6. Giới thiệu bố cục luận văn
3.2. Cái bi trong Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
3.2.1. Khái niệm cái bi
Cái bi là một phạm trù thẩm mĩ tồn tại bên cạnh cái đẹp, cái cao cả, cái hài phản ánh một phẩm chất thẩm mĩ của thực tại khách quan, là một phƣơng diện đặc biệt trong quan hệ thẩm mĩ của con ngƣời. Cái bi là mảng thẩm mĩ đặc biệt tồn tại lâu dài trong cuộc đấu tranh phát triển của con ngƣời. Cái bi chỉ sự thất bại hay cái chết của cái đẹp trong cuộc đấu tranh với lực lƣợng đối lập; là thắng lợi của lực lƣợng chống phá cách mạng, lạc hậu trƣớc các lực lƣợng cách mạng, tiến bộ; là những hy sinh, mất mát mà cách mạng phải gánh chịu trong cuộc đấu tranh với giai cấp lạc hậu.
Cùng với sự phát triển của tƣ tƣởng mĩ học, cái bi cũng đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Aristotle là ngƣời đầu tiên nghiên cứu về bản chất của bi kịch, ông nhấn mạnh cái bi trở thành hiện tƣợng quan trọng trong xã hội khi mà bi kịch đƣợc đẩy lên cao trào và trở thành đỉnh cao nhất của nghệ thuật. Nhân vật trung tâm trong bi kịch phải là những ngƣời mang phẩm chất tốt, có suy nghĩ và hành động nghiêm túc, cao thƣợng, nhƣng khi xung đột xảy ra với cái xấu lại phải chịu bất hạnh, thậm chí là cái chết. Sau Aristotle, Hegel là ngƣời có nghiên cứu về bản chất bi kịch toàn diện nhất, ông chỉ ra
những đặc điểm của tính cách bi kịch và xung đột bi kịch. Bi bịch xuất hiện khi có sự thâm nhập, tác động lẫn nhau giữa tính cách bi kịch và hoàn cảnh bi kịch. Hoàn cảnh đó mang một nét chung gắn liền với một tình huống cụ thể có tính lịch sử, đó là tình huống thế giới. Tính cách bi kịch không thể chống lại, phản lại những mục đích và nguyên tắc, thậm chí còn coi nó cao hơn cả mạng sống của mình. Đặc biệt, ông là ngƣời đầu tiên chỉ ra tính chất phổ biến trong mục đích của tính cách bi kịch, tính mục đích ấy đƣợc biểu hiện thành “khát vọng đạt tới cái tuyệt đối trong bản chất của mình [9;161]. Xung đột bi kịch là loại xung đột không hòa giải, hay thỏa hiệp, là loại xung đột có ý nghĩa chủ yếu, quan trọng, đƣợc nảy sinh từ những mâu thuẫn sâu sắc, nhƣng lại không phải là sản phẩm của một cuộc cãi vã, chửi bới nhỏ nhen. Khắc phục hạn chế của Hegel, Tsernushevski khẳng định rằng trong cái bi không những có tính tất yếu mà còn có tính ngẫu nhiên. Từ đó, ông đƣa ra định nghĩa: “Cái bi là cái khủng khiếp trong cuộc sống của con ngƣời” [9;180].
Nói đến sự xuất hiện của cái bi, có ngƣời quan niệm rằng cái bi chính là sự tồn tại hay mất đi của một cơ thể sống, sự ngƣng đập của một con tim trong lồng ngực, những ý nghĩ ngƣng lại trong suy nghĩ của một con ngƣời nào đó… Nhƣ vậy, bi kịch số phận con ngƣời tất yếu xảy ra khi con ngƣời đƣợc sinh ra trong thời gian và chết đi khi quỹ thời gian không còn nữa. Chủ nghĩa duy vật trƣớc Mác tồn tại khuynh hƣớng phi xã hội hóa bi kịch. Tức là coi cái chết của con ngƣời trở thành giá trị tuyệt đối, cái bi bắt nguồn từ ngẫu nhiên mà nó không bắt đầu từ bản chất hay các yếu tố đã có trƣớc… Ngoài ra, còn có nhiều quan điểm khác về cái bi nhƣ: quan niệm nhân bản, quan niệm về tính ngẫu nhiên… [30;36]. Cái bi phản ánh các mâu thuẫn tạm thời không giải quyết đƣợc xảy ra trong cuộc sống. Trong một điều kiện lịch sử nào đó, cái hoàn toàn mới bị thất bại do chƣa gặp đƣợc những điều kiện lịch sử thật
chín muồi để chiếm hữu vị trí thống trị, phát triển và chiến thắng, đó là cái bi của mĩ học [30;37].
Nhƣ vậy, “bản chất của cái bi là cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng, cái mới mang nội dung xã hội tích cực trong đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực đã bị thất bại tạm thời, bị tiêu vong, bị hi sinh, tạo nên sự đồng cảm thẩm mĩ, có ý nghĩa bất tử trong chủ thể xã hội tiên tiến” [30;36].