Quan niệm về con ngƣời

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn xuân khánh nhìn từ góc độ thẩm mỹ (Trang 31 - 34)

6. Giới thiệu bố cục luận văn

2.2. Quan niệm về con ngƣời

Theo nhà nghiên cứu văn học Trần Đình Sử, “cái nhìn nghệ thuật là hình thức bên trong cơ bản của sáng tác nghệ thuật, trực tiếp quy định cấu tạo hình thức của tác phẩm, thể hiện khả năng và chiều sâu lí giải con ngƣời và thế giới của tác giả” [47]. Nhƣ vậy là cái nhìn nghệ thuật là một loại hình thức mang tính quan niệm, nó kết tinh tất cả tƣ tƣởng, vốn sống, kiến thức văn hóa… của nhà văn mang tính độc đoán thuộc về phẩm chất tinh thần của

ngƣời nghệ sĩ. Nó mang tính thẩm mĩ và phải đƣợc thể hiện thông qua những sáng tác nghệ thuật cụ thể.

Thế giới và con ngƣời trong thế giới văn học thể hiện cái quan niệm của nhân vật, quan niệm của ngƣời viết lồng vào nhân vật trong tác phẩm vậy nên, tác phẩm thể hiện quan niệm nghệ thuật [16]. Quan về thế giới, về con ngƣời thể hiện trong việc nhà văn thể hiện tầm nhìn, triết lý, chiều sâu của tác phẩm với quan niệm nghệ thuật của mình [27]. Từ những vấn đề trong cuộc sống, mỗi nhà văn hình thành nên quan điểm vê nghệ thuật mang tính cá nhân riêng biệt. Nhƣng có lẽ vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất chính là những kinh nghiệm, trải nghiệm quý báu trong hoàn cảnh sống trong nhân sinh của tác giả. Nguyễn Xuân Khánh, với những vốn liếng nhân sinh, thực tế cuộc sống trải qua, ông đã mang ra và xây dựng nên các tác phẩm của mình.

Những năm tháng tuổi thơ chính là ký ức khó quên cho ông những suy tƣ đầu đời. Mồ côi cha từ nhỏ lại mang thân con vợ lẽ (bố ông có 3 vợ), mẹ ông không lấy chồng mà ở vậy nuôi con đến cuối đời dù ông biết đáy lòng bà không phải không có những khao khát cho riêng mình. Tuổi thơ ông gắn với những cuốn sách và những ngày cùng mẹ hầu đồng nơi cửa Phật. Lặng ngắm những bƣớc nhảy mê đắm đến man dại của cõi linh thiêng, ông đắm trong nỗi cô liêu của ngƣời mẹ trong những ngày hầu đồng. Không chỉ có mẹ, Nguyễn Xuân Khánh lớn lên trong vòng tay của những ngƣời phụ nữ trong gia đình, là bác, là dì, là chị em họ của ông. Hình ảnh ngƣời đàn bà Việt theo nhà văn luôn mang dáng vẻ đẹp đẽ, đẹp trong gian khổ, đẹp trong nghèo đói, cảm nhận ấy xuất phát từ chính cuộc sống thực tế của nhà văn. Chính những hình ảnh đẹp đẽ ấy đã đem đến cho Nguyễn Xuân Khánh cái nhìn sinh động, đầy đủ và rõ rệt về nữ tính, chất âm tính đƣợc ông miêu tả trong những tiểu thuyết của mình. Có lẽ vì thế mà những nhân vật nữ trong tác phẩm của ông luôn dành đƣợc một vị trí danh dự. Đắm trong tình yêu thƣơng và nỗi thống khổ

của những ngƣời phụ nữ ấy Nguyễn Xuân Khánh đã cho thấy một tình cảm đặc biệt, giàu cảm thông và đậm chất nhân văn cho số phận những nhân vật của mình. Cũng vì thế mà "mẫu tính" trở thành nét đặc biệt đƣợc nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến nhƣ là yếu tố đặc sắc nhất trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.

Quan điểm sống của Nguyễn Xuân Khánh gắn nhiều với tôn giáo, đặc biệt là đối với Phật giáo. Ông thừa nhận chính triết học và tƣ tƣởng đạo Phật luôn ảnh hƣởng đến ông rất nhiều. Ông luôn lấy đạo Phật làm điểm tựa để lý giải cho những hiện tƣợng con ngƣời và xã hội. Tác phẩm của ông nhằm tái hiện lối sống Phật giáo chứ không phải viết với tƣ cách là một ngƣời tu hành. Ông nói:" Đạo Phật vốn mềm dẻo thế nên mới có cuốn sách gợi hứng hai chữ "tùy duyên"”. Ông luôn quan niệm rằng chúng ta hãy cứ sống hết mình với cuộc đời này bằng bốn chữ của nhà Phật là từ - bi - hỉ - xả thì tôi nghĩ cũng đã hạnh phúc rồi, và những ngƣời xung quanh cũng cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Ông viết về đạo Phật, nhƣng không phải khuyến khích ngƣời phàm trần theo nghiệp đi tu mà ông nhấn mạnh về lối sống Phật giáo. Con ngƣời sống không quá rời xa hoan lạc, nhƣng lại nên an tĩnh tâm hồn. Các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh từ Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và đặc biệt là Đội gạo lên chùa

đã viết theo lối suy tƣ ấy. Bên cạnh đạo Phật, đạo Mẫu cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến Nguyễn Xuân Khánh. Với ông, đạo Mẫu tuy không "cao sang" nhƣ đạo Phật, không có một hệ lý tƣởng để trở thành một tôn giáo thực thụ, tuy vậy đạo Mẫu lại là nơi xoa dịu mọi nỗi đau, là điểm tựa tình thần của con ngƣời, đặc biệt là ngƣời phụ nữ.

Quê hƣơng nơi Nguyễn Xuân Khánh sinh ra, lớn lên chính là bối cảnh tạo nên không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông. Đó là hai vùng đất Thanh Nhàn và Cổ Nhuế khi xƣa khi mà những vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật và cả những nét văn hóa tinh thần quý giá bị khuất lấp bởi văn minh đô thị.

Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh chi phối rất nhiều đến lối viết của ông. Nhà nghiên cứu Phạm Toàn trong Tọa đàm Lịch sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh đã rất có lý khi ví von hình tƣợng: Chỉ có những nhà văn là chạm đến khát vọng của lịch sử bởi lịch sử không biết nói và đã trôi qua, sự còn lại chỉ là những quan điểm ghi chép dƣới góc nhìn mang quan điểm hoàn toàn cá nhân. Để chạm đƣợc đến cái hồn của lịch sử, tác giả phải quên đi những mâu thuẫn, tranh cãi đúng sai, hƣ thực mà dƣ luận bàn tán. Nguyễn Xuân Khánh là một trong số ít ngƣời thành công trên lĩnh vực sử thi với sự tự do trên sân chơi này. Khi nói về quan điểm của mình đối với thể loại sử thi, Nguyễn Xuân Khánh cho rằng: Có 2 loại tiểu thuyết lịch sử, một là xây dựng dựa trên một nhân vật nổi tiếng có tthật, hai là xây dựng lại bối cảnh lịch sử những nhân vật hƣ cấu. Từ đó, nếu chọn một nhân vật có thật, ta không thể bịa đặt sự kiện lịch sử mà chỉ có thể sang tạo ra tâm lý và các nhân vật phụ để làm nổi bật lên nhân vật chính. Nếu ta chọn cách hƣ cấu nhân vật, vậy lịch sử là cái đinh treo của văn chƣơng. Nhà văn còn nhấn mạnh rằng, ông quan niệm phải phản ánh đƣợc lịch sử dƣới góc nhìn của con ngƣời đƣơng đại mới là thành công chứ không phải cứ kể lại lịch sử là thành tiểu tuyết lịch sử. Chúng ta đang viết tiểu thuyết, văn chƣơng cho ngƣời đang sống đọc, cảm nhận, hƣởng thụ, do vậy chúng ta phải nói về nhứng điều họ quan tâm.Bằng những quan điểm đó, Nguyễn Xuân Khánh cho thấy rõ những định hƣớng của mình khi viết tiểu thuyết.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn xuân khánh nhìn từ góc độ thẩm mỹ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)