành lễ, ngƣời đến dự rất đông, nhƣng từ gia chủ cho đến khách khứa đều tuân thủ những điều cấm: Cấm sát sinh, đánh đấm, chửi mắng, cằn nhằn, ồn ào, nói to.
44
Nội dung chính buổi lễ cấp sắc “Quá tăng” tiến hành theo trình tự sau đây: Chọn đƣợc ngày tốt, ngƣời ta bắt đầu làm lễ cấp sắc. Khi làm lễ cấp sắc, hai gian nhà giữa trở thành đại đƣờng. Các thầy cúng, trƣớc hết phải lập đàn, tẩy uế, đánh 4 hồi trống để thỉnh các thánh thần và gia tiên đến dự lễ, sau đó làm lễ “Thả tranh” (tức treo 2 bộ tranh Tam Thanh lớn và Tam Thanh nhỏ) và báo cáo lý do buổi lễ cho các thần thánh biết.
* Lễ trình diện: Hai thầy chính và ngƣời thụ lễ cấp sắc quỳ trƣớc bàn thờ Tam Thanh và bắt đầu hành lễ. Một thầy chính một tay cầm chuông rung theo nhịp nhảy múa, một tay cầm thanh kiếm và miếng gỗ hƣơng nhảy múa vài vòng xung quanh những ngƣời trƣớc bàn thờ, rồi trao thanh kiếm và miếng hƣơng cho những ngƣời thụ sắc. Ngƣời thụ sắc nâng thanh kiếm và miếng hƣơng bằng cả hai tay nhảy vài vòng quanh lễ đƣờng, rồi quỳ xuống trƣớc bàn thờ. Lần lƣợt các ngƣời thụ sắc làm nhƣ vậy, mỗi ngƣời tới 7 lần. Trong lễ trình diện, thầy cả đọc sớ kể lai lịch của những ngƣời đƣợc cấp sắc (kể rõ họ tên, tuổi, con cháu của ai, quê quán...), đồng thời kính cáo trƣớc Tam Thanh Đƣờng về lai lịch, cấp bậc, nhiệm vụ của các thầy chính lễ cùng các phụ lễ, giúp việc.
* Lễ cấp tinh (Lễ lên đèn): Ngƣời đƣợc cấp sắc ngồi trên chiếc chiếu trải sẵn trƣớc bàn thờ tổ tiên và đàn cúng. Ông thầy cả và thầy 2 bắt đầu làm phép, sau đó thầy cả đặt đèn thứ nhất lên đỉnh đầu ngƣời đƣợc cấp sắc, thầy hai và bố đẻ đặt đèn thứ hai và thứ 3 lên hai vai ngƣời đƣợc cấp sắc. Có nơi, khi làm lễ cấp tinh (lên đèn) ngƣời đƣợc cấp sắc quỳ trƣớc đàn cúng, 2 tay giữ một chiếc giá hình chữ thập. Thầy cả, thầy hai và bố đẻ của ngƣời đƣợc cấp sắc đặt đèn lên chiếc giá ấy (tƣơng ứng với đỉnh đầu và hai vai). Sau đó thầy cả làm phép, thầy hai đọc các bản sắc và những điều thề nguyện và những điều răn. (Chính vì thế mà gọi là tục cấp sắc). Trong bản sắc có ghi rõ họ tên, tuổi ngƣời đƣợc cấp sắc, ngày và nơi cấp sắc, do ai cấp sắc cho. Những bản sắc viết thành 2 bản, 1 bản ngƣời đƣợc cấp sắc giữ, 1 bản đốt sau
45
khi đọc xong. Khi ngƣời đƣợc cấp sắc chết, thì ngƣời ta đốt bản cấp sắc còn lại làm giấy thông hành sang bên kia thế giới.
* Lễ hạ đèn và giao quân: Sau khi răn dạy và làm lễ thề nguyện cho ngƣời đƣợc cấp sắc, các thầy tào bắt đầu làm lễ giao quân. Ngƣời phụ lễ hạ đèn, đặt lại trên bàn thờ Tam Thanh. Ngƣời thụ lễ vẫn ngồi trên ghế. Ngƣời ta lấy tấm vải trắng trƣớc khi vào lễ cấp sắc các thầy đã làm phép, thầy cả giữ một đầu, ngƣời đƣợc cấp sắc giữ đầu kia, ngƣời ta bỏ một ít gạo và vài hào bạc trắng lên trên tấm vải. Thầy hai làm phép, dùng gậy “Tầm xích” nâng tấm vải lên làm những hạt gạo và những hào bạc dồn về hai đầu của tấm vải, tức dồn về phía thầy cả và ngƣời đƣợc cấp sắc, và lấy kéo cắt đôi tấm vải, đó gọi là lễ cấp âm binh. Ngƣời cấp sắc giữ lấy nửa tấm vải cùng với những hào bạc ấy, còn thầy cả giữ nửa tấm vải kia để làm mũ hoặc quần áo tặng cho (ban cho) những ngƣời đƣợc cấp sắc trong những dịp khác.
* Lễ qua cầu: Các thầy tào lấy 7 đồng bạc trắng xếp thành một hàng trƣớc bàn thờ tổ tiên và đàn cúng. Thầy cả dắt ngƣời đƣợc cấp sắc vừa đi vừa khấn qua 7 đồng tiền tƣợng trƣng cho chiếc cầu ma nối liền hai thế giới âm và dƣơng. Lễ qua cầu này có ý nghĩa là hƣớng dẫn cho ngƣời đƣợc cấp sắc biết đƣợc đƣờng sang bên âm để sau này có cúng bái thì biết đƣợc đƣờng sang bên ấy để cầu viện sự giúp đỡ của thần thánh.
* Lễ đặt tên: Lễ sau cùng là lễ đặt tên cho ngƣời đƣợc cấp sắc. Thầy tào viết tên định đặt cho ngƣời đƣợc cấp sắc vào một tờ giấy rồi đặt vào đàn cúng, sau đó cúng và xin âm dƣơng. Nếu đƣợc quẻ thuận, tên đó coi nhƣ đƣợc thần thánh công nhận. Nếu không thuận phải xin tên khác, chừng nào quẻ thuận mới thôi. Từ đó, ngƣời đƣợc cấp sắc trở thành môn đệ của nghề cúng bái và có quyền đi cúng.
Sau nghi lễ cuối cùng này, gia chủ mở tiệc cơm rƣợu khoản đãi mọi ngƣời trong nhà, hàng xóm, họ hàng thân cận giúp đỡ trong những ngày lễ vừa qua. Đó cũng là sự tạ ơn đầy tình nghĩa họ hàng, anh em, xóm giềng. Sau lễ “Quá tăng”, các lễ cấp sắc khác nhằm “Thăng chức”, tức là “Tăng số đèn,
46
số âm binh” cho những thầy cúng ở bậc cao hơn, có những nghi lễ phức tạp hơn nhiều. Ví dụ, lễ tăng 7 đèn và tăng 72 binh mã “Thất tinh”, ngoài những bƣớc chuẩn bị, những công việc mở đầu cho buổi lễ nhƣ khi cấp sắc hoặc khi làm những nghi lễ lớn, còn có những nghi lễ sau đây:
*Lễ lên đèn: Ngƣời đƣợc tăng 7 đèn ngồi trƣớc đàn cúng và bàn thờ tổ tiên theo kiểu “chống chổi”. Bảy thầy tào, mỗi ngƣời đặt một đèn lên ngƣời đƣợc “thăng cấp”. Ông thầy chủ đám đặt đèn lên đầu, các thầy khác lần lƣợt đặt lên hai vai, hai đầu gối (hay đặt lên hai mu bàn chân) và lên hai mu bàn tay.
- Lễ ban mũ: Lễ ban mũ thầy cúng có thêu hình ba thánh là Tam thanh hay Tam bảo cho ngƣời đƣợc cấp thất tinh.
- Lễ trình diện Ngọc Hoàng: Sau khi lèm lễ lên đèn, ngƣời ta dựng một chiếc sàn cao độ 2, 3 mét ở ngoài sân và bắc một thang Dao lên sàn. Thầy chủ đám và thầy hai dẫn ngƣời đƣợc cấp thất tinh lên sàn qua thang Dao. Thầy hai lấy tù và thổi 3 hồi gọi là để thỉnh Ngọc Hoàng xuống chứng giám. Trong lúc đó ngƣời đƣợc cấp thất tinh nằm sấp trên sàn, thày chủ đám và thầy hai đứng hai bên ngƣời đƣợc cấp thất tinh và kể lai lịch của ngƣời đƣợc cấp thất tinh, và sau đó hai thầy tào xin Ngọc Hoàng trao ấn cho ngƣời ấy. Đồng thời 5 ông thầy nữa lên sàn cúng cùng với thầy cả và thầy hai nhẩy múa xung quanh ngƣời đƣợc cấp thất tinh gọi là làm lễ trao ấn, (trên ấn có khắc mấy chữ: Thái thƣợng Lão quân. ấn này đƣợc gói kỹ trong một chiếc khăn đỏ). Ngƣời đƣợc cấp thất tinh còn phải qua một “thử thách” nữa là phải ngã lăn xuống sàn để tỏ lòng dũng cảm”. (Thật ra ở dƣới sàn ngƣời ta đã để sẵn một đống rạ, hay dăng lƣới đan bằng dây rừng để đỡ ngƣời đƣợc cấp thất tinh).
- Lễ tơ hồng: Khi tất cả mọi ngƣời đã vào nhà, ngƣời đƣợc tăng 7 đèn (đƣợc cấp thất tinh) vẫn phải đừng ở ngoài cửa chờ ngƣời vợ của mình đi ra để làm lễ “Tơ hồng”, tức là để thần thánh công nhận đó là hai vợ chồng, sau này có “về bên âm” hai vợ chồng mới đƣợc sống vĩnh viễn với nhau. Hai vợ chồng đứng cạnh nhau, các thày tào lấy một băng dây vải đỏ vắt qua vai hai
47
ngƣời và đọc một bài cúng đã viết sẵn. Bài cúng này đƣợc viết thành hai bản (gửi cho thần thánh) sau khi đọc, một bản hai vợ chồng giữ, ngƣời nào chết sau sẽ mang theo về bên âm tìm ngƣời đã “đi về” trƣớc để đƣợc vĩnh viễn sống với nhau ở thế giới âm hồn.
- Lễ thăm Thiên đình: Là lễ đƣa hồn ngƣời đƣợc cấp Thất tinh lên thăm Thiên đình (tức chỗ ở của Ngọc Hoàng thƣợng đế và các thần thánh hầu cận của Ngọc Hoàng). Ngƣời ta trải một chiếc chiếu trƣớc đàn cúng, có rơm đệm, đặt vào đó một chiếc lồng con trong đó có 7 chiếc chén và một ít giấy (tiền ma) để đốt. Thầy chủ đám dẫn ngƣời đƣợc cấp Thất tinh đứng vào giữa chiếu. Trống, thanh la, não, bạt, kèn...nổi lên, bảy ông thầy tào xúm lại đu ngƣời đƣợc cấp Thất tinh cho đến khi anh ta bị ngất, lúc ấy ngƣời ta cho rằng hồn của ngƣời đƣợc cấp Thất tinh đã bắt đầu bay lên thiên đình. Bảy ông thầy tào đặt ngƣời đƣợc cấp Thất tinh nằm sấp trƣớc bàn thờ tổ tiên và đàn cúng, gối đầu lên chiếc lồng đã đặt sẵn ở đấy. Sau đó, ông thầy chủ đám mang quyển sách "Quá tang slâu" (sách cấp sắc) ra đọc. Đọc xong quyển sách ấy cả 7 thầy tào nhảy múa xung quanh ngƣời đƣợc cấp Thất tinh đang “mê man”