Y học dân gian

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa độc đáo của người dao đỏ ở yên lập vào hoạt động du lịch (Trang 72 - 79)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2. Giá trị văn hoá phi vật thể

2.2.7. Y học dân gian

Từ xƣa, đồng bào Dao sống ở vùng sâu, nơi ít phát triển về y tế nên y học dân tộc luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Phần lớn các gia đình ngƣời Dao đều tự lo chữa những bệnh thông thƣờng cho ngƣời nhà theo truyền thống cha truyền con nối. Mỗi làng, mỗi bản dù to hay nhỏ đều có những thầy thuốc giỏi bốc thuốc chữa bệnh. Bởi thế, sống ở rừng và giỏi chữa bệnh bằng những loại cây cỏ ở rừng là một vốn kinh nghiệm quý lâu đời của đồng bào Dao nói chung cũng nhƣ nhóm Dao Đỏ nói riêng.

Nhiều ngƣời trong vùng không biết nghề thuốc có từ bao giờ, nhƣng có những cao niên năm nay đã gần 100 tuổi nhƣng vẫn đi hái thuốc, bốc thuốc. Tuy nhiên, từ xƣa, đây vẫn chỉ là nghề tay trái, nghề chính của bà con vẫn là làm ruộng, làm nƣơng, trồng trọt.

Mỗi khi nhắc đến ngƣời Dao, ngƣời ta không thể không nhắc đến nghề làm thuốc nam gia truyền từ lâu đời trong cộng đồng. Ngƣời Dao đỏ ở huyện Yên lập cũng nhƣ thế. Trải qua bao năm tháng, nhiều hộ gia đình vẫn giữ nghề, bốc thuốc, chữa bệnh cứu ngƣời.

Cách chữa bệnh của đồng bào Dao Đỏ không phức tạp lắm. Trƣớc tiên, đồng bào phán đoán bệnh dựa vào thực trạng của bệnh, sức khỏe, tuổi tác của bệnh nhân mà cắt thuốc để chữa. Tùy theo từng loại bệnh mà cách chữa cũng khác nhau. Nếu bị các bệnh liên quan đến nội tạng nhƣ sỏi thận, đau tim, hô hấp, nhức xƣơng, viêm gan,… thì chữa bằng cách đun nƣớc uống nhiều ngày hoặc cho các vị thuốc vào nấu với thức ăn để ăn dần.

68

Trƣờng hợp bị các bệnh ngoài da nhƣ ngứa, lở loét, mụn nhọt,… thì đem các vị thuốc đun sôi, chắt lấy nƣớc để rửa, tắm gội hoặc ngâm chỗ vết thƣơng nhiều lần.

Gặp các vết thƣơng ở trên cơ thể hoặc gãy xƣơng thì giã nát thuốc, đem ủ trong bếp cho ấm mới đắp và bó vào vết thƣơng. Để giữ độ ẩm cho thuốc, trƣớc khi ủ hoặc sấy nóng, thuốc đƣợc tƣới bằng nƣớc vo gạo hoặc rƣợu nhạt.

Các bệnh đau lƣng, đau đầu và mệt mỏi toàn thân thì phải kết hợp vừa uống thuốc vừa trải thuốc giã nhỏ đã hun nóng xuống dƣới chiếu hoặc dƣới vải để ngƣời bệnh nằm lên trên.

Tuy nhiên, thầy thuốc không chỉ đơn giản là cho bệnh nhân uống, đắp hoặc xông bằng nƣớc thuốc mà còn sử dụng các phƣơng pháp tác động trực tiếp vào ngƣời bệnh nhƣ hỏa châm, đánh gió, xoa bóp, bấm huyệt. Trong tình trạng bệnh nhân cảm sốt nặng còn đƣợc rạch ở ngoài da để nặn bỏ bớt máu đen độc.

Nếu bị nặng các bệnh ngoài da nhƣ bị dao, búa chém, gãy xƣơng, bỏng, loét thì không chỉ đắp thuốc mà còn kết hợp uống thuốc giảm đau, an thần, hạ sốt, thuốc tăng sức đề kháng của cơ thể.

Qua tìm hiểu cho thấy, phần lớn những cây thuốc quý hiếm của đồng bào thƣờng không có tên. Ngƣời ta thƣờng gọi tên các cây đó theo công dụng của nó nhƣ “cây thuốc đau bụng”, “cây thuốc bong gân”,… Khi muốn truyền lại cho nhau, ngƣời ta phải chỉ cho nhau tận cây vài lần mới nhớ đƣợc, cũng có khi ngƣời ta phải nói rõ đặc điểm và nơi mọc của cây thuốc. Vì thế, việc nghiên cứu và liệt kê các loại thuốc của ngƣời Dao Đỏ là một việc làm rất khó khăn. Một số bài thuốc, cây thuốc mà chúng tôi nêu ra ở đây cũng không thể nêu đƣợc tên.

Một đặc điểm trong việc cắt thuốc của đồng bào Dao Đỏ ở đây là đồng bào chỉ tiến hành hái thuốc vào những ngày lẻ trong tháng và chỉ hái vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn; kiêng hái thuốc vào buổi trƣa, một số loại kiêng hái khi có ánh sáng mặt trời. Ngƣời ta cho rằng hái thuốc vào giờ đó sẽ mất

69

tác dụng của thuốc. Đối với những gia đình có truyền thống cắt thuốc chữa bệnh lâu đời, trƣớc khi vào rừng lấy thuốc, ngƣời ta còn thắp hƣơng cầu xin tổ tiên phù hộ cho lấy đƣợc loại thuốc tốt.

Bệnh đau dạ dày: Sử dụng kết hợp dạ dày nhím, màng của mề gà, nghệ vàng loại đốt ngắn theo một tỷ lệ nhất định, đem phơi khô, tán nhỏ trộn với mật ong để ăn vào lúc đói. Khi sử dụng, các loại thuốc thƣờng đƣợc chế biến qua nhiều khâu nhƣ sấy hoặc phơi khô, băm nhỏ, đun nấu nhƣng nhất thiết phải biết kết hợp nhiều cây theo một tỷ lệ nhất định thì mới trở thành một bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả. Cũng chính bởi thế mà không phải chỉ biết tên các loại thuốc là có thể bốc thuốc chữa khỏi bệnh.

Thuốc bổ (tìu đia): Thuốc bổ có khá nhiều loại, tùy theo nhu cầu và thể tạng của từng ngƣời mà sử dụng. Đối với sản phụ thì ăn rau ngải cứu rừng, cũng có thể lấy rễ và lá non của cây về. Trƣờng hợp sản phụ sức yếu còn đƣợc tắm, gội bằng nƣớc đun sôi với ba vị thuốc theo tiếng Dao là cây tung vườn, cây chàng đỉa, cây chai gai thiết msay.

Thuốc bổ thƣờng dùng để phục hồi sức khoẻ cho ngƣời mới ốm dậy, suy nhƣợc cơ thể, cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Vì công dụng chính của thuốc là kích thích tiêu hoá, làm cho ngƣời ta ăn ngon, ngủ say; trên cơ sở đó tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các loại bệnh tật. Thuốc bổ có nhiều loại, tùy theo nhu cầu của ngƣời dùng mà tìm đến.

Ngƣời ta thƣờng hái thuốc về ngâm rƣợu uống dần hoặc nấu với thịt ăn. Đó là một dạng đặc trƣng về cách sử dụng cây cỏ làm thuốc để chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh đã có từ rất xa xƣa, một nét đẹp văn hoá trong y học dân gian của tộc ngƣời.

Thuốc bổ máu và chống sài đẹn ở trẻ sơ sinh: Ngay sau khi đẻ, ngƣời ta lấy một loại rễ cây màu hồng, thân và lá gần nhƣ cây chàm, về nấu với thịt hoặc cháo cho sản phụ ăn. Thuốc có vị ngọt, nấu xong nổi váng vàng nhƣ mỡ gà thiến, thơm ngậy, dễ ăn. Thuốc này có tác dụng bổ máu cho ngƣời mẹ và qua sữa mẹ, chống đƣợc sài đẹn cho con.

70

Để tăng cƣờng sức khoẻ cho ngƣời bình thƣờng, đồng bào uống rƣợu ngâm với nhiều vị thuốc bổ. Vị thuốc bổ tốt thƣờng đƣợc nhắc đến là rƣợu ngâm với tiết con tê tê (lải díam), rƣợu ngâm với tiết con sơn dƣơng (hìa dùng díam), nhung hƣơu, đặc biệt là cao “huyết lình”. Đây là những vị thuốc bổ rất quý đối với đồng bào Dao Đỏ.

Ngoài ra, những loại thuốc thƣờng hay ngâm rƣợu uống là rễ cây sâm rừng, chuối hột sao khô, ong đất, rễ cây quế rừng hoặc rễ của loại cây thuốc có lá giống nhƣ lá rau đay, mặt dƣới trắng, hoa nhƣ bông kê, rửa sạch, chặt nhỏ, phơi khô, vò ra, thơm mùi cơm nếp. Ngƣời ta dùng phần rễ và gốc cây đã chặt nhỏ, phơi khô hoặc có thể để tƣơi rồi ngâm rƣợu. Rƣợu này để càng lâu càng tốt, uống dần vào mùa lao động mệt nhọc. Khách tới nhà thƣờng đƣợc mời dùng loại rƣợu thuốc này. Những ngƣời ít uống rƣợu thì lấy củ tam thất (phàm thiết đòi) nghiền nhỏ, nấu với thịt hoặc hấp mềm để ăn.

Khi uống các loại thuốc bổ, ngƣời ta thƣờng kiêng ăn các loại thức ăn có vị chua vì theo quan niệm dân gian, những đồ ăn này sẽ phá công dụng của thuốc.

Thuốc tắm: Những phụ nữ ngƣời Dao Đỏ ở Yên Lập nói riêng và trong vùng nói chung chỉ sau ba ngày sinh đã có thể lên nƣơng làm việc, đặc biệt các cụ bà 70 - 80 tuổi, sinh cả chục ngƣời con mà vẫn khỏe mạnh. Có đƣợc nhƣ vậy là do sau khi sinh con, họ có sử dụng “Đìa dảo xin” (tức là một bài thuốc tắm cho bà mẹ sau sinh). Trong cộng đồng ngƣời Dao Đỏ, hầu hết các thành viên trong mỗi gia đình đều biết cây thuốc tắm. Tuy nhiên, phụ nữ Dao Đỏ thƣờng biết nhiều hơn, họ biết rõ nơi mọc của chúng và cách khai thác chúng bền vững để còn có thể sử dụng lâu dài.

Bài thuốc có tác dụng phục hồi sức khỏe, phòng và chữa sản hậu cho bà mẹ sau sinh hoặc ngƣời bị sẩy thai; nâng cao sức khoẻ cho ngƣời mới ốm dậy, mệt mỏi, căng thẳng. Hỗ trợ điều trị cảm cúm, phong tê thấp, viêm nhiễm khuẩn, nấm ngoài da, thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp da nhuận hồng.

71

Số cây thuốc trong một bài thuốc tắm thƣờng rất lớn, dao động từ mƣời đến một trăm hai mƣơi loài, thuộc nhiều họ thực vật và dạng sống khác nhau. Trong đó, có khoảng 5 - 10 cây thuốc đƣợc coi là quan trọng nhất nhƣ thân lá cây cơm cháy, thân lá cây vú bƣớm bạc đỏ, lá cây chùa dù, thân lá cây sung, thân lá cây dây ông lão. Bài thuốc tắm dựa trên một số cây thuốc cơ bản và gia giảm tùy mục đích sử dụng. Điều này làm cho thuốc tắm của cộng đồng rất đa dạng.

Cây để nấu nƣớc tắm thƣờng dùng tƣơi hoặc đã làm khô. Nếu sử dụng tại chỗ cho nhu cầu trong gia đình thì dùng tƣơi. Đối với một số cây hiếm, cần dự trữ để sử dụng quanh năm thì ngƣời ta phải phơi khô (thƣờng bó lại từng nắm nhỏ rồi để trên gác bếp). Ngày nay, một số gia đình đi lấy cây thuốc để bán cho khách ở xa thì cây cỏ phải chặt thành đoạn hoặc băm nhỏ rồi phơi khô.

Các loại này cho đun cùng nhau, đun sôi trong nƣớc khoảng 20 phút. Lấy nƣớc xông hơi trong vòng 10 - 15 phút, rồi tắm gội trong khoảng 5 - 10 phút. Tắm xong, lau khô ngƣời, không tráng lại bằng nƣớc nóng thông thƣờng. Nên tắm khoảng sáu lần nhƣ thế từ sau khi sinh ba ngày. Sau đó, có thể tắm 1 - 2 lần mỗi tuần để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.

Ngƣời bình thƣờng bị ốm cũng có thể tắm loại thuốc này để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Ngƣời tắm ngâm mình vào nƣớc thuốc trong thời gian khoảng 15 - 30 phút, khi thấy toát mồ hôi, tim đập mạnh và thở nhanh thì thôi.

Thuốc tắm còn có thể dùng chữa các bệnh đau nhức cơ, xƣơng, khớp, cảm cúm, ngứa, táo bón, đinh nhọt, ngƣời lao động nặng nhọc, mệt mỏi; sau khi tắm sẽ thấy cơ thể nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái, sức khoẻ đƣợc hồi phục. Tuỳ từng ngƣời, nếu ngâm thuốc tắm quá lâu có thể sẽ bị say thuốc và buồn ngủ. Trong trƣờng hợp này chỉ cần nằm nghỉ hoặc ngủ một lúc sẽ hết.

Trong những năm gần đây, thuốc tắm của ngƣời Dao không còn giới hạn trong phạm vi cộng đồng mà đã bắt đầu đƣợc thƣơng mại hoá ngoài cộng

72

đồng. Tuy nhiên, so với nhiều vùng Dao Đỏ khác thì Yên Lập chƣa thực sự phát triển thành một sản phẩm hàng hóa đích thực.

Thuốc tắm của ngƣời Dao Đỏ không chỉ đơn thuần là một phƣơng pháp chăm sóc sức khoẻ của ngƣời dân tộc mà còn là một yếu tố cấu thành bản sắc văn hoá của ngƣời Dao trong khu vực rất cần đƣợc bảo tồn và phát huy.

Từ xƣa, đồng bào Dao Đỏ nổi tiếng với những bài thuốc bí truyền từ cây rừng. Song do cơ chế thị trƣờng, dƣợc liệu từ rừng ngày càng khan hiếm, lại chƣa có chính sách phát triển thỏa đáng khiến các bài thuốc ngày càng mai một.

Các bài thuốc của ngƣời Dao Đỏ ở Yên Lập hoàn toàn là do truyền miệng kinh nghiệm dân gian nên chƣa có thƣơng hiệu. Những thang thuốc chỉ đƣợc đùm trong những túi ni lông, không nhãn mác nên mang đi bán, ít ngƣời mua vì không rõ nguồn gốc.

Chính những ngƣời bốc thuốc tại các bản ngƣời Dao Đỏ cũng không tiết lộ là họ lấy các loại cây rừng ở đâu để làm thuốc. Với họ, chỉ có thể truyền nghề lấy thuốc và bốc thuốc cho con dâu hoặc con gái; nhƣng những năm gần đây, nhiều phụ nữ trẻ trong các bản không mặn mà làm nghề bốc thuốc nên thiếu ngƣời kế nghiệp.

Một khó khăn nữa là, nguồn dƣợc liệu ngày càng vơi cạn do nạn phá rừng và khai thác quá lâu mà không đƣợc trồng tái tạo. Trƣớc đây, ngƣời Dao Đỏ ở Yên Lập chỉ cần lên những khu rừng gần nhà để hái thuốc thì nay phải đi xa hàng chục cây số mới lấy đƣợc thuốc, bởi đó là những báu vật nay đã quá quý hiếm.

Tiểu kết chƣơng 2

Để giữ gìn bản sắc văn hóa của các hoạt động của ngƣời Dao Đỏ trong xu hƣớng hiện nay là điều không phải dễ dàng. Việc phát huy những nét văn hóa độc đáo, giữ gìn và lƣu truyền nó đòi hỏi một chính sách nhất quán để tộc ngƣời hiểu và nhận thức đƣợc vốn văn hóa quý báu của mình, có ý thức giữ gìn và lƣu truyền qua nhiều thế hệ. Có nhƣ vậy mới tránh đƣợc tình trạng dần

73

mất đi bản sắc dân tộc của ngƣời mình. Muốn làm đƣợc điều này đòi hỏi sự đầu tƣ và quan tâm đến vấn đề văn hóa tộc ngƣời. Đây là một vấn đề chung đƣợc đặt ra cho cả những tỉnh khác.

Qua chƣơng II đã cho chúng ta hiểu thêm về món ăn tinh thần tâm linh, các giá trị văn hóa không thể thiếu của ngƣời Dao Đỏ. Các cấp chính quyền liên quan khi muốn đƣa du lịch đến với tỉnh Phú Thọ họ đã nhận định đƣợc tầm quan trọng của văn hóa ngƣời Dao Đỏ và đang dần dần đƣa nó thành sản phẩm du lịch đặc trƣng của tỉnh Phú Thọ nói chung và của ngƣời Dao Đỏ nói riêng. Muốn tìm hiểu về một tộc ngƣời, trƣớc hết hãy hiểu về những tín ngƣỡng riêng của họ.

Xu hƣớng du lịch tìm hiểu về văn hóa tộc ngƣời ngày càng phát triển, đây sẽ là một lợi thế nếu chính quyền đƣa ra định hƣớng phát triển và bảo tồn hợp lý nhất. Để phát triển và không bị dàn trải quá nhiều, tránh sự nhàm chán thì khi đƣa sản phẩm du lịch này vào, trƣớc hết là đối với các nghi lễ , chúng ta sẽ chỉ biểu diễn trong thời gian ngày giờ cố định với hình thức biểu diễn tái hiện lại, để ủng hộ tinh thần của các nghệ nhân thì khi tham gia các chƣơng trình này du khách sẽ mất vé tham gia.

Khi các giá trị văn hóa của ngƣời Dao Đỏ đƣợc đƣa vào du lịch sẽ giúp cho ngƣời dân tự ý thức đƣợc sự quan trọng của nét văn hóa dân tộc. Từ đó các cấp chính quyền và ngƣời Dao Đỏ sẽ có những biện pháp phối hợp với nhau để tránh đƣợc tình trạng mai một những nét văn hóa này.

74

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP KHAI THÁC VĂN HOÁ NGƢỜI DAO ĐỎ VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa độc đáo của người dao đỏ ở yên lập vào hoạt động du lịch (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)