6. Giới thiệu bố cục luận văn
3.1. Cái đẹp trong Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
3.1.1. Khái niệm cái đẹp
Trong hệ thống các phạm trù mĩ học, cái đẹp vừa là phạm trù mĩ học cơ bản, vừa là phạm trù mĩ học trung tâm. Bởi vì, đối tƣợng của mĩ học là đời sống thẩm mĩ của con ngƣời. Ðời sống thẩm mĩ tuy rất phong phú, đa dạng nhƣng chủ yếu quay xung quanh cái đẹp. Cái đẹp là cái phổ biến. Đẹp là một phạm trù mỹ học, trong đó vừa phản ánh vừa đánh giá những hiện tƣợng của hiện thực và những tác phẩm nghệ thuật đem lại cho con ngƣời một cảm giác khoái lạc về phƣơng diện thẩm mỹ, biểu hiện dƣới hình thức cảm tính, đồng thời xác định giá trị thẩm mỹ của đối tƣợng theo quan điểm về sự hoàn thiện, xem chúng là các hiện tƣợng có giá trị thẩm mỹ cao nhất. “Cái đẹp là một phạm trù thẩm mĩ dùng để chỉ một phẩm chất thẩm mĩ của sự vật khi nó phù hợp với quan niệm của con ngƣời về sự hoàn thiện và tính lí tƣởng, có khả năng gợi lên ở con ngƣời một thái độ thẩm mĩ tích cực do sự tác động quan lại giƣa đối tƣợng và chủ thể” [20, 38].
Phạm trù mĩ học xác định các hiện tƣợng theo quan điểm về sự hoàn thiện, xem các hiện tƣợng đó nhƣ là có giá trị thẩm mĩ cao nhất. Có thể xem các hiện tƣợng là đẹp khi với tính toàn vẹn cụ thể cảm tính của chúng thể hiện những giá trị nhân bản, xã hội, do sự khẳng định giá trị của con ngƣời trong thế giới, chứng tỏ sự mở rộng giới hạn tự do của xã hội và con ngƣời, thúc đẩy sự phát triển hài hòa của nhân cách, làm nảy sinh và bộc lộ ngày càng đầy đủ những sức mạnh và năng lực của con ngƣời. Bởi vậy, việc cảm thụ cái đẹp thức tỉnh niềm vui sƣớng, tình yêu vô tƣ, xác nhận và làm giàu lí tƣởng thẩm
mĩ. Trong lịch sử mĩ học, cái đẹp đƣợc xác định thông qua mối quan hệ giữa cái tinh thần và cái xã hội, giữa nội dung và hình thức. Đặc trƣng của cái đẹp đƣợc xác định thông qua mối quan hệ của nó với các loại hình giá trị khác: giá trị thực dụng (lợi ích), giá trị nhận thức (chân lí), giá trị đạo đức (cái thiện). Mỹ học duy tâm giải thích tác động của cái đẹp đến con ngƣời bằng quan niệm cho rằng ở cái đẹp bộc lộ những sức mạnh tâm linh siêu nhiên, trong khi đó mỹ học duy vật tìm ngọn nguồn của tiếp nhận và trải nghiệm cái đẹp ở thực tại vật chất.
Có rất nhiều những quan điểm khác nhau về cái đẹp. Cái đẹp không lệ thuộc vào ý muốn của con ngƣời. Màu sắc của sự vật tồn tại ngoài ý thức con ngƣời. Nó là thuộc tính tự nhiên của tạo vật. Ðẹp cũng thế. Ðẹp là phẩm chất của tự nhiên. Thuộc về phẩm chất đẹp của tự nhiên là thuộc tính cân xứng, hài hòa, nhịp điệu, cấu trúc không gian, thời gian... Đại diện tiêu biểu cho dòng mĩ học duy tâm khách thể là Platon và Hegel không tìm thấy cơ sở cái đẹp trong sự vật, hiện tƣợng của thế giới hiện thực mà lại lí giải nguồn gốc trong thế giới ý niệm. Platon khẳng định: “cái đẹp tồn tại vĩnh cửu,… nó không nảy sinh, không bị hủy diệt, không tăng, không giảm,… nó không phải là đẹp ở chỗ này mà không đẹp ở chỗ kia,… cũng không phải là đẹp về phƣơng diện này, xấu về phƣơng diện khác…” [43; 99]. Còn Hegel lí giải bản chất của cái đẹp là biểu hiện cảm tính của ý niệm tuyệt đối trong nghệ thuật. Ông dứt khoát khẳng định: “Ngay từ bây giờ có thể cho rằng cái đẹp nghệ thuật cao hơn cái đẹp tự nhiên. Vì cái đẹp nghệ thuật là cái đẹp nảy sinh và hai lần nảy sinh từ tinh thần. Tinh thần và những sáng tạo của nó càng cao hơn tự nhiên bao nhiêu thì cái đẹp nghệ thuật càng cao hơn tự nhiên bấy nhiêu” [43; 99]. Từ đó ông tuyên bố: “Chúng tôi loại trừ cái đẹp trong tự nhiên ngay từ đầu, ra khỏi phạm vi bộ môn khoa hoạc của chúng tôi” [43]. Trái ngƣợc với mĩ học duy tâm khách quan, mĩ học duy tâm chủ quan tiêu biểu là Hume, Lalo, Kant
lại tuyệt đối hóa cái đẹp theo quan niệm chủ quan, nguồn gốc của cái đẹp trong ý thức của chủ thể, trong cảm xúc chủ quan của cá nhân… Hume quả quyết rằng: “Cái đẹp không phải là phẩm chất tồn tại trong bản thân sự vật, nó tồn tại chủ yếu trong tâm linh ngƣời quan sát nó”. Còn Kant thì nói một cách hình tƣợng rằng: “Cái đẹp không ở trên đôi má hồng của cô thiếu nữ mà ở trong con mắt của kẻ si tình” [32]. Cùng với ý tƣởng đó, Lalo viết: “Thiên nhiên chỉ đẹp trong trƣờng hợp sự thụ cảm thẩm mĩ cung cấp cái đẹp cho nó…, theo quan niệm mĩ học, thiên nhiên chỉ đẹp do những gì nghệ thuật của chúng ta đã gửi gắm vào nó” [9; 245]. Từ thời cổ đại, các nhà mĩ học duy vật khi tìm đến bản chất của cái đẹp, Aristote - nhà triết học duy vật lớn nhất thời đại quan niệm rằng: “Cái đẹp ở trong kích thƣớc và trong trật tự, do đó, một vật bé quá không trở thành đẹp vì thuật nhìn đã qua, không kịp thu nhận, một vật lớn quá không trở thành đẹp vì một lúc không nhìn chung chúng đƣợc ngay” [3; 55]. Đến thế kỉ XIX, các nhà mĩ học dân chủ cách mạng Nga đã thực sự kéo cái đẹp trở về với mảnh đất trần thế, tìm thấy cơ sở của cái đẹp ngay trong hiện thực cuộc sống, gắn cái đẹp với hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Thừa nhận sự tồn tại khách quan của cái đẹp, Tsernƣshevski cho rằng: “Cái đẹp của hiện thực khách quan là cái đẹp hoàn bị”, rằng “sự vật trong hiện thực hiện ra trƣớc mắt chúng ta đúng nhƣ nó tồn tại trong hiện thực, và nó vẫn giữa y nguyên toàn bộ khía cạnh vật chất của nó” [43; 102]. Từ đó, ông đƣa ra một định nghĩa: “Cái đẹp là cuộc sống”, “Một thực thể đẹp là thực thể trong đó ta nhìn thấy cuộc sống đúng nhƣ quan niệm của chúng ta; một đối tƣợng đẹp là một đối tƣợng trong đó cuộc sống đƣợc thể hiện hay là nó nhắc ta nghĩ tới cuộc sống” [58; 23].
Nhƣ vậy, những cách hiểu, những vấn đề nghiên cứu, nhận định về cái đẹp ở trên để khẳng định rằng bản chất của cái đẹp là một vấn đề phức tạp. Từ bản chất của cái đẹp ta có thể kết luận khái quát rằng: “Cái đẹp là một phạm
trù thẩm mĩ dùng để chỉ một phẩm chất thẩm mĩ của sự vật khi nó phù hợp với quan niệm của con ngƣời về sự hoàn thiện và tính lí tƣởng, có khả năng gợi lên ở con ngƣời một thái độ thẩm mĩ tích cực do sự tác động qua lại giữa đối tƣợng và chủ thể”[58; 83].