Bài học kinh nghiệm về khai thác giá trị văn hóa tộc ngƣời phục vụ phát

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa độc đáo của người dao đỏ ở yên lập vào hoạt động du lịch (Trang 34 - 38)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.5. Bài học kinh nghiệm về khai thác giá trị văn hóa tộc ngƣời phục vụ phát

1.5.1. Kinh nghiệm khai thác văn hóa tộc người Thái ở Mường Lò ở tỉnh Yên Bái phục vụ du lịch

Mƣờng Lò, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái là một trong bốn cánh đồng lớn của Tây Bắc. Cánh đồng này thuộc phía tây của tỉnh Yên Bái. Đây là nơi tập trung phần lớn số lƣợng ngƣời Thái ở Mƣờng Lò của tỉnh Yên Bái. Vì thế, ngƣời Mƣờng Lò vẫn giữ đƣợc nét văn hóa cơ bản của dân tộc mình và bảo tồn chúng trong những nếp nhà sàn, trong từng thiết chế thôn bản và đời sống cộng đồng. Ngƣời Thái sống quây quần thành bản làng, ở nhà sàn, có bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà thể hiện rõ nét trong trang phục, lễ hội, ẩm thực,...

Về văn hóa phi vật thể, đến nay ngƣời Thái ở Mƣờng Lò vẫn duy trì các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc mình nhƣ: Hội Hạn Khuống, Nghệ thuật múa Xòe và nghệ thuật múa xòe Thái đã đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tỉnh đã tích cực phát triển nhiều loại hình du lịch nhƣ tổ chức thành công các hoạt động văn hóa, du lịch, lễ hội theo kế hoạch, đặc biệt là Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Mƣờng Lò ... thu hút hàng nghìn du khách tham gia trải

30

nghiệm. Đây là cú hích quan trọng để Mƣờng Lò hƣớng tới mục tiêu xây dựng thị xã văn hóa du lịch vào năm 2020, đƣa du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại thu nhập cho ngƣời dân.

Lƣợng khách thƣờng đến du lịch Mƣờng Lò vào các dịp đầu năm và cuối năm vì thời gian này ngƣời Thái ở Mƣờng Lò hay tổ chức các lễ hội văn hóa nhƣ là: biểu diễn đƣờng phố; Hội chợ Du lịch và Ấm thực Tây Bắc (nằm trong khuôn khổ chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch 08 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2019); Festival dù lƣợn “Bay trên mùa vàng”; Triển lãm ảnh nghệ thuật "Đất và Ngƣời Yên Bái"; Lễ hội Cốm Tú Lệ; Lễ tôn vinh cây chè tổ và không gian tiệm trà Suối Giàng; Chợ phiên Mù Cang Chải; Du lịch mạo hiểm Chinh phục đỉnh Tà Xùa, Tà Chì Nhù và thác Háng Tề Chơ; Du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái nƣớc nóng và du lịch cộng đồng... Có đƣợc kết quả trên là do từ đầu năm đến nay.

Hệ thống các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng chất lƣợng cao tiếp tục đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, mở rộng. Hiện nay thị xã có tổng 135 nhà hàng, dịch vụ ăn uống trong đó có 30 khách sạn nhà nghỉ với trên 350 phòng. Năm 2018 có thêm một nhà hàng cao cấp, một nhà nghỉ và một khu nghỉ dƣỡng chất lƣợng cao đi vào hoạt động. Bên cạnh việc chú trọng đầu tƣ phát triển hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn để phát triển du lịch. Thị xã Nghĩa Lộ cũng đặc biệt quan tâm đến hoạt động du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện, khuyến khích, đầu tƣ, hỗ trợ các hộ, nhóm hộ tại các xã nhƣ: Xã Nghĩa An, xã Nghĩa Lợi đầu tƣ phát triển du lịch cộng đồng. Đến nay toàn thị xã có 15 hộ du lịch cộng đồng hoạt động hiệu quả. Chất lƣợng dịch vụ ngày càng đƣợc nâng lên nhờ sự đầu tƣ về cơ sở vật chất, đổi mới nâng cao chất lƣợng phục vụ đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân trên địa bàn và du khách.

1.5.2. Phát triển du lịch từ văn hóa tộc người Chăm ở Ninh Thuận

Ninh Thuận là tỉnh có đông ngƣời Chăm sinh sống nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Vì thế, văn hóa Chăm ở đây khá đậm đặc, thể

31

hiện qua chữ viết, trang phục, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm. Nghệ thuật dân ca và múa Chăm đã trở thành di sản của văn hóa Việt Nam. Đến nay, ngƣời Chăm vẫn giữ các nghi lễ nhƣ: lễ Katê, lễ Rija Nƣgar, lễ Rija Praung, lễ khai mƣơng, lễ xuống gặt, lễ mừng cơm mới... Không gian văn hóa Chăm có sức lôi cuốn đặc biệt, từ phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ, đến những nghi lễ, tín ngƣỡng cùng nhiều nghệ thuật dân gian truyền thống khác.

Về văn hóa phi vật thể, ngƣời Chăm ở Ninh Thuận có hơn 100 lễ hội diễn ra quanh năm và vẫn đang đƣợc bảo tồn nhờ ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của chính cƣ dân bản địa. Bên cạnh đó, theo thống kê có khoảng 17.000 bài viết, đầu sách nghiên cứu về văn hóa Chăm ở các lĩnh vực nhƣ nhân học, sử học, diễn xƣớng dân gian, các lễ hội... đã đƣợc sƣu tầm, nghiên cứu. Tỉnh cũng đã có chủ trƣơng bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống, kết hợp khai thác tiềm năng du lịch làng nghề, khi phê duyệt đề án Chiến lƣợc marketing gốm mỹ nghệ Bàu Trúc giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Hiện làng nghề Bàu Trúc cùng nghệ thuật làm gốm của ngƣời Chăm đang đƣợc làm hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Từ tiềm năng sẵn có, Ninh Thuận đã xây dựng nhiều chƣơng trình du lịch gắn liền với không gian văn hóa Chăm, trong đó có loại hình du lịch homestay. Khách cùng ăn, ở, sinh hoạt với ngƣời địa phƣơng, đắm mình trong các chƣơng trình ca múa dân gian, nhạc kịch truyền thống lâu đời của ngƣời Chăm, trải nghiệm cách dệt thổ cẩm (Mỹ Nghiệp) và làm gốm (Bàu Trúc) bằng phƣơng pháp thủ công... Loại hình du lịch này đƣợc khách du lịch, đặc biệt là khách nƣớc ngoài yêu thích. Ngoài ra, tỉnh còn phối hợp với các tỉnh, thành phố ở miền Trung có di sản văn hóa Chăm nhƣ Bình Định, Nha Trang..., xây dựng các chƣơng trình du lịch về thăm làng Chăm, tham gia các lễ hội theo mùa...; kết hợp du lịch văn hóa Chăm với các loại hình du lịch khác nhằm đƣa du lịch văn hóa Chăm trở thành một mắt xích quan trọng trong các sản phẩm du lịch ở Ninh Thuận.

32

Xác định sự đón tiếp niềm nở, thái độ hiếu khách, phục vụ tận tình của ngƣời địa phƣơng sẽ tạo ra ấn tƣợng tốt đẹp trong lòng khách tham quan, Ninh Thuận đang xây dựng chƣơng trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, bảo tồn, hƣớng dẫn viên có chuyên môn sâu và đam mê văn hóa Chăm, thông thạo ngoại ngữ. Ngoài ra, tỉnh cũng đẩy mạnh nghiên cứu cung và cầu du lịch đối với văn hóa Chăm, nhằm tạo ra các sản phẩm độc đáo, đa dạng và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng một này, tác giả tổng kết các cơ sở lí luận, các khái niệm về văn hóa, văn hóa tộc ngƣời, du lịch văn hóa và các quan điểm bảo tồn, phát huy và khai thác. Đồng thời, tác giả đƣa ra đặc điểm nhận diện của văn hóa tộc ngƣời và những bài học về khai thác giá trị văn hóa tộc ngƣời phát triển du lịch của cộng đồng địa phƣơng trong quá trình bảo tồn. Từ hệ thống cơ sở lí luận, các khái niệm và các quan điểm đó đã tạo tiền đề cho tác giả nghiên cứu, khảo sát các vấn đề liên quan đến bảo tồn các giá trị văn hóa độc đáo của ngƣời Dao Đỏ ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

33

CHƢƠNG 2. GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ĐỘC ĐÁO NGƢỜI DAO ĐỎ HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

Theo kết quả nghiên cứu của Đề án “Sưu tầm kiểm kê kho sách cổ người Dao” do Tiến sĩ Trần Hữu Sơn chủ biên: Ngƣời Dao có nguồn gốc xa xƣa ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) gồm 7 nhóm. Để đến đƣợc đất Việt, sống ở vùng núi nhƣ ngày nay, ngƣời Dao đã phải trải qua cuộc hành trình vƣợt biển, vƣợt núi, vƣợt sông muôn phần gian khổ. Điều này phản ánh rõ trong nhiều phong tục, nghi lể của ngƣời Dao và đƣợc ghi lại rất tỉ mỉ trong sách cổ. Ngƣời Dao có rất nhiều những nét đặc sắc về cả phong tục tập quán và những nghi lễ nhƣng trong khóa luận này em chủ yếu tìm hiểu kĩ để đƣa ra những nhận xét của mình về ngƣời Dao Đỏ, từ đó cho thấy sự so sánh giữa ngƣời thuộc nhóm Dao Đỏ với những ngƣời thuộc các nhóm Dao khác.

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa độc đáo của người dao đỏ ở yên lập vào hoạt động du lịch (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)