5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2. Giá trị văn hoá phi vật thể
2.2.6. Các trò chơi dân gian
Nhảy lửa: đây là một trò bao gồm cả hai yếu tố của trò hội là trò nghi lễ và trò phối hợp nghi lễ. Trƣớc đây, nhảy lửa thƣờng đƣợc tổ chức trong 15 ngày đầu tháng Giêng, là dịp để ngƣời dân tạ ơn tổ tiên, cầu mong mùa màng tƣơi tốt và cuộc sống no đủ.
Để thực hiện trò này, ngƣời ta dựng một đàn tế ở ngoài sân với những lễ vật gồm: 5 chén rƣợu, một con gà luộc, giấy bản và hƣơng. Sau đó, thầy cúng tiến hành cúng, cầu mong tổ tiên và các vị thần phù hộ, trong khi đó một số ngƣời chuẩn bị đốt đống lửa để phục vụ trò chơi. Ngƣời tham gia phải là nam giới, các thanh niên này sẽ đƣợc thầy cúng làm phép nhập tâm.
Khi bài tế của thầy cúng kết thúc, đống củi đã cháy rụi để lại tro than hồng nóng bỏng. Lúc này, những ngƣời tham gia nhảy lửa toàn thân rung bần bật, hết lên một tiếng và nhảy vào than hồng bằng chân trần. Thậm chí, họ còn dùng tay không để hất than nóng lên không trung và bắt đầu tắm lửa, hay còn gọi là Diáo xin. Những ngƣời tham gia sẽ lần lƣợt nhảy và bốc than cho đến khi lửa tàn hẳn. Sau khi tham gia trò chơi, trang phục và cơ thể của ngƣời chơi chỉ dính bụi bẩn chứ không hề cháy sém. Đây là một nét sinh hoạt văn hóa mang đậm tính tâm linh, thể hiện sức mạnh phi thƣờng dám đƣơng đầu với nguy hiểm, xua đuổi tà ma, bệnh tật của ngƣời Dao đỏ.
Trò chơi vật chày: Trò chơi này cần đến sự hỗ trợ của thầy cúng. Tuy nhiên, cách chơi và thủ tục chơi có phần đơn giản hơn và bất cứ ai cũng có thể tham gia, kể cả những ngƣời thuộc dân tộc khác hoặc những ngƣời du khách.
Để thực hiện trò chơi này, ngƣời ta lấy một đoạn gậy bằng tre hoặc trúc dài 1,5m. Hai ngƣời chơi cùng cúi xuống, dùng vai để gánh, tỳ vào chiếc chày đƣợc dựng đứng dƣới đất sao cho thật cân đối. Thầy cúng sẽ đặt một bàn tay lên đầu gậy phía trên vừa đi vòng quanh vừa “làm phép”. Sau khi thầy cúng bỏ tay ra thì cây gậy tự nhấc lên theo chiều thẳng đứng, cách mặt đất khoảng 25 – 30cm kéo theo cả hai ngƣời chơi. Nhiều ngƣời chơi khác liền
67
nhảy lên lƣng những ngƣời đang chơi để giúp họ ấn đầu gậy xuống đất trong sự hò reo của mội ngƣời. Lạ một điều là dù nhiều ngƣời tham gia nhƣng không thể nào làm cho đầu chày bên dƣới chạm đất đƣợc…Chỉ đến khi có ngƣời buông tay, hoặc ngƣời chủ trò hô dừng lại, thì chày mới rơi xuống. Trò chơi vật chày của ngƣời Dao đỏ mang tính gắn kết cộng đồng cao và thể hiện rõ quan niệm tôn vinh sức khỏe dẻo dai của đồng bào.