6. Giới thiệu bố cục luận văn
2.3. Quan niệm về lịch sử
Văn học là nghệ thuật miêu tả, khắc hoạ con ngƣời dƣới góc nhìn mỹ học từ bên ngoài đến bên trong và cả những biến chuyển trong suy tƣ con ngƣời. Từ xƣa đến nay, con ngƣời vẫn là đối tƣợng khắc hoạ trung tâm nhất của văn học, cho dù có miêu tả đồ vật, thần linh, ma quỷ thì cũng là những hình ảnh đƣợc biến thể của con ngƣời, một hình ảnh dƣới dạng khác của con
ngƣời. Mặt khác, nhờ sự vật, hiện tƣợng, văn học mới làm cho hình ảnh con ngƣời có cái mỹ học thông qua miêu tả chiều sâu, tính độc đáo riêng của hình tƣợng. Sự biến thiên về cảm xúc, hình tƣợng của con ngƣời trong những tác động của hiện tƣợng, sự việc làm nổi lên cái nét mỹ học mà tác giả muốn khắc hoạ về con ngƣời dứơi cách nhìn cá nhân. Sự lý giải, cắt nghĩa, cảm nhận con ngƣời thông qua các nguyên tắc, phƣơng tiện, biện pháp, hình thức miêu tả trong văn học tạo nên giá trị của văn học và thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong đó [33].
Sự chi phối tất cả các yếu tố khác của văn học chính xuất phát từ sự thay đổi trong yêu cầu thể hiện quan niệm nghệ thuật về con ngƣời qua mỗi giai đoạn lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử, hình tƣợng con ngƣời đƣợc khắc hoạ khác nhau, quan niệm về cái đẹp, thẩm mỹ cũng khác nhau và đây là tiêu chuẩn cơ bản nhất để đánh giá giá trị nhân văn của một hiện tƣợng văn học. Vậy nên, cái cốt lõi nhất là chúng ta cần tìm hiểu, phân tích về chất lƣợng nghệ thuật của nhân vật đƣợc khắc hoạ, đặt nó trong hoàn cảnh của tác phẩm, của thời đại để tìm hiểu về giá trị của sự sang tạo, chỉnh thể nghệ thuật mà nhà văn sáng tạo. Sự khám phá này làm nổi lên sự mới mẻ về chất lƣợng nghệ thuật, nhận dạng dấu hiệu vận động, đổi mới của văn học thông qua sự đổi mới hình tƣợng nhân vật [55].
So với giai đoạn trƣớc năm 1986, hình tƣợng, quan niệm mỹ học về hình tƣợng con ngƣời có sự thay đổi rất rõ rệt, đặc biệt là với thể loại tiểu thuyết. Tuy cùng góp mặt trong dòng chảy chung của văn chƣơng nhƣng cách thể hiện của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có những nét đổi mới sâu sắc, cá tính mới lạ. Trong văn của ông, hình tƣợng con ngƣời đƣợc thể hiện một cách rất đời thƣờng với những lo toan, biến chuyển phức tạp, đa diện nhƣng rất bình dị. Đây là mẫu con ngƣời đƣợc ông thể hiện xuyên suốt và là cái “công cụ chính” để ông thể hiện tƣ tuởng, giá trị đúc kết của mình. Nhƣng với ba tác
phẩm Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa cách tiếp cận và xây dựng hình tƣợng của ông đã có sự thay đổi, ông thể hiện cái nhân vật của mình với sự phức tạp, đa dạng. Dù đó là nhân vật lịch sử, hay nhân vật hƣ cấu, ông đều thể hiện đƣợc hình tƣợng đa diện với đời sống nội tâm phức tạp, phong phú, đầy mâu thuẫn. Một vài hình tƣợng chúng ta có thể phân tích để thấy quan điểm về con ngƣời của ông nhƣ sau:
Đầu tiên là nhân vật Hồ Quý Ly trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Xuân Khánh. Không chỉ tiếp cận nhân vật dƣới góc độ trính trị - lịch sử, nhà văn đã tiếp cận ông dƣới góc độ đời thƣờng của một con ngƣời. Rũ bỏ hình ảnh quyết đoán, mƣu lƣợc, tham vọng trong đời sống chính trị, nhân vật trong đời thƣờng đƣợc khắc hoạ là ngƣời giàu tình cảm với đời sống nội tâm phong phú. Hay hình ảnh đầy mâu thuẫn, giằng xé, vừa đáng thƣơng, vừa đáng trách trong tâm hồn của hai nhân vật Nghệ Tông, Thuận Tông. Họ mang lòng nhân từ nhƣng lại yếu đuối, do dự, nhu nhƣợc. Hay đó là hình ảnh trung lập đuợc xây dựng với nhiều mâu thuẫn và khác với lịch sử của nhân vật Hồ Nguyên Trừng.
Con ngƣời trong tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh còn đƣợc lồng vào những nét văn hoá tâm linh. Quan niệm về văn hoá tâm linh đƣợc khắc hoạ trong hình tƣợng nhân vật của ông xuất hiện rất nhiều lần một cách rõ nét đúng nhƣ xu thế của văn học của thời kỳ hiện đại. Hình tƣợng nhân vật của ông xuất hiện luôn có nét giao thoa với các thế lực siêu nhiên, sức mạnh bí ẩn và có phần hƣ cấu. Sự bao bọc của thế giới siêu nhiên với nhân vật trong tiểu tuyết của Nguyễn Xuân Khánh có thể thấy thông qua những nhân vật Nghệ Tông, Thuận Tông, hoàng hậu Thánh Ngẫu, Nhụ, bà ba Váy, bà Mùi, Nguyệt, bà vãi Thầm,… với nét giao thoa của Đạo giáo, Phật giáo, đạo Mẫu. Trong tác phẩm của ông có những nhân vật mang những nét siêu nhiên, có khả năng linh cảm với hình tƣợng nhân vật Nghệ Hoàng với giấc mơ trong tác phẩm Hồ Quý Ly, linh cảm của Nhụ về ông Đùng, bà Đà
trong tác phẩm Mẫu thượng ngàn, bà Thầm với khả năng giao tiếp với cõi âm với hình ảnh những con đom đóm lập loè, hay hình ảnh con chim vành khuyên nhập hồn của cô Hoè,…
Trong không khí dân chủ của thời kì đổi mới hôm nay, Nguyễn Xuân Khánh không những quan tâm đến con ngƣời lý tƣởng mang màu sắc “thánh nhân”, nhà văn đi sâu vào khám phá con ngƣời với ý thức cá nhân về chính bản thân chính mình. Từ góc nhìn đời tƣ cá nhân, nhà văn đã thể hiện con ngƣời nhƣ những cuộc đời riêng, những số phận riêng. Trong dòng chảy của lịch sử, mỗi con ngƣời tự đối diện với chính mình, tự ý thức với những mâu thuẫn, những xung đột, những bi kịch… của chính mình.
Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, từ những nhân vật có thật trong lịch sử nhƣ Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, ông vua già Nghệ Tôn, Thuận Tôn, Trần Khát Chân, Nguyễn Cẩn, Phạm Sƣ Ôn, Chế Bồng Nga… đến những nhân vật hƣ cấu nhƣ Sử Văn Hoa, Phạm Sinh, Thanh Mai… đều hiện lên với một số phận lịch sử riêng đầy những bi kịch. Còn trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, cái làng Cổ Đình tuy hiện lên với những nét đẹp cổ kính nhƣng ngƣời đọc không khỏi ngậm ngùi trƣớc những số phận éo le, những mảnh đời bất hạnh, đau khổ nhƣ Trịnh Huyền, ông hộ Hiếu, anh cu Điều, cô Ngát, cô Mùi, cô Ngơ, thím Pháo…
Xuất phát từ quan niệm mới mẻ về con ngƣời, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện con ngƣời tự nhiên, bản năng trong cái nhìn mang tinh thần nhân văn, nhân bản sâu sắc. Các nhân vật nữ nhƣ Quỳnh Hoa, Thanh Mai, cô Sáo trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly; Cô Mùi, bà Ba Váy, thím Pháo, Nhụ, cô Ngơ… đến nhân vật huyền thoại nhƣ ông Đùng bà Đà trong Mẫu thượng ngàn đều là những hiện thân sống động của con ngƣời tự nhiên, bản năng. Họ là những con ngƣời có nguồn gốc xuất thân khác nhau, có địa vị xã hội khác nhau nhƣng họ đều coi trọng đời sống bản năng. Với họ, tình dục là một điều
bình thƣờng, một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Có thể nói đi sâu khám phá con ngƣời trong sự tự ý thức về con ngƣời bi kịch, con ngƣời tự nhiên, bản năng là cách Nguyễn Xuân Khánh thể hiện sự quan tâm đến con ngƣời cá nhân với tất cả cái riêng và những biểu hiện phong phú của “tính ngƣời”.
Một điều thú vị khác của hình tƣợng nhân vật đƣợc khắc hoạ bởi Nguyễn Xuân Khánh đó là cái đẹp, dù là nhân vật phản diện cũng mang cái “đẹp với vai trò” của nhân vật. Cái đẹp đƣợc nhà văn khắc hoạ, đề cao thông qua hình ảnh của kẻ sĩ - trí thức và ngƣời phụ nữ trong tác phẩm. Những nhân vật kẻ sĩ – trí thức trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh mang nhân cách cao đẹp, tâm hồn trong sạch, sự bao dung, cao thƣợng. Những ngƣời phụ nữ trong tác phẩm của ông lại mang vẻ đẹp tràn trề sinh lực, rất phồn thực, đời thƣờng và nữ tính từ hình ảnh ngƣời phụ nữ cung đình nhƣ công chúa Huy Ninh, Quỳnh Hoa, Thánh Ngẫu đến ngƣời phụ nữ bình dân nhƣ Thanh Mai, bà ba Váy, cô Đồng Mùi, cô mõ Hoa, cô trinh nữ Nhụ, cô Nguyệt, bà Nấm, bà vãi Thầm, bà Thu… Những nhân vật phản diện cũng đƣợc khắc hoạ cái đẹp với vai trò của mình trong tác phẩm nhƣ Quản Boong, hƣơng Ất hay Julien trong Mẫu Thượng Ngàn, Bernard, đội Khoát... trong Đội gạo lên chùa. Đây là nét mới trong quan niệm cái đẹp của văn học thời đại.
Đối với thể loại tiểu thuyết lịch sử, dã sử truyền thống, các sáng tác phải tuân thủ việc tôn trọng tuyệt đối nhân vật và sự kiện lịch sử, sự hƣ cấu không đƣợc vƣợt ra khỏi khuôn khổ của lịch sử và sự cho phép của quan niệm truyền thống. Chính vì lý do nhƣ vậy nên các nhân vật luôn đƣợc nhìn dƣới hai thái cực hoặc là thánh nhân hoặc là tội đồ. Sau thời kỳ đổi mới, quan niệm về nghệ thuật, về giá trị con ngƣời đã đƣợc thay đổi mạnh mẽ. Mỗi nhân vật đều đƣợc nhận sự phán xét công bằng từ phía ngƣời viết, ngƣời đọc. Việc miêu tả tâm lý phức tạp đa diện của nhân vật để nhìn nhận nhân vật một cách toàn diện tốt xấu, đau khổ, hạnh phúc, suy tƣ, dằn vặt, ân hận, xót xa. Chính
việc khắc hoạ nhân vật dƣới góc nhìn đa chiều khiến cho tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh mang nét độc đáo riêng biệt bởi cái nhìn nhận của ngƣời đọc đƣợc tôn trọng khi nhân vật hiện ra một cách hiện thực và gần gũi với cuộc sống thƣờng nhật với những suy nghĩ đôi khi bí ẩn không thể khám phá hết. Nhân vật đƣợc khắc hoạ trong tác phẩm của ông không chỉ là nhân vật đƣợc ghi trong sử sách nhƣ Hồ Quý Ly, Trần Nghệ Tông, Trần Thuận Tông mà còn là những nhân vật hƣ cấu nhƣ Sử Văn Hoa, Phạm Sinh, Nguyên Trừng, Thanh Mai, Quỳnh Hoa, Nhụ, bà Tổ cô, Mùi, bà ba Váy, Nguyệt, Rêu, cụ Thầm, bà Nấm, Mai, Hoa đều mang nét đặc trƣng riêng và để lại những phán xét riêng cho ngƣời đọc.
Nói đến thể loại dã sử, Nguyễn Xuân Khánh là một nhà văn tiêu biểu nhất đã giành đuợc thành công. Ông cho ra đời lần lƣợt ba bộ tiểu thuyết có tầm ảnh hƣởng lớn Hồ Qúy ly, Đội gạo lên chùa, Mẫu thượng ngàn. Đặc biệt, từ bộ ba tiểu thuyết để đời của mình đã đƣa ngƣời đọc đến với thế giới hào hùng của lịch sử, đƣa ra những góc nhìn mới, hình thành quan niệm nghệ thuật riêng - quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, quan niệm nghệ thuật từ những yếu tố nội tại của nhân vật… Từ đó, mở ra cho ngƣời đọc những chân trời mới, là thƣớc đo văn học và cơ sở tƣ duy nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh.
CHƢƠNG 3
HỆ THỐNG THẨM MĨ TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH