5. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2. Giải pháp
3.2.4. Tổ chức và cung ứng các dịch vụ
Vì thời gian lƣu trú của du khách tại làng du lịch thƣờng kéo dài nên đây là điều kiện để tổ chức các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí và các hoạt động khác mang tính bản sắc địa phƣơng. Về ẩm thực, tổ chức khai thác ẩm thực ngƣời Dao Đỏ phục vụ phát triển du lịch Phú Thọ. Cần tạo điều kiện cho khách tham gia vào việc trực tiếp chế biến các món ăn, các loại đồ uống giải khát,…dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời địa phƣơng. Những bữa ăn cần tạo không khí trong lành, dân dã nhƣng vẫn đảm bảo chế độ dinh dƣỡng và hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho họ đƣợc thƣởng thức các món ăn đặc sản.
Trong trang phục, cho thuê hoặc bán các trang phục truyền thống của cộng đồng để khách du lịch có thể mua hoặc mua vì khi du khách đã đến đây thì họ có tâm lý thật sự đƣợc hòa mình vào cuộc sống của ngƣời dân bản địa, tìm thấy một cuộc sống đầy thú vị, tách hẳn với cuộc sống quen thuộc hàng ngày.
Đối với ngƣời Dao Đỏ, rừng là tài nguyên động thực vật phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn với khách du lịch. Chính vì vậy, lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ kiểm lâm đối với các loại hình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phải gắn với phong tục tập quán thôn, bản, với đời sống của nhân dân. Đây vừa là vấn đề nguyên tắc vừa là khâu then chốt để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật về công tác bảo vệ rừng.
Tổ chức cho du khách những chuyến tham quan trong rừng để hái quả rừng, đi bắt ốc, cá dƣới sông, suối,…Ngoài ra, còn có thể tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động thể thao dân gian của đồng bào nhƣ bắn nỏ, đi cà
82
kheo,…Một điều đặc biệt hơn cả là việc tổ chức các lễ hội truyền thống với đầy đủ trình tự và mang đầy đủ ý nghĩa của nó, điển hình là lễ hội nhảy lửa, lễ cấp sắc.
3.2.5. Bảo vệ môi trường du lịch bản Dao Đỏ
Hiện nay, ô nhiễm môi trƣờng đang là vấn đề gây nhức nhối đối với không chỉ riêng Bản Dao Đỏ huyện Yên Lập mà với toàn bộ các điểm du lịch tại Phú Thọ. Chính vì thế, để bảo vệ tốt tài nguyên và môi trƣờng du lịch, cần thiết phải có một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ du lịch tới môi trƣờng, hạn chế những áp lực từ môi trƣờng đến hoạt động du lịch.
Điều này đòi hỏi cần có những phƣơng án quy hoạch tốt có tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm địa phƣơng. Đảm bảo không phá hủy đa dạng sinh thái tự nhiên, đảm bảo lƣợng khách du lịch trong khu vực chỉ ở mức vừa đủ, không gây ra tình trạng vƣợt quá sức chứa của điểm du lịch.
Bên cạnh đó, chúng ta chỉ có thể yêu cầu và đề xuất với ban quản lý nên có trách nhiệm với môi trƣờng. Họ cần trích một phần trong lợi nhuận để sử dụng cho việc thuê lao động dọn dẹp và bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ khu vực gần suối rừng - nơi có rất nhiều rác thải, quan trọng nhất là phải đầu tƣ các trang thiết bị hiện đại để có thể giảm thiểu lƣợng khói bụi thải ra môi trƣờng. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế bảo vệ môi trƣờng trong ngành du lịch đƣợc Bộ Tài nguyên - Môi trƣờng ban hành tháng 7/2003 và điều 15,16 chƣơng II “Tài nguyên Du lịch” của Luật du lịch Việt Nam. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với các nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch nhằm nâng cao trách nhiệm của mọi đối tƣợng tham gia hoạt động du lịch, coi việc gìn giữ tài nguyên để phát triển du lịch là tài sản sinh lời của mọi ngƣời dân trong khu vực không chỉ trƣớc mắt mà còn cho giai đoạn lâu dài. Để đảm bảo lợi ích lâu dài cho cộng đồng dân cƣ thì việc áp dụng đan xen, lồng ghép các giải pháp cũng nhƣ các biện pháp của ngành du lịch với
83
các cấp các ngành là vô cùng quan trọng, việc gìn giữ môi trƣờng tài nguyên chỉ có ý nghĩa thiết thực khi các đối tƣợng kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cƣ coi đó là nhiệm vụ của mình.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong chƣơng III của bài khóa luận, đã chỉ ra đƣợc những khó khăn và thuận lợi của tỉnh Phú Thọ khi hƣớng đến phát triển du lịch. Cùng với đó là thực trạng khai thác giá trị văn hóa của ngƣời Dao Đỏ hiện nay, nó đã có phần bị mai một nhƣng ngƣời Dao Đỏ nói riêng và sự hỗ trợ giúp đỡ của các ngành có liên quan tại tỉnh Phú Thọ đã và đang cố gắng từng ngày để duy trì và bảo tồn nền văn hóa mang đậm bản sắc của ngƣời Dao Đỏ và xây dựng nên một nét văn hóa du lịch đặc trƣng của tỉnh Phú Thọ.
Với giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với dân tộc Dao Đỏ, huyện Yên Lập sẽ là điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo du khách thập phƣơng. Để khai thác tốt các tiềm năng du lịch này cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền và nhân dân địa phƣơng. Đặc biệt, cần quan tâm đến các biện pháp trùng tu, giữ gìn và phát huy các lễ hội truyền thống, thƣờng xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng phục vụ du khách.
84
KẾT LUẬN
Du lịch hiện đang là một ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ ở nƣớc ta, nhất là trong những năm gần đây. Các giá trị tài nguyên du lịch ngày càng đƣợc tận dụng, khai thác một cách triệt để phục vụ cho ngành công nghiệp không khói ngành đang ngày càng có những đóng góp lớn cho nền kinh tế nƣớc nhà. Và tỉnh Phú Thọ cũng là một địa phƣơng đang chú trọng cũng nhƣ đầu tƣ rất nhiều về lĩnh vực này.
Ngày nay, ngƣời ta biết đến Phú Thọ bởi những điểm du lịch tự nhiên nổi tiếng nhƣ, Suối khoáng nóng Thanh Thủy, Đồi chè Long Cốc, Bản Cỏi…và những di tích lịch sử, văn hóa có những giá trị cũng không kém phần hấp dẫn nhƣ Bảo tàng Hùng Vƣơng, Đền Hùng, Đền Mẫu… nhiều khu resort sang trọng đã và đang tiếp tục đƣợc xây dựng.
Tỉnh Phú Thọ là một đơn vị hành chính có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có lịch sử cũng nhƣ nền văn hóa lâu đời và đặc biệt có nguồn tài nguyên du lịch to lớn cả về du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ cũng đang có những cố gắng để khai thác và phát huy mạnh mẽ các tài nguyên du lịch đó. Và một nét độc đáo và là một tài nguyên du lịch hấp dẫn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ mà duy nhất chỉ nơi đây mới có đó là làng dân tộc Dao Đỏ với những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa vật chất cho đến văn hóa tinh thần.
Sự có mặt của ngƣời Dao Đỏ ở đây đã tạo nên những nét riêng từ ăn uống, trang phục cho đến cƣ trú, lễ hội,…đang ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm, chú ý của nhiều ngƣời. Và có thể nói chính những nét riêng rất đặc trƣng này trong tƣơng lai sẽ góp phần đáng kể vào việc phát triển du lịch tỉnh cũng nhƣ làm cho bức tranh văn hóa của tỉnh Phú Thọ thêm phần đặc sắc.
Tuy nhiên, hiện nay, trƣớc “cơn lốc” của cuộc sống hiện đại đầy đủ tiện nghi, sự phong phú về đời sống tinh thần “ăn liền” qua các phƣơng tiện nghe nhìn và cũng vì điều kiện kinh tế, nhiều ngƣời Dao Đỏ đang mất dần những giá trị đặc trƣng văn hóa của chính dân tộc mình mà đặc biệt là những thế hệ
85
trẻ và những giá trị này đang đứng trƣớc nguy cơ phai mờ bản sắc dân tộc. Đó là một thực trạng không tránh khỏi của dân tộc Dao Đỏ nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung.
Để cứu vãn tình thế đó, trong những năm gần đây, tỉnh Phú Thọ đang có những cố gắng để bảo tồn, phát huy những giá trị đó. Tuy vậy, do những giải pháp thực hiện chƣa đồng bộ, chƣa có một kế hoạch cụ thể, rõ ràng nên hiệu quả mang lại của công tác này thật sự chƣa cao. Chính vì vậy, tỉnh Phú Thọ cần có những giải pháp tích cực, khả thi hơn nữa để bảo tồn, phát huy những nét văn hóa có giá trị lớn lao đó. Riêng với ngành du lịch, cần có sự đầu tƣ thích đáng và có những giải pháp phù hợp để khai thác triệt để các giá trị văn hóa độc đáo đó. Đó là việc làm thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa của dân tộc Dao Đỏ, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của họ, đồng thời đƣa nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển đi lên.
Tuy đề tài chƣa đầy đủ và còn nhiều thiếu sót, song em hi vọng rằng với những cố gắng cũng nhƣ nổ lực của bản thân trong quá trình nghiên cứu về vấn đề văn hóa hóa dân tộc Dao Đỏ phục vụ du lịch ở tỉnh Phú Thọ nó sẽ góp một nhỏ trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc Dao Đỏ cũng nhƣ góp thêm một phần nhỏ tƣ liệu về tỉnh cũng nhƣ về văn hóa dân tộc Dao Đỏ huyện Yên Lập. Và trong một tƣơng lai không xa cái tên “dân tộc Dao Đỏ” sẽ là một hình ảnh, một cái tên quen thuộc không những đối với khách mà là của cả nƣớc, thậm chí là khách du lịch quốc tế nữa khi nhắc đến vùng Đất Tổ.
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban đầu và cuối cùng là Văn hóa, Người đưa tin UNESCO, số 10 - 1994 2. Nông Quốc Chấn (2003), Trang Phục cổ truyền của người Dao ở Việt
Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
3. GS. Phan Hữu Dật, Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
4. Sì Thị Diệp, Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ ở xã Phù Lưu - huyện Hàm yên tỉnh Tuyên Quang
5. Nguyễn Đăng Duy (2004),Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam,Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
6. Bế Viết Đằng - Nguyễn Khải Tụng - Nông Trung - Nguyễn Nam Tiến (1970), Người dao ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. GS.TS Dƣơng Phú Hiệp (chủ biên), Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu văn hóa và con người Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
8. Diệp Đình Hoa (2002), Người Dao ở Trung Quốc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
9. PGS.TS Nguyễn Văn Lộc (Chủ biên) (2014), Trần Trí Dõi - Phạm Hồng
Quang - Bùi Quang Thanh - Mông Kí Slay, Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số dân tộc thiểu số ở miền Bắc, NXB Thái Nguyên
10. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
11. Đỗ Hoài Nam (2004), “Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia 50 năm xây dựng và phát triển”, Tạp chí Văn hoá Dân gian, số 1, tr.3- 12
12. GS.TS Hoàng Nam(2011), Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc
13. Nguyễn Thế Nam(2009), Quá sơn bảng văn - Câu chuyện về nguồn gốc
người Dao,Thông báo Hán Nôm học, Viện nghiên cứu tôn giáo, Hà Nội 14. Hoàng Phê (2003),Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
87
15. T.S Trần Hữu Sơn, Sưu tầm kiểm kê kho sách cổ người Dao
16. PGS, TS. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, Nhà XB Đại học Quốc gia Hà Nội
17. GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục 18. Ngô Đức Thịnh - Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam
19. Nguyễn Khắc Tụng, Nhà cửa các dân tộc ở Trung du bắc Bộ Việt Nam
20. Trần Quốc Vƣợng (2005), Cơ sở văn hóa Việt nam, NXB Giáo Dục 21. Luật Du lịch Việt Nam (2006), Nxb Chính trị Quốc Gia
22.Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam ( các tỉnh phía Bắc), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
88
PHỤ LỤC
Món ăn truyền thống của ngƣời Dao Đỏ (nguồn: Du lịch làng văn hóa)
89
Lễ cấp sắc của ngƣời Dao Đỏ (nguồn: http://baophutho.vn)
Lễ Hội Vật Chày (nguồn: Phutho.vn)
94
Bánh Chƣng Đen (nguồn: https://truyenhinhdulich.vn)