6. Giới thiệu bố cục luận văn
2.1. Tiểu sử và sự hình thành quan niệm
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh lấy bút danh Đào Nguyễn, Đào là họ mẹ (cũng là làng Đào Xá), Nguyễn là họ cha, bút danh gắn bó với ông suốt những năm tháng phải “chịu nạn”, dịch sách kiếm tiền, trải nghiệm nhân sinh cay đắng. Ông sinh năm 1932 (Nhâm Thân) tại quê mẹ, phố Huế - Hà Nội, quê nội ông là làng Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội, nơi nghề may (hàng chợ) nổi tiếng thuộc ngoại ô thành phố. Hiện nay nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đang ngụ tại ngõ Trần Khát Chân, vùng nổi tiếng thơ mộng ở ngoại ô Hà Nội xƣa kia. Với khả năng sáng tác đặc sắc, dồi dào ý tƣởng, chúng ta sẽ còn có dịp đƣợc tiếp tục thƣởng thức những tác phẩm của ông.
Có ngƣời nói theo tử vi, tuổi Thân (cầm tinh con Khỉ) là tuổi lận đận, long đong, nhƣng sau này sẽ làm nên nghiệp lớn (đứng chữ Nhâm, với con trai là ngƣời có tài, lại đƣợc mệnh Kiếm Phong Kim). Chẳng biết lá số tử vi đúng đến đâu, nhƣng để có nghiệp lớn ông đã đánh đổi bằng cả máu và nƣớc mắt. Tuổi thơ của ông cũng gắn với giai đoạn lịch sử có nhiều biến động lớn về chính trị, kinh tế và văn hóa. Thủa thiếu thời, đam mê của Nguyễn Xuân Khánh là âm nhạc, ông đàn hay hát giỏi là cây văn nghệ. Nhƣng không may, ông đã phải nghỉ hƣu sớm sau khi gặp một tai nạn nghề nghiệp. Ông đã từng là sinh viên Đại học Y khoa, tham gia quân ngũ, sau đó làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, Báo Thiếu niên Tiền Phong. Giữa cuộc đời mộng mị và việc dịch sách kiếm sống, Nguyễn Xuân Khánh đã từng biên dịch các tác phẩm: Những quả vàng của Nathalie Saraute; Lời nguyền cho kẻ vắng mặt của Tahar Ben Jelloun; Nhận dạng nam của Elizabeth Badinter; Người đàn
bà ở đảo Saint Dominique của Bona Dominique. Ông đam mê dịch sách, và viết văn cũng vậy, đó luôn là khát khao trong ông, chính vì vậy ông đã cho ra đời các tác phẩm nhƣ: George Sand - Nhà văn của tình yêu, Miền hoang tưởng, Hai đứa trẻ và con chó mèo xóm núi...
Nguyễn Xuân Khánh hoàn thành lớp tú tài Toán, sau đó theo học tại Đại học Y khoa Hà Nội, đến năm 1952 thì ra vùng tự do tham gia bộ đội, công tác tại đơn vị pháo binh. Sau đó, ông dạy tại Trƣờng Sĩ quan Lục Quân, trƣớc khi chuyển về làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1966, ông làm việc tại báo Thiếu niên Tiền phong với vai trò phóng viên. Nguyễn Xuân Khánh xếp hạng nổi tiếng thứ 74903 trên thế giới và thứ 120 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng. Năm 2006, tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn đạt giải thƣởng của Hội Nhà văn Hà Nội. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly liên tiếp nhận đƣợc các giải thƣởng: Giải thƣởng cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 1998 - 2000; Hội Nhà văn Hà Nội 2001; Giải Thăng Long của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội 2002. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có những sáng tác tiêu biểu nhƣ: Những quả vàng (dịch, Nhà xuất bản Phụ nữ, 1996), Miền hoang tưởng (tiểu thuyết, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1990), Hoàng hậu Sicile (dịch, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1999), Hồ Quý Ly (tiểu thuyết, Nhà xuất bản Phụ nữ, 2000, 2001, 2002), Bảy ngày trên khinh khí cầu (dịch, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1998), Rừng sâu (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học, 1962), Hai đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi (Nhà xuất bản Kim Đồng, 2002), Mưa quê
(Nhà xuất bản Kim Đồng, 2003), Trư cuồng (tiểu thuyết, talawas, 2005), Mẫu thượng ngàn (tiểu thuyết, Nhà xuất bản Phụ nữ, 2006), Chuông nguyện cầu cho kẻ đã khuất (dịch, Trung tâm Văn hoá - Văn minh Pháp và Nhà xuất bản Phụ nữ, 1998), Tâm lý học đám đông (dịch, Nhà xuất bản Tri thức, 2006).
Đại diện cho phong cách của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trong làng văn vào giữa những năm 1958 đến những năm 1970 là các tác phẩm trong tập
Rừng sâu, nhƣng đến những năm 1970, các tác phẩm của ông hầu nhƣ im ắng và không xuất hiện trong các xuất bản, báo chí chính thống. Các tác phẩm của ông giai đoạn trƣớc năm 1970 tiêu biểu cho cảm hứng, nội dung mang tính hƣớng tâm. Trong khoảng những năm 1973 đến năm 1984 Nguyễn Xuân Khánh cho ra đời hai tác phẩm Hoang tưởng trắng và Trư cuồng. Hai cuốn tiểu thuyết này của tác giả đến nay vẫn chƣa đƣợc giới văn học chính thống của Việt Nam chấp nhận.
Bộ ba tiểu thuyết: Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa đã đƣa tên tuổi nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trở thành nhà văn hàng đầu của Việt Nam, là tiểu thuyết gia hàng đầu của văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ 21. Tác phẩm đánh dấu sự trở lại của ông với nền văn học và độc giả Việt Nam chính là tác phẩm Hồ Quý Ly. Sau khi ra đời, tác phẩm nhanh chóng nhận đuợc sự quan tâm của độc giả và những đánh giá trọng thị từ giới văn đàn. Cũng trong năm 2000, trong cuộc thi tiểu thuyết 1998 - 2000 của Hội Nhà văn Việt Nam nhà văn đã đƣợc nhận giải thƣởng. Các tác phẩm của nhà văn không những nhận đƣợc sự tôn trọng của văn học chính thống mà còn có sức ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đời sống văn học. Nguyễn Xuân Khánh còn hơn cả vai trò của tiểu thuyết gia, xứng đáng trở thành là một hiện tƣợng bởi ông đã đi sâu vào việc đổi mới trong tƣ duy, tƣ tƣởng viết văn mà có thể thoát khỏi những vƣớng mắc về việc đổi mới bút pháp.