6. Giới thiệu bố cục luận văn
1.3. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong sự vận động đa dạng thẩm mĩ
thẩm mĩ
Trong mối tƣơng quan giữa các thể loại, tiểu thuyết hội tụ đủ trong mình tƣ cách của thể loại lớn mang chức năng đa dạng nhất và chƣa ổn định nhất “đang biến chuyển và chƣa định hình” [4]. Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI (1986), sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc diễn biến trong mọi cấp độ dẫn đến ảnh hƣởng trực tiếp đến tƣ duy và tình cảm sáng tạo của mỗi ngƣời nghệ sĩ. Cùng với diện mạo của đất nƣớc, sự thay đổi về quan niệm và giá trị và bản chất nghệ thuật là những yếu tố quan trọng tạo nên những chuyển biến quan trọng có tính chất bƣớc ngoặt của văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng. Chỉ trong chƣa đầy 30 năm, tiểu thuyết có đóng góp vai trò tích cực nhất vào văn học thời kì Đổi mới.
Đặc biệt, từ năm 1986 đến nay có sự xuất hiện trở lại đầy “ngoạn mục” của thế hệ nhà văn cùng với những thử thách đời thƣờng trong cuộc sống dƣờng nhƣ là một quãng không ngừng nghỉ dài trong quá khứ. Đó là những nhà văn nhƣ Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Xuân Khánh v.v... những tác giả tạo nên dấu ấn đặc sắc trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết nửa sau thế kỷ XX. Tiểu thuyết Việt Nam từng bƣớc thay đổi quan niệm về thể loại, sự đổi mới tiểu thuyết hƣớng tới chủ thể sáng tạo vừa hƣớng tới chủ thể tiếp nhận nhằm vƣơn tới tầm vóc sự kỳ vọng đón đợi của ngƣời đọc đƣơng đại. Những nỗ lực cách tân của ngƣời viết đòi hỏi ngƣời đọc phải chủ động với cách đọc, cách cảm nhận về tác phẩm, tránh tình trạng quen với lối đọc của hệ hình cũ.
Cùng với thế hệ nhà văn nhƣ Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng… với tài năng văn chƣơng đặc biệt của mình, rất có thể Nguyễn Xuân Khánh đã có vị trí khác trong đời sống văn học. Tuy nhiên trong thời gian dài vì nhiều lí do, Nguyễn Xuân Khánh bị rơi vào tình trạng không đƣợc công bố sáng tác. Phải đến thời kì đổi mới, ông mới có điều kiện công bố sáng tác và tập trung thời gian, tâm sức và việc viết văn. Không phải hiện tƣợng văn chƣơng duy nhất của Việt Nam song trƣờng hợp của Nguyễn Xuân Khánh lại vô cùng đặc biệt. Các tác phẩm của ông đƣợc công bố vào đầu thế kỉ này dƣờng nhƣ đƣợc viết ra trên cơ sở những bản thảo cũ mà nhà văn đã sáng tác trƣớc thời kì đổi mới.
Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn thiếu may mắn khi bị loại quá sớm khỏi khu vực cán bộ viên chức, nhƣng trong lĩnh vực sáng tác, ông đuợc đặc biệt ƣu ái lựa chọn giữa dòng văn “hƣớng tâm” và dòng văn “ngoại biên”. Khoảng những năm 1988- 1989, Nguyễn Xuân Khánh đã tự chuyển hƣớng mới về nguồn cảm hứng sáng tác, ông nghĩ đến việc tìm hiểu lịch sử dân tộc mình và quyết định viết về nó. Nhìn lại chặng đƣờng 30 năm, Nguyễn Xuân Khánh chuyển từ dòng văn “ngoại biên” trở lại “trung tâm”, hình tƣợng con
ngƣời trong thời đại Rừng sâu đã bị dứt khoát từ bỏ để thay thế bằng những tiểu thuyết mang tính lịch sử theo hƣớng “về nguồn” những năm về sau.
Tác phẩm Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn là hai tiểu thuyết mà tác giả thể hiện lối viết văn mới hoàn toàn thoát khỏi phong cách viết trong tác phẩm cũ nhƣ Rừng sâu. Mỗi tác phẩm đƣợc viết để miêu tả con ngƣời Việt ở những thời kỳ khác nhau, Hồ Qúy Ly đại diện cho cuộc sống, nhân vật thời trung đại, Mẫu thượng ngàn ở thời cận đại, Đội gạo lên chùa, năm từ khoảng 1946 đến khoảng 1980, tác giả đã đối mặt với khó khăn trong việc tô vẽ lại một cách sống động nhất hình tƣợng con ngƣời trong mỗi thời đại bằng những hiểu biết, nhận thức cá nhân, lịch sử qua mỗi thời đại mà ông đã từng tìm hiểu đến thông thạo. Đây còn là sự khảo nghiệm khắt khe về tâm thế viết văn với cán bộ nhà văn- chiến sỹ mà ông đã từng sống, từng viết trong hoàn cảnh lịch sử ấy. Với cái nhìn, cái tin, cái cảm nhận đầy văn hoá, mỹ học về đạo Phật, ngôi chùa, thông qua rất nhiều phƣơng pháp xử lý cụ thể về cốt truyện, nhân vật, chi tiết, Nguyễn Xuân Khánh đã làm nổi lên đƣợc hình ảnh con ngƣời dƣới nhiều góc cạnh nhìn nhận khác nhau. Thông qua những nhân vật cụ thể nhƣ viên chính ủy Vô Trần, anh lính vốn là chú tiểu An Nhân, hình ảnh ngƣời lính xuất hiện trở lại trong Đội gạo lên chùa, nhƣng hoàn toàn riêng biệt với ngƣời bộ đội xuất hiện trong Rừng sâu - vốn là nhân vật điển hình trong miêu tả của nhà văn. Để tránh việc lặp lại theo một mô hình sự kiện có sẵn trong các tiểu thuyết viết về lịch sử tại Miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, nhà văn đã sử dụng cách nhìn riêng, những kinh nghiệm mà mình đã trải qua, nói về những hiểu biết của mình những thực tế đã kinh qua, để thoát khỏi áp lực tìm cái mới. Thậm chí ông đƣa ra cái nhìn cá nhân về những sự kiện vẫn còn nhạy cảm nhƣ cải cách ruộng đất hay hợp tác hóa nông nghiệp, sự kỳ thị đến mức đồng nhất niềm tin tôn giáo với mê tín dị đoan…
Bằng ba tác phẩm này, nhà văn đã thể hiện mình không phải là cán bộ hay chiến sỹ viết văn, nhƣng ông là một ngƣời Việt viết văn. Chính sự giản dị, khách quan trong tƣ tƣởng nhà văn, hƣớng đến giá trị là sự kết hợp giữa văn hoá, tôn giáo và thời đại đã nhận đƣợc sự đồng tình của độc giả, đƣợc sự thừa nhận về giá trị bởi dƣ luận, của văn học chính thống. Nó thể hiện tính đa cực, đa trung tâm, đa khuynh hƣớng của văn học trong giai đoạn này. Đó là sự đột phá, đổi mới và chuyển biến giữa trung tâm của dƣ luận văn học chính thống dù chƣa hoàn toàn vô tƣ nhƣ trong một xã hội đan sự trƣởng thành [63]. Nhiều nhà phê bình đã nhận xét Nguyễn Xuân Khánh nhƣ một điển hình trong việc thích nghi với văn hoá, bối cảnh hậu đổi mới. Với Nguyễn Xuân Khánh ông chọn cách bƣớc đến những thành tựu bằng cách tái cấu trúc, tổ hợp lại giá trị, ý tƣởng cốt lõi, sâu sắc nhất một cách cá tính, đặc biệt, rõ rệt theo hƣớng ôn hoà, mềm mại, chứ không phải chọn cách tự do, bay bổng, nổi loạn để trở thành hiện tƣợng trong giai đoạn mà văn học nƣớc nhà bƣớc vào giai đoạn tự do, bay bổng, cởi trói [68].
Nhƣ vây, trong văn xuôi Việt Nam sau 1945 hệ thống giá trị thẩm mĩ thay đổi mang tính lịch sử. Nếu giai đoạn trƣớc ngƣời ta thƣờng nhắc đến những giá trị sử thi cao cả thì bây giờ ngƣời ta lại nhắc đến những “cái cao cả tiểu thuyết”. Nguyễn Xuân Khánh cũng giống nhƣ Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài… cũng tự đổi mới mình cùng dòng chảy văn học để khẳng định những nét rất riêng về văn phong, quan niệm thẩm mĩ, những giá trị nói lên chất riêng của chính mình.
CHƢƠNG 2
QUAN NIỆM THẨM MĨ TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH