6. Giới thiệu bố cục luận văn
3.2. Cái bi trong Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
3.2.2. Biểu hiện cái bi trong Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
Văn Chinh trong buổi tọa đàm về Đội gạo lên chùa, tiểu thuyết mới ra mắt của ông, do Nhà xuất bản Phụ nữ và Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức có nói: tác giả khi viết văn phải có tâm thế tự tại mới viết nên những tác phẩm văn học đẹp và đầy chan chứa. Những hình tƣợng lớn đƣợc nhà văn gọt rũa mà không gồ ghề, nhƣ Thalan, Thầm. Bernart vừa ác, lại mƣu vặt kiểu tiểu nông [62].
Đời ngƣời vốn là cõi vô thƣờng, từ xa xƣa đến nay chúng ta chỉ lí giải, nêu ra căn nguyên về nỗi đau khổ và luôn tìm đến sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ ấy. Nỗi khổ đƣợc ví cũng nhƣ nƣớc đại dƣơng mênh mông chỉ có một vị là mặn, còn học thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt (Phật Thích Ca). Con ngƣời khi sinh ra vốn đã mang trong mình số nghiệp của sự khổ, theo đạo Phật, con ngƣời có tám nỗi khổ (bát khổ). Vì đau khổ trong cuộc sống mang nhiều hình thái khác nhau, ảnh hƣởng sâu sắc đến cuộc sống con ngƣời nhƣng lại không thể giải thoát đƣợc khỏi nó. Khi đến cùng cực và bế tắc con ngƣời tìm đến tôn giáo, tìm đến ánh sáng của sự hi vọng mong đƣợc an ủi trong tâm hồn vơi bớt nỗi đau, tạm quên đi những sóng gió oan nghiệt của trần thế, đôi khi cũng muốn rũ bỏ bụi trần dơ bẩn, gột sạch tâm hồn, để mong chờ một cuộc sống ổn định, yên tĩnh và bình an. Mong muốn, hi vọng, tìm kiếm nhƣng mấy ai tìm đến căn nguyên tận cùng khiến cho đời trở thành bể khổ. Có thể rằng, mọi nỗi khổ của con ngƣời cũng bắt nguồn từ chính những vô minh, từ lòng ham muốn hay khát vọng đến tận cùng, từ sự si mê, hay lòng thù hận. Và
có lẽ, phải hiểu đƣợc nguồn cơn của nỗi khổ mới có thể mong trở thành chin quả, đắc đạo chân tu, đạt tới cảnh giới của sự giải thoát khỏi khổ ải trần gian.
Đội gạo lên chùa đƣợc nhà văn Nguyễn Xuân Khánh viết bằng sự chiêm nghiệm 79 năm sống trên cõi nhân gian và cơ duyên với Phật pháp. Bằng vốn am hiểu Phật giáo của mình, mở đầu tiểu thuyết Đội gạo lên chùa
ông đã đề cập ngay đến nỗi khổ đau của con ngƣời giữa kiếp vô thƣờng. Mà điều đặc biệt ở đây ông đặt con ngƣời với nỗi khổ đau ở ngay bối cảnh thời loạn lạc, thời "mạt pháp", lúc cái ác lên ngôi làm cho con ngƣời điêu đứng lâm vào đƣờng cùng của sự bế tắc: "Con cắn cỏ van xin cụ mở lòng từ bi cho chị em con đƣợc nƣơng nhờ cửa Phật. Chị em con đã đến bƣớc đƣờng cùng". Sƣ cụ thở dài. Cụ mở mắt nhìn khuôn mặt đẫm lệ của cô con gái, rồi lại nhìn khuôn mặt trái xoan non dại với đôi mắt sáng u buồn sâu thẳm và nƣớc da xanh của cậu bé An, cụ hiểu nỗi đau đớn của hai linh bé bỏng này thật là to lớn, nỗi sợ hãi họ vừa trải qua cũng khủng khiếp vô cùng”. Cái thở dài của ngƣời nhìn thấy rõ nguồn cơn của mọi khổ đau mà con ngƣời phải gánh chịu bởi lẽ "con ngƣời sinh ra là thế. Ai cũng khổ [35;661]. Cái khổ do vô minh.
Trong Đội gạo lên chùa ngay cả anh Tây lai Barnarrd Matinot - một anh chàng bị "da vàng hóa", cũng bị rơi vào cảnh tâm lý lƣỡng phân, "Ngƣời ta giải thích rằng: Khi một ngƣời lính đi xâm chiếm phối kết với một ngƣời đàn bà thuộc địa, thì đứa con sinh ra là một bãi chiến trƣờng cho cuộc chiến tranh chấp giữa dòng máu nội và dòng máu ngoại. Nếu ngƣời mẹ trở thành ngƣời thắng cuộc, ngƣời con sẽ trở về chung sống cùng gia đình phía ngoại. Nhiều ngƣời lai đã trở thành những chiến sĩ chống thực dân kiên quyết nhất. Và ngƣợc lại, nếu ngƣời cha giành đƣợc phần thắng, đứa con sẽ trở thành kẻ chống đối lại ngƣời mẹ đã nuôi nấng nó một cách điên cuồng. Hắn lấy mọi lý do, cố phủ nhận giá trị của ngƣời mẹ. Và để lấy lòng ngƣời cha, hắn sẽ không từ một thủ đoạn nào. Hắn ghê tởm dòng máu ngƣời mẹ mà hắn mang trong
huyết quản. Hắn cực kì nguy hiểm, bởi vì hắn từ lòng mẹ chui ra, hắn đã thuộc lòng những gì thuộc về ngƣời mẹ. Barnard thuộc trƣờng hợp này. Phải nói rằng có lúc hắn đã ngả về phía ngƣời mẹ. Nhƣng rồi hoàn cảnh chiến tranh đƣa đẩy, hắn đã chối từ phía mẹ và đi về phía ngƣời cha. Chối từ bằng những lí lẽ biện minh đàng hoàng". Do tâm lý lƣỡng phân kết hợp với những chấn thƣơng sâu sắc, hắn mang vào cuộc chiến nỗi hận thù tàn khốc của kẻ từng chịu những chấn thƣơng nặng nề về tâm lý. Nỗi hận thù đó bắt rễ từ chính lòng tham sân: Cuộc cách mạng tháng Tám thành công làm tan nát trong Barnard niềm kiêu hãnh của kẻ chinh phục. Từ chính sự si mê, si mê cái vô thƣờng, cái vốn không tồn tại mãi mãi làm dấy lên trong con ngƣời ta sự ân hận. Từ sự chấp trƣớc vào cái vô thƣờng và bản ngã. Con ngƣời ta sinh ra rồi mất đi, vận động tồn tại dƣới sự tác động của quy luật sinh - lão - bệnh - tử, sinh - trụ, dị - diệt. Vì cái chết của ngƣời mẹ và ngƣời cậu của viên sĩ quan đã làm cho sự thù hận của hắn càng lúc càng sâu sắc, "sự thù hận có tính lây lan". "Bà Thu chết, Barnard nghĩ dù bà không chết trực tiếp vì tay Việt Minh, nhƣng Việt Minh phải chịu trách nhiệm gián tiếp. Bởi vì không có cái chết của ông lý Cẩm, thì bà Thu không héo hon đi nhƣ thế. Cái chết của ngƣời cậu và ngƣời mẹ trở thành cái hận thứ ba trong lòng viên trung úy phòng nhì" [35;66]. "Đức Phật bảo sân hận là một trong những nguyên nhân tạo thành đau khổ thế gian. Hận thù nối tiếp hận thù muôn đời muôn kiếp không tan. Cái vòng luẩn quẩn nhƣ thế chẳng bao giờ dứt" [35;615]. Cái sự thù hận của Barnard nó đã bị đầy lên tột đỉnh và bộc lộ rõ qua quan niệm sống "kẻ nào nhân đạo, kẻ ấy đang tự sát" [35;45]. Và minh chứng cho sự hung bạo thảm khốc ấy là những hình ảnh tàn sát dã man, kinh hoàng biểu lộ rõ qua hành động của hắn. Nỗi khổ đau của con ngƣời nó muôn hình vạn trạng. Con ngƣời ta đau khổ bởi vô minh, lòng tham, sự thù hận, sự si mê. Nhƣng thế chƣa đủ, con ngƣời còn đau khổ bởi vô thƣờng. Đức Phật dạy rằng: "Chẳng có gì sinh
ra, chẳng có gị mất đi. Gặp duyên thì tụ thì sinh. Hết sinh thì tán thì diệt" [35;552]. Nhƣng con ngƣời không hiểu nó, cứ chấp trƣớc vào nó bởi vậy vô thƣờng nó chi phối kiếp nhân sinh nhƣ một định luật chung của sinh tồn. Quy luật ấy đƣợc tác giả phác họa rõ nét chính ở số phận của con ngƣời trong chiến tranh. Nguyệt và An phút chốc mất hết cha mẹ, nhà cửa phải lƣu lạc đến ở ngôi chùa. Bà vãi Thầm trở thành ngƣời phụ nữ bơ vơ, điên điên dại dại ngay sau cái đêm chồng bà chết giữa đồng. Bà Thu đang có cuộc đời hạnh phúc bỗng rơi vào khổ đau khi chồng tử trận. Khoan Độ là tay giang hồ nhƣng sau khi vợ hắn bị rắn cắn chết hắn trở thành ông sƣ nguyện cả đời đi theo và bảo vệ Phật pháp. Trong ngày vui của lễ đính hôn Nguyệt vẫn luôn bị ám ảnh bởi lời nói của mẹ: "Đời ngƣời con gái chỉ nhƣ hạt mƣa sa... Chớ thấy hanh vàng đã tƣởng nắng to. Cái vui chƣa tan, cái buồn đã tới" [35;160]. Rồi trong cải cách ruộng đất, những gia đình bình lặng bỗng lâm cảnh vợ ngồi ghế quan tòa kết tội chồng, con phải chứng kiển cảnh mẹ tố tội và kết án cha, một chủ tịch xã hết lòng vì dân phải chốn chạy và bị chết giữa sông Hồng. Một cô gái xinh đẹp, trong trắng nhƣ Rêu phải nhảy xuống giếng tự vẫn... Tất cả các hình ảnh trên minh chứng cho quy luật vô thƣờng. Cũng chính sự nhận thức đƣợc cái vô thƣờng mà nhân vật trong Đội gạo lên chùa luôn mang trong mình sự bất an khi sống giữa cõi nhân gian.
Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh – nhân vật bi kịch về sự cô đơn của ngƣời trí thức với tƣ tƣởng canh tân trên nền ẩm mốc thối nát của xã hội mạt Trần [66].
Hồ Quý Ly nhân vật trở thành trung tâm của sự chú ý, khiến cho các nhà sử học tốn không biết bao giấy mực để bình xét công và tội, đức và tài ngay sau khi tiểu thuyết Hồ Qúy Ly ra đời. Nguyễn Xuân Khánh đã dành gần 20 năm để suy nghĩ và xây dựng hình tƣợng nhân vật này. Hồ Quý Ly trƣớc đây bị coi là kẻ cƣớp quyền đoạt vị nhà Trần nhƣng đi vào tiểu thuyết,
Nguyễn Xuân Khánh ông khai thác Hồ Qúy Ly ở nhiều khía cạnh khác mà không sa vào thiên kiến đó.
Dƣới ngòi bút của nhà văn, Hồ Quý Ly là nhân vật mang khát vọng lớn lao về quyền lực, về sự đổi đời không chỉ cho riêng mình mà cho toàn dân tộc. Ông là một ngƣời quyết đoán, có đầu óc độc lập, có trí tuệ sắc sảo, cá tính mạnh mẽ và phức tạp. Trƣớc nguy cơ sụp đổ, giặc ngoại bang, quân nội phản từ phía Nam, quân Chiêm Thành không ít hơn 10 lần mang quân xâm chiếm, phía Bắc nhà Minh liên tục bị dòm ngó. Bên trong triều đình vừa diệt trừ quân phiến loạn, nội chính triều đình lục đục liên miên… vận mệnh đất nƣớc đang rơi vào nguy cơ ngàn cân treo sợi tóc. Hồ Qúy Ly mang mong muốn nhân dân cùng triều đình đồng lòng, trên dƣới một lòng để cứu lấy vận mệnh đất nƣớc đang trên bờ vực thẳm khó lòng cứu vãn.
Đất nƣớc cần phải có sự đổi thay, lột xác. Về kinh tế, ông chủ trƣơng thay tiền giấy bằng tiền đồng, đƣa ra chính sách hạn nô, hạn điền; chủ trƣơng chống tham nhũng, làm sổ hộ khẩu… Về chính trị, trƣớc tiên ông cải cách xã hội, tiếp đó cải cách triều chính, tổ chức lại bộ máy quan lại. Hồ Quý Ly đã nói với con trai Nguyên Trừng: “Đất nƣớc ta quá ƣ hỗn loạn, cần có một sự thay đổi, cần có một sự đảo lộn. Lẽ dĩ nhiên, tàn nhẫn đấy, đau thƣơng đấy, nhƣng ta sẽ cố gắng cho bớt cảnh đầu rơi máu chảy” [36;486].
Những chủ trƣơng cải cách rất táo bạo và có ý nghĩa với tình thế đƣơng thời. Đó là những điều nên làm trƣớc sự thay đổi tất yếu của lịch sử dân tộc lúc bấy giờ, khi thảm cảnh diệt vong của nhà Trần đã hiện rõ và muốn cứu vớt dân tộc chỉ có cách là thay đổi, là cách tân.
Có thể nói, tƣ tƣởng cách tân đất nƣớc của ông đáng đƣợc ca ngợi. Ông là ngƣời đầu tiên trong lịch sử dân tộc dám đổi mới chủ trƣơng, thay đổi chế độ cũ nát lỗi thời để xây dựng một vƣơng triều, xã hội mới . Vua Trần Nghệ Tông “rất hiểu ông trong những tƣ tƣởng và dự định cải cách xã hội lớn lao,
mƣu cầu cƣờng thịnh cho dân tộc”. Những chủ trƣơng, thay đổi của ông không chỉ đƣợc những ngƣời trong giới cùng tƣ tƣởng ủng hộ mà cả những kẻ chống đối, thù địch chống phá cũng phải cúi đầu thừa nhận sự cần thiết của nó. Thƣợng tƣớng Trần Khát Chân từng nhận xét: “Thái Sƣ là ngƣời tài cao, học rộng, mƣu lƣợc, quyết đoán, muốn đổi thay đất nƣớc” [36;292]. Phạm Sinh, con trai ngƣời anh hùng Phạm Sƣ Ôn cũng có đánh giá về Hồ Quý Ly: “Quan Thái Sƣ, đó là con ngƣời đại chí… ông ta thông minh, có thể nói sâu sắc đến tinh tế, nhƣng đầy tham vọng… tham vọng đến độ ngạo mạn”. Ông ta “vừa tàn bạo đến cùng cực… nhƣng lại vĩ đại vô cùng” [36;726].
Nhƣng trên thực tế, những cải cách xã hội, công cuộc làm biến pháp của Hồ Quý Ly lại bị coi là những chủ trƣơng của kẻ “thoán nghịch”, vì những tham vọng quyền lực cá nhân. Do vậy, ông đã bị chống đối quyết liệt. Và cái con ngƣời “muốn đi tìm phƣơng thuốc lớn cho thiên hạ”, con ngƣời muốn xoay chuyển trời đất để tƣ tƣởng đi vào lòng thiên hạ ấy đã bị thất bại. Triều đình biến thành chiến trƣờng. Ông hiểu rằng muốn cải cách phải triệt để, “muốn biếm pháp cần phải có quyền hành”. Để đạt đƣợc điều đó, ông phải có bản lĩnh cứng cỏi, ý chí sắt đá, và muốn làm việc lớn thì không thể lƣu tình.
Với nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật đặc sắc, Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng nhân vật trong những quan hệ đầy mâu thuẫn và đối nghịch nhau ở mức đỉnh điểm. Đó là quan hệ quân - thần, phụ - tử, quyền lực - đạo đức, Phật giáo - Nho giáo… Cũng nhƣ nhân vật Trần Thủ Độ trong tiểu thuyết Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, để hiện thực hóa chủ trƣơng canh tân của đất nƣớc, Hồ Quý Ly đã phải bất trung với vua, bất hiếu với thầy, bất nghĩa với em, bất nhân với cả dòng họ Trần, bức tử con rể là vua Trần Thuận Tông, biến đứa con gái ruột - Hoàng hậu Thánh Ngẫu thành bà góa, biến đứa cháu ngoại mới 3 tuổi thành vua và cuối cùng ông đã đi trên con đƣờng đẫm máu bƣớc lên ngai vàng.
Dƣới con mắt của Nguyên Uyên và những quan lại chống đối, Hồ Quý Ly là kẻ “đa sát, nhiễu sự, lên ngôi hắn sẽ là một bạo chúa, một Tần Thủy Hoàng của nƣớc Việt [36;187]. Trần Khát Chân xếp ông vào loại “thâm hiểm nhƣng thực mƣu lƣợc”,“ hiếm thấy một con ngƣời nào có lòng dạ ghê gớm nhƣ ông ta” [36;287]. Ngƣu Tất kết tội Hồ Qúy Ly là bất trung, bất hiếu, bất nghĩa, coi “Qúy Ly chẳng khác loài chó lợn… Tàn tặc nào bằng! Trời đất cũng phải nghiến răng căm hận” [36;582]. Đối với ông, mọi suy tính đến hành động đều trù liệu cho sự nghiệp. Ngay cả Hồ Nguyên Trừng, con trai ông, cũng cảm nhận đƣợc ngƣời cha mình “lạnh lùng và tính toán”. Nguyên Trừng vừa thƣơng cha, phục tùng cha nhƣng vẫn ghê sợ trƣớc những thủ đoạn tàn nhẫn của cha…
Hồ Quý Ly càng thúc đẩy cách tân mạnh mẽ bao nhiêu thì khiến ông càng bị cô lập, chống đối bấy nhiêu. Càng cô lập, càng bị chống đối, càng đẩy nhanh công cuộc cải cách. Ở chốn triều chính ông là vị quan đầu triều đầy uy quyền, lạnh lùng nhƣng bên trong con ngƣời ông lại ẩn chứa nhiều trăn trở, sự cô độc, khát khao gặp đƣợc tri kỷ hiểu đƣợc tƣ tƣởng, lý tƣởng sự nghiệp của ông.
Xuất phát từ điểm nhìn bên trong, Nguyễn Xuân Khánh tạo nên hình tƣợng nhân vật Hồ Quý Ly không chỉ với những tham vọng táo bạo, thủ đoạn tàn nhẫn nhƣng đối lập với đó là sự cô đơn, khát khao hƣớng thiện bên trong con ngƣời ông. Cách xây dựng nhân vật này của Nguyễn Xuân Khánh làm nên điểm khác biệt lớn giữa lịch sử và văn chƣơng. Lịch sử chỉ ra con ngƣời Hồ Quý Ly tàn bạo nhƣng văn chƣơng lại chỉ ra con ngƣời Hồ Quý Ly với những cảm xúc phức tạp của một con ngƣời đời thƣờng.
Luôn đối phó với những phe phái, âm mƣu, Hồ Quý Ly thèm có đƣợc ngƣời hiểu mình: “Ta cần, ta muốn, ta thèm đƣợc có ngƣời hiểu ta. Vây cánh của ta, họ có hiểu ta không? Có lẽ họ chỉ hiểu ta ở bề ngoài” [36;94]. Ông giết Đa Phƣơng bởi ông “rất cần tin ngƣời và cần ngƣời tin”, “giết rồi lại ƣu phiền
lo lắng” [36;94]. Ông giằng co, tính toán để thực hiện tham vọng để cuối cùng lại tự hỏi: “Ta sung sƣớng hay ta không sung sƣớng… tiếng cƣời thỏa mãn hay tiếng cƣời buồn, hay tiếng cƣời cô đơn” [36;524]. Quyền lực chẳng đem lại hạnh phúc cho ông. Hằng đêm, trƣớc pho tƣợng bà công chúa Huy Ninh, ngƣời vợ hiền hậu của ông với “đôi tay trắng ngà đƣơng đẩy ra, mà hình nhƣ hai bàn tay ấy đƣơng đặt lên mớ tóc bạc của thái sƣ để che chở, vuốt ve, an