Phong tục treo tranh thờ

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa độc đáo của người dao đỏ ở yên lập vào hoạt động du lịch (Trang 54)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2. Giá trị văn hoá phi vật thể

2.2.1.4. Phong tục treo tranh thờ

Nói đến tín ngƣỡng của ngƣời Dao phải kể tới bộ tranh thờ của ngƣời Dao Đỏ. Tranh thờ có thể nói là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của ngƣời Dao, đó là một phần quan trọng gắn kết giữa nhiều thế hệ của ngƣời Dao. Từ xa xƣa cho đến nay, tục treo tranh thờ vào dịp Tết nguyên đán của ngƣời Dao Đỏ Phú Thọ vẫn đƣợc duy trì và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong phong tục của đồng bào.

Những ngày cận Tết, cùng với việc chuẩn bị lƣơng thực, thực phẩm và các vật dụng thiết yếu cho Tết Nguyên đán thì một nghi thức không thể thiếu của ngƣời Dao Đỏ là phải treo tranh trên bàn thờ. Tranh thờ Tết tồn tại trong nghi lễ ngƣời Dao có từ rất lâu đời, tranh thờ vẽ xong phải làm lễ khai quang,

50

rồi cất đi bao giờ có việc mới đem ra treo, cho nên hiện nay trong gia đình ngƣời Dao Đỏ còn giữ những bộ tranh hàng trăm năm.

Mâm lễ cúng treo tranh mới hay còn gọi là lễ khai quang của ngƣời Dao Đỏ gồm: một chén nƣớc lã, một bát hƣơng, 5 chén rƣợu trắng và 2 con lợn đã mổ và làm sạch. Đến 1h sáng, thầy mo bắt đầu làm lễ cúng báo cáo với các thần linh, tổ tiên, thần rừng, thần núi..., cầu mong phù hộ cho con cháu một năm mới có sức khoẻ, có cơm no áo ấm, thóc lúa đầy nhà, lợn gà đầy chuồng… Tất cả thủ tục, từ mổ lợn đến cúng và treo tranh đều đƣợc diễn ra trong đêm, khi trời sáng thì mọi việc phải hoàn tất.

Đến lúc mặt trời lên, gia đình hạ cỗ và nấu nƣớng cho bữa tiệc mừng tranh mới. Lúc này bạn bè và bà con lối xóm mới đến chúc mừng và chúc phúc cho gia chủ. Mỗi gia đình ngƣời Dao có ít nhất một bộ tranh thờ. Trong quan niệm của ngƣời Dao chỉ thờ tranh vẽ, không thờ tranh in và phải là ngƣời có uy tín, đƣợc thầy truyền dạy thì bộ tranh mới có giá trị về mặt tâm linh. Trong mỗi gia đình phải có ít nhất một trong số bộ tranh này là: Sò Phản, Hành xƣ, Tam Thanh Đại đƣờng. Trong đó bộ Tam Thanh Đại đƣờng là quan trọng hơn cả, góp phần thực hiện trong nghi lễ Cấp Sắc, Tết nhảy, đám ma tƣơi, ma khô…

Tranh đƣợc vẽ theo kiểu tranh dân gian với nét vẽ tả thực, các vị thần có vẻ mặt khác nhau nhƣng đều có nét oai nghiêm, quyền lực. Mỗi dịp lễ, tết khác nhau, ngƣời Dao Đỏ lại có những loại tranh riêng. Trong đó phổ biến là bộ tranh Tam Tƣợng và bộ Đại Đƣờng Quân. Hai bộ tranh này dòng họ nào cũng phải có, bởi vì không có thì không thể tiến hành các lễ cúng. Đồng bào Dao Đỏ quan niệm tranh chính là cái hồn làm nên phong tục, tập quán của mình. Nếu thiếu đi những bức tranh thờ cúng là đồng bào Dao không thể thực hiện đƣợc những nghi thức trong lễ, tết nhƣ Cấp Sắc, Tết Nhảy, tạ mả, đám ma tƣơi, đám ma khô,….

Tục thờ bằng tranh đƣợc ngƣời Dao Đỏ bảo tồn từ bao đời nay, tạo nên nét văn hóa riêng biệt, đặc sắc. Tuy nhiên, ngƣời còn giữ nghề vẽ tranh

51

thờ hiện nay lại rất hiếm, kể cả trong những cộng đồng ngƣời Dao Đỏ sinh sống đông đúc. Theo ông Triệu Tài Lớ 83 tuổi (đội 2, xã Lƣơng Sơn, huyện Yên Lập) thì tranh thờ thể hiện quan niệm của ngƣời Dao về vũ trụ, triết lý và mối quan hệ giữa cuộc sống với con ngƣời và vạn vật. Trong đó bảo trợ cuộc sống của con ngƣời là 3 vị thần (còn gọi là Tam Thanh) gồm: Nguyên Thủy Thiên Tôn - Ngọc Thanh (thần cai quản trên trời); Linh Bảo Thiên Tôn - Thƣợng Thanh (thần cai quản trần gian); Đạo Đức Thiên Tôn - Thái Thanh (thần cai quản âm phủ).

Trong 3 vị này, Ngọc Thanh có vị trí cao hơn cả, 3 vị này có khi đƣợc vẽ độc lập ở từng bức tranh, nhƣng cũng có khi đƣợc vẽ chung hoặc vẽ cùng các vị thần linh khác. Tam Thanh luôn giữ vị trí trung tâm trong các bộ tranh ngƣời Dao. Chất liệu sử dụng vẽ tranh là tấm giấy dó tùy theo kích cỡ bức tranh, sau đó dùng keo da trâu (da trâu khô nấu lên thành keo) làm chất kết dính, đồng thời keo da trâu pha với nƣớc hòa cùng bột màu để vẽ tranh, tranh giữ đƣợc màu sắc tƣơi tắn mà không phai. Màu sắc mỗi bức vẽ tùy thuộc vào chủ đề hay nhân vật mà đƣa ra những gam màu có đặc thù tƣơng ứng nhƣ bức Tam Thanh thì gam màu chủ đạo cũng nhƣ trang phục của Ngọc Thanh thì chủ đạo là xanh da trời; Thƣợng Thanh thì chủ đạo là màu xanh lá cây; Thái Thanh chủ yếu là màu đỏ, đen. Màu chủ đạo trong tranh là xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, đen.

Trong các bức tranh vẽ thần linh đều có vẻ mặt khác nhau, từng vị thần đều có nét uy vũ riêng biệt trên nền hào quang. Trong số bộ tranh trong nghi lễ thờ cúng của đồng bào Dao Đỏ, thì bộ Tam Thanh đại đƣờng rất quan trọng, cái hồn cốt trong thực hiện nghi lễ Cấp sắc, Tết nhảy, tạ mả, đám ma…. Trong đó có lễ cấp sắc, nghi lễ quan trọng bắt buộc ngƣời đàn ông Dao Đỏ Đỏ, chứng minh ngƣời đàn ông ấy đã trƣởng thành. Vì ngƣời Dao Đỏ quan niệm, trong đời nếu không có lễ cấp sắc, linh hồn sẽ mãi mãi không đƣợc khôn lớn và không đƣợc đoàn tụ với ông bà tổ tiên.

52

Ngoài ra, ngƣời Dao Đỏ tổ chức Tết Nhảy để tạ ơn trời, đất, long vƣơng, thánh thần, tổ tiên; đồng thời còn là dịp để cầu mùa, cầu bình an, hạnh phúc, để con cháu đoàn viên, tri ân tổ tiên và gửi gắm ƣớc vọng về cuộc sống đủ đầy, ấm no, hạnh phúc. Chính vì vậy, bộ Tam Thanh đại đƣờng đƣợc nhiều ngƣời đặt vẽ nhất. Bộ tranh Tam Thanh đại đƣờng gồm 17 bức, trong đó có 12 bức to, 4 bức nhỏ gọi là Tứ phủ và 1 bức binh lính gồm 120 quân, hoàn thiện bộ tranh phải mất mất 40 ngày. Mỗi bộ tranh Tam Thanh đại đƣờng có giá 14-15 triệu đồng; bộ tranh khác có giá từ 4- 5 triệu đồng.

Ngoài phục vụ hoạt động tôn giáo tín ngƣỡng và trang trí, tranh thờ của ngƣời Dao Đỏ còn mang tính giáo dục, hàm chứa những nội dung tri thức dân gian rất lớn. Vì thế, tục thờ tranh dân gian liên quan đến đạo giáo đƣợc ngƣời Dao Đỏ bảo tồn từ đời này qua đời khác.

2.2.2. Tín ngưỡng

2.2.2.1. Tín ngưỡng sùng bái thần linh

Câu hỏi khi chết sẽ đi về đâu cũng là một vấn đề lớn từ xƣa đến nay đối với hầu hết các dân tộc. Ngƣời Dao Đỏ cũng luôn trăn trở về việc sau chết có cái gì, và điều này cho thấy họ vẫn muốn có sự viện trợ của những thánh thần, tổ tiên, giúp đỡ cho bản thân đƣợc hƣởng một cuộc sống ở trần gian đƣợc an toàn và hạnh phúc hơn, vƣợt qua những điều mà ngƣời trần không vƣợt qua nổi. Ngƣời Dao Đỏ tin rằng có một thế giới bên kia, là thế giới dành cho ngƣời chết. Con ngƣời khi qua đời sẽ về cõi này, chờ xét xử, tội ác của bản thân ở trần gian sẽ bị phán xử khi con ngƣời bƣớc qua thế giới bên kia, nếu làm điều tốt thì đƣợc lên cõi Trời, lên Niết Bàn, nếu làm chuyện ác khi còn sống sẽ xuống cõi địa ngục. Quan niệm về thế giới và hệ thống thần linh. Qua sƣu tầm và nghiên cứu cho thấy các vị thần thánh của ngƣời Dao Đỏ có Ngọc Hoàng (Nhụt Hùng) ở thiên đình là vị thần đứng đầu, có nhiệm vụ cai quản tất cả các thần thánh, ma quỷ, các loại sinh vật khác kể cả con ngƣời. Họ cho rằng mọi vật sống trƣớc khi sinh ra phải qua ông Ngọc Hoàng và Ngọc Hoàng quyết định thời gian sống. Bên cạnh Ngọc Hoàng có Phật, và dƣới Phật có có

53

các thánh nhƣ thủy nguyên, linh bảo, đạo đức, còn dƣới các vị này có tam thanh, tam bảo, tam nguyên. Dƣới nữa là các vị thần thánh lớn nhỏ thƣờng đƣợc thờ cúng trong nhà nhƣ tổ tiên, Bàn Vƣơng, ma bếp, thần trông coi gia súc,...và các vị thần thánh đƣợc thờ cúng ngoài nhà nhƣ thổ công, ma sông, ma suối, ...

Theo quan niệm của đồng bào Dao Đỏ, trên thế giới có ba tầng: Tầng ở trên trời là nơi sống của các vị thần, tầng ở giữa là của ngƣời sống và dƣới là nơi của những ngƣời lùn. Các tầng này có quan hệ nhất định với nhau và về cơ bản có cuộc sống gần giống nhau. Tầng trên có Ngọc Hoàng là vị thần có nhiệm vụ cai quản cả ba tầng ngƣời. Tầng dƣới có Diêm Vƣơng có nhiệm vụ cai quản những ngƣời chết. Ở tầng thế giới con ngƣời có các thần thổ địa, thần lúa gạo, thần núi, thần sông... Ngoài các vị thần đó còn có ma quỷ. Hồn con ngƣời khác với ma quỷ ở chỗ hồn là một phần cơ thể sống nên gần gũi với con ngƣời, còn ma quỷ là hồn của sự sống đã chết thƣờng gây nhiều điều ác cho mọi ngƣời.

2.2.2.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Khi chết đi, linh hồn mặc dù sang thế giới bên kia nhƣng vẫn thƣờng xuyên theo dõi con cháu để phù hộ. Linh hồn rất thiêng, đặc biệt những ngƣời chết trẻ phải đƣợc thờ cúng chu đáo. Nếu làm điều gì phật ý linh hồn sẽ về quấy nhiễu, con cháu ốm đau, không làm ăn đƣợc. Khi đó phải làm lễ cúng tạ lỗi với ngƣời đã mất. Khi ngƣời chết chƣa đƣợc làm ma, thì ngƣời đó vẫn chƣa biết mình đã chết, hồn ngƣời chết vẫn cứ rong ruổi đi chơi. Do vậy ngƣời nhà làm ma là để báo cho ngƣời đó biết là đã chết và dẫn đƣờng cho họ về với tổ tiên ở thế giới bên kia.

Tổ tiên trong tiếng Dao Đỏ gọi là “chà phìn miến”, đây là ma của những ngƣời thân trong gia đình đã qua đời. Tổ tiên có nhiều đời, thông thƣờng ngƣời ta chỉ cúng từ đời thứ 9 trở xuống vì họ cho rằng qua đời thứ 9 là đã ra ma và phải hóa đi, nhƣng trong cúng bái hàng ngày thƣờng cúng đến đời thứ 3. Bàn thờ tổ tiên tiếng Dao Đỏ gọi là miền tìa, ngƣời ta thƣờng đặt

54

bàn thờ ở góc trái kể từ cửa chính chỗ vách ngăn với gian bên và buồng trong. Ngƣời Dao Đỏ cúng tổ tiên tông tộc, ma tổ tiên tông tộc đƣợc cúng từ đời tách tông tộc ra khỏi tông tộc lớn cho đến đời thứ ba ma tổ tiên của các gia đình thành viên. Bàn thờ ma tông tộc gọi là “hùng lầu” đƣợc đặt tại nhà trƣởng tộc và nơi đó có đầy đủ các dụng cụ cúng bái nhƣ các tranh thờ cúng, trống, chiêng, chuông nhạc, sách cúng... Việc cúng bái ma tông tộc đƣợc ông trƣởng tộc đảm nhiệm và chỉ cúng chung với ma tổ tiên gia đình trƣởng tộc vào các dịp lễ, tết. Ngƣời Dao Đỏ cho rằng ông bà hay cha mẹ chết đi thì ma đƣợc đƣa về quê cha đất tổ ở Trung Quốc.

Trong gia đình có công việc gì nhƣ cƣới xin, làm nhà, ốm đau,... đều cúng khấn đến tổ tiên, báo cáo cho tổ tiên biết để phù hộ con cháu, ngoài những lúc có việc ra họ thƣờng cúng vào dịp từ 25 tết đến 15 tháng giêng, mời tổ tiên về cùng con cháu ăn tết với nội dung: một năm cũ đã qua nhờ có tổ tiên phù hộ, giúp đỡ gia đình con cháu làm ăn thuận lợi, chăn nuôi phát triển nay gia đình có lễ vật cúng tạ ơn tổ tiên và bƣớc sang năm mới tổ tiên phù hộ mọi ngƣời trong gia tộc, dòng họ đƣợc khỏe mạnh, mƣa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu, gia súc gia cầm phát triển không dịch bệnh.

Lễ vật cúng tổ tiên gồm: 1 con lợn 40 - 50kg, 1 con gà, bánh chƣng, bánh giầy và tiền âm. Ngƣời đứng ra cúng tổ tiên thƣờng là chủ nhà, nếu chủ nhà không biết cúng thì nhờ ngƣời hàng xóm đến cúng giúp, phụ nữ không bao giờ đƣợc phép cúng tổ tiên.

Dịp thanh minh ngƣời Dao Đỏ thƣờng cúng tổ tiên kết hợp với việc sửa sang mồ mả của ông cha. Họ thƣờng dùng xôi nếp nhuộm nhiều màu và thịt gà để cúng. Ở những nơi gần mồ mả và thuận tiện đi lại thì gia đình đến tận mộ để sửa sang và cắm giấy bản đã đƣợc cắt thành từng chùm, nếu không đến đƣợc thì cúng ở nhà, còn “phàn chấy” đƣợc đốt đi, để ông bà để ông bà tự mang về cắm vào nhà của mình.

55

2.2.2.3. Tín ngưỡng thờ vật tổ

Ngƣời Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cƣ sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ thứ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận là con cháu Bàn Vƣơng, một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở ngƣời Dao.Quá trình di cƣ của họ vào Việt Nam là cả một thời kỳ dài và có thể bắt đầu từ thế kỷXIII cho đến những năm 40 của thế kỷ XX [9].

Lý do của ngƣời Dao di cƣ vào Việt Nam đƣợc thể hiện qua cuốn “Quá sơn bảng văn”. Câu chuyện đƣợc kể lại nhƣ sau “Bình Hoàng thắng điệp có từ xa xƣa, gốc rễ ngƣời Dao vốn là một con chó ngao. Vào thời Bình Hoàng trị vì, có một con chó từ trên không giáng xuống, thân dài ba thƣớc, lông đen vằn vàng trông rất kỳ lạ. Bình Hoàng vô cùng yêu mến. Bỗng một ngày giặc ngoại bang đến xâm lấn đất nƣớc, Bình Hoàng và các quần thần bày mƣu chống lại kẻ thù, các văn võ trong triều không ai dám đi, duy có Long khuyển tên là Hộ khi đấy đang ở trong điện vàng liền nhảy đến trƣớc bệ rồng bái lạy rồi đột nhiên nói tiếng ngƣời, nguyện đƣợc báo ơn Hoàng đế. Long khuyển tự mình sắp đặt kế hoạch, không cần đến binh mã. Bình Hoàng nghe vậy vô cùng mừng rỡ, liền hứa rằng: “Nếu lập công trở về sẽ gả cho cung nữ”. Bàn Hộ cúi lạy, nhận lƣơng thảo rồi từ biệt lên đƣờng, các quần thần đều tiễn đƣa ra tận cổng thành. Long khuyển vƣợt biển hết bảy ngày bảy đêm thì đến đƣợc vùng đất của Cao Hoàng. Lúc đó Cao Hoàng đang thiết triều, Bàn Hộ bèn nhảy vào điện vàng mà phủ phục.

Nhà vua thấy vậy bèn nói với quần thần rằng: “Trẫm thƣờng nghe tục ngữ có câu rằng: lợn đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang. Nay có long khuyển lông đen vằn vàng đến đây, chắc hẳn đất nƣớc thịnh trị. Xem ra, sự xuất hiện của chú chó này là điềm lành của nƣớc nhà”. Cao Vƣơng đƣa Bàn Hộ vào cung, ban cho thức ngon vật lạ nhiều không kể xiết. Một hôm, nhà vua cùng quần thần đi thong dong dã ngoại thƣởng hoa, vua uống rƣợu say ngủ không biết gì, nhân cơ hội đó Bàn Hộ cắn chết nhà vua và lấy thủ cấp về dâng lên Bình Hoàng. Bình Hoàng mừng rỡ ban cho Bàn Hộ chức Quốc công

56

và kết duyên cùng cung nữ. Vợ chồng Bàn Hộ đến sinh sống ở núi Cối Kê. Tại đây hai ngƣời dựng căn nhà nhỏ, lấy rừng sâu làm chốn ẩn thân. Bình Hoàng lệnh cho ngƣời đem củi, lƣơng thực, tiền vàng đến cung cấp cho hai vợ chồng, không để thiếu thốn. Ngày tháng qua đi, đôi vợ chồng sinh hạ đƣợc sáu nam, sáu nữ. Bình Hoàng hay tin vui mừng khôn xiết bèn sắc phong cho Bàn Hộ là Thủy tổ Bàn vƣơng, sắc cho sáu nam, sáu nữ là con cháu của vua Man. Họ tuy nhận tinh khí của loài súc khuyển nhƣng đƣợc cung nữ mang thai, sắc cho đƣợc mang các họ Bàn, Lan, Mãn, Uyển, Đặng, Trần, Lƣơng, Tống, Phƣợng, Đái, Lƣu, Triệu. Lệnh cho sáu con trai và sáu con gái phải kết hôn với ngƣời ngoại tộc để duy trì nòi giống về sau. Đó chính là nguồn gốc của 12 họ ngƣời Dao [14; tr.704-709].

Cúng Bàn Vƣơng ngoài khái niệm về tổ tiên là ma ông bà và ma tông tộc, ngƣời Dao Đỏ còn khái niệm về tổ tiên gốc, tức là ông tổ. Thông thƣờng cả hai tổ tiên này ngƣời ta gọi là “tồm miến”, tức là ma to hay ma gốc. Đồng

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa độc đáo của người dao đỏ ở yên lập vào hoạt động du lịch (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)