Phong tục hôn nhân

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa độc đáo của người dao đỏ ở yên lập vào hoạt động du lịch (Trang 43 - 45)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2. Giá trị văn hoá phi vật thể

2.2.1.1. Phong tục hôn nhân

Ngƣời Dao Đỏ quan niệm rằng hôn nhân có ý nghĩa đặc biệt không chỉ với cá nhân mà còn rất hệ trọng đối với gia đình, dòng tộc. Theo ông Chảo Duồn Liềm ngƣời dân xã Xuân Thủy còn cho rằng “Cô dâu Tấn Mây khi về

39

nhà chồng là mang theo những điều may mắn và tốt đẹp”. Lễ cƣới của ngƣời Dao Đỏ là nghi lễ quan trọng và bắt buộc bởi chỉ khi hoàn thành nghi lễ này cô dâu và chú rể mới đƣợc chính thức vào nhà và cô gái mới chính thức trở thành thành viên của nhà chồng cũng nhƣ đƣợc ma nhà chồng che chở và bảo vệ.

Theo quan niệm của ngƣời Dao Đỏ, thời gian diễn ra nghi lễ này phải đƣợc chọn rất cẩn thận. Trong đó, tốt nhất là giờ Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ. Thầy cúng sẽ chọn một trong 4 giờ này để thực hiện nghi lễ rồi mới đƣợc phép đón dâu vào nhà. Nghi lễ này đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ 2h hôm trƣớc tới 11h hôm sau.

Nghi lễ hôn nhân: Trƣớc khi thực hiện nghi lễ, gia đình sẽ chuẩn bị một mâm lễ đặt trƣớc bàn thờ tổ tiên gồm 1 con lợn, 1 con gà trống, 6 chén rƣợu, 1 ấm rƣợu và một gói gạo bọc trong tấm vải trắng, bên trong có hai hào bạc trắng và một tập tiền âm để thầy cúng dùng làm lễ. Ngoài ra, chủ nhà treo một vuông vải đỏ ở giữa tấm vải có gài một tấm bạc trắng có chữ "kết hôn" lên trên bàn thờ tổ tiên và treo một vuông lên trên cửa chính.

Chuẩn bị xong lễ vật, thầy cúng sẽ bắt tay vào làm lễ và cúng. Nội dung bài cúng trình bày về quá trình vất vả đi tìm con dâu của gia đình chú rể. Gia đình đã phải đi các hƣớng Đông - Tây - Nam - Bắc, đến lắm nơi, nhiều chốn và cuối cùng đã tìm đƣợc cô con dâu ƣng ý nhất về. Sau khi xin tuổi cô gái về đối chiếu cùng con trai không có gì vƣớng mắc, gia đình đã làm lễ ăn hỏi từ đầu năm.

Bên gái cũng chuẩn bị trang phục từ đầu năm. Bên trai đã chuẩn bị đón dâu đầy đủ. Chủ gia đình đã nhờ đƣợc thầy tìm ngày tháng kết hôn tốt. Vậy mong tổ tiên chấp nhận và giúp thầy cúng nhập thêm khẩu vào gia đình, giúp hai ngƣời kết hôn và bảo vệ đám cƣới, hai bên khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật, phù hộ cho đám cƣới bình yên không gây mất đoàn kết, phù hộ cho hai vợ chồng trẻ sống hạnh phúc, sinh đƣợc nhiều con cái thông minh, tài giỏi, làm ăn giàu sang phú quý…. Sau khi đọc bài cúng, ông thầy đƣa tập tiền

40

âm phủ trao cho tổ tiên, rồi lấy một tờ giấy đỏ ra ghi tên tuổi cô dâu vào, từ nay cô dâu đã thành ngƣời trong nhà và đƣợc các ma nhà chú rể bảo vệ.

Tiếp sau lễ nhập khẩu cho cô dâu là lễ đặt tên cho chú rể. Sở dĩ chú rể cũng phải làm lễ dặt tên bởi trong quan niệm cổ truyền của đồng bào, một ngƣời đàn ông từ khi sinh ra cho đến khi lấy vợ phải có đủ 3 tên gọi gồm: tên khi còn trẻ con, tên khi lấy vợ và tên khi làm lễ cấp sắc. Để đặt đƣợc tên, thầy cúng sẽ thống nhất với bố mẹ chú rể về tên gọi. Tên đƣợc đặt trong lễ cƣới chỉ dùng khi cúng và chết mà không đƣợc dùng gọi hằng ngày. Khi các thành viên tham gia đã thống nhất đƣợc tên gọi, ngƣời chủ hôn dẫn chú rể ra quỳ trƣớc bàn thờ tổ tiên. Thầy mo làm lễ cúng và thông báo tên mới của chú rể cho tổ tiên biết và tiếp nhận.

Khi thầy cúng làm lễ xong, chú rể quỳ lễ 12 lễ và đứng lạy 12 lạy trƣớc bàn thờ tổ tiên. Nghi lễ nhập khẩu cho cô dâu và đặt tên cho chú rể kết thúc cũng là lúc đội kèn chuẩn bị đi đón dâu vào nhà. Lúc này, nhà trai sắp mâm bày tiệc rƣợu để quan khách hai họ cùng chung vui. Đội nhạc tấu nhạc mua vui trong suốt thời gian tiệc rƣợu. Cô dâu, chú rể sẽ đến từng mâm chúc rƣợu cảm ơn. Về hôn nhân, họ có tục ở rể có thời hạn và vĩnh viễn. Nam giới phải ở rể từ hai đến ba năm, có khi ở luôn nhà vợ (nếu ở luôn nhà vợ thì phải đổi họ bên vợ). Họ còn có tục bạc trắng để định giá cô dâu, theo nghĩa đen là mua và gả bán, số bạc ấy sau này sẽ là của đôi vợ chồng trẻ.

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa độc đáo của người dao đỏ ở yên lập vào hoạt động du lịch (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)