6. Giới thiệu bố cục luận văn
3.1. Cái đẹp trong Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
3.1.2. Biểu hiện cái đẹp trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
* Hình ảnh những nhân vật tri thức
Trong Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa xuất hiện hình ảnh những trí thức ngƣời Pháp ở thuộc địa Đông Dƣơng. Họ mang trên mình trách nhiệm với Tổ quốc là đi chinh phục đất nƣớc An Nam, nhƣng không phải ai khi mang trên mình trách nhiệm đó cũng tự hào khi ở vị thế của kẻ xâm chiếm. Họ nhìn nhận, họ đánh giá và chung sống và họ có đƣợc cái nhìn trân trọng và yêu mến bản sắc văn hóa của dân tộc da vàng. Họ mong muốn hiểu biết, đồng cảm, và từ đó chia sẻ lòng ái hữu. Philippe Messmer là ngƣời Pháp, xuất thân nông dân. Sự khôn ngoan và lối sống thực tế của Philippe khi đến làm chủ đồn điền xứ sở An Nam đã giúp ông hiểu rằng: “Không có sự cai trị nào vững bền hơn sự cai trị thông qua văn hóa tôn giáo” [37; 316]. Cha Colombert là ngƣời cả đời chỉ chăm lo việc đạo, ông sống trong thế giới của đạo lý, ông nhìn nhận ngƣời An Nam là những con ngƣời hiền lành, cần cù, thông minh và cam chịu nhất trên Trái Đất nên nguyện gắn bó với xứ sở tƣơi đẹp này. Đại úy Thalan trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa là một nhà quân sự có học và mang nhiều nguyên tắc. Chứng kiến hình ảnh những ngƣời lính Pháp xúc phạm tới ngƣời đàn bà An Nam (cô Nguyệt), ông khẳng định: “Chúng ta là những chiến binh của nƣớc Pháp văn minh và vinh quang. Chúng ta đem ánh sáng đến cho xứ sở này. Vậy, đối với ngƣời dân, chúng ta phải là bạn. Nhƣng đối với Việt Minh, kẻ thù của chúng ta, chúng ta quyết không nƣơng tay” [35; 37]. Cũng giống nhƣ Philippe Messmer, đại úy Thalan hiểu biết và tôn trọng văn hóa bản địa mà cội rễ là văn hóa làng xã. Ông không cho phép Tây lùn
Bernard có những lời nói hay nhận định mang tính kì thị và ác ý về nhà chùa, cho rằng họ là lũ dân mê tín, vì ông hiểu: “Con ngƣời có đức tin tôn giáo là những ngƣời lƣơng thiện, đáng quý. Ngƣời Pháp muốn đứng vững trên mảnh đất này, thì phải biết trân trọng ngôi chùa” [35;71]. Những nhận định và phát biểu của đại úy Thalan về chiến tranh, tôn giáo, là tƣ tƣởng của một bậc trí thức đƣợc thụ hƣởng những tinh hoa của nền giáo dục văn minh, rất đáng đƣợc xem trọng: “Chiến tranh là tàn bạo, nhƣng một dân tộc văn minh làm chiến tranh cũng phải tiến hành một cách văn minh” [35;219]. Phải chăng xuất phát từ lòng thƣơng xót con ngƣời, có nền tảng gia đình theo đạo Thiên chúa mà đại úy Thalan mang lòng trân trọng tôn giáo - đạo Phật của đất nƣớc bản địa đẹp đẽ giàu tình ngƣời An Nam.
* Hình tƣợng vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ
Trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, hình ảnh những ngƣời phụ nữ, ngƣời đàn bà Việt giản dị, tinh khiết và tràn đầy sức sống hiện lên nhƣ một ngôi sao sáng làm nên nét riêng biệt của tác phẩm. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đƣợc tác giả xây dựng trong bối cảnh làng quê vùng trung du Bắc Bộ đa dạng và phong phú. Đó có thể là thân phận của những ngƣời nông dân quê mùa bần hàn nhƣ bà vãi Thầm, chị Thì, chị Khoai, cô Xim... Hay là những bà vợ lẽ của cụ Chánh, cụ Bá nhƣ bà Thêu, bà Bệu với các cô con gái: cô Rêu, cái Hiếu... Là ngƣời tham gia Cách mạng nhƣ bà Nấm, cô Nguyệt, cái Huệ hay kiểu ngƣời phụ nữ Việt lấy Tây nhƣ bà Thu - mẹ của Tây lùn Bernard. Nhân vật ngƣời phụ nữ đƣợc thống kê với 16 nhân vật nhƣ thế, tuy vậy nhà văn vẫn giúp ngƣời đọc hình dung rất kĩ về họ, những cô gái, những ngƣời mẹ, ngƣời phụ nữ Việt mang nét đẹp đằm thắm, mặn mà. Vẻ đẹp của Nguyệt là dáng vẻ quê mùa, lam lũ trong cái khăn mỏ quạ với gƣơng mặt thanh tú, tinh khôi. Mặc dù khoác lên mình bộ quần áo quê mùa nâu sồng rách rƣới, chiếc khăn mỏ quạ vuông đen che kín cổ trắng
ngà và mái tóc đen mƣợt, ở Nguyệt vẫn toát lên vẻ đẹp thuần khiết, dịu dàng. Nhân vật Nấm, cô gái đƣợc sƣ Vô Trần cƣu mang trong vƣờn cò, cô Nấm mang một vẻ đẹp mát mẻ, trong sáng. Giữa ánh trăng đêm, vẻ đẹp cô gái trẻ hiện lên với khuôn mặt trẻ trung, tròn vành vạnh, tỏa ra một thứ hƣơng thơm nhƣ bông lúa ngậm sữa... Vẻ đẹp và thứ hƣơng thơm dịu ngọt đó đã quyến rũ nhà sƣ, để sƣ Vô Trần quyết định hoàn tục và kết duyên với cô. Trong những sắp đặt oan nghiệt của số phận, vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ vẫn không hề mất đi, mà chỉ biến đổi khác nhau, có thể bị chìm sâu trong những đói khổ, rệu rã hay những đớn đau khắc khoải của hoàn cảnh tạo nên. Chị Khoai, ngƣời vợ bất hạnh của sƣ bác Khoan Độ là một điển hình nhƣ thế. Chị Khoai đƣợc sƣ Độ cứu sống trong đêm, ngƣời đàn bà ăn mày có khuôn mặt hốc hác, hố mắt trũng sâu, đôi môi trắng bợt đã làm bừng tỉnh những bản năng vốn có bên trong con ngƣời sƣ Đô đƣợc dấu kín sau lớp vỏ bọc bên ngoài thô ráp, cục mịch ấy.
Trong sức sống mang vẻ đẹp phồn thực của ngƣời đàn bà, vẻ đẹp nhục cảm, đằm thắm nhƣng cũng không ít những bi kịch khoác lên tâm hồn họ. Ở khía cạnh này, Nguyễn Xuân Khánh đã miêu tả và tái hiện cuộc sống của nhân vật nữ qua nhiều biến cố, thăng trầm luôn mang lại những mất mát và đau khổ. Song ông cũng khẳng định rằng: Mẫu tính trong ngƣời phụ nữ, không chỉ là sự cam chịu, mà còn là niềm tin vƣợt lên và chiến thắng số phận che đậy cái bên trong tiềm tàng bùng nổ dữ dội” [37;190]. Bản thân những ngƣời phụ nữ ấy cũng có những cảm nhận rất riêng về hồn Đất, về sức mạnh linh thiêng và những điều kì bí ở mảnh đất của chính mình. Dƣới góc nhìn của một nhà dân tộc học René đã nhận định: “Đất cũng có hồn, đó là Hồn Đất...Sẽ có ngày hồn đất quyết sẽ trả thù...” Còn chủ đồn điền Philippe Messmer, nỗi cô đơn của con ngƣời này lại biến thành mặc cảm tự ti trƣớc ngƣời đàn bà Việt, rộng hơn cả là trƣớc văn hóa bản địa đang từng ngày từng
giờ hấp dẫn ông bằng cái ma lực của nó. Đó là những đêm truy hoan của Philippe Messmer với những ngƣời đàn bà mà với ông, là cả một niềm yêu thích xen lẫn mặc cảm: “Thân hình mềm và mƣợt của họ xoắn xuýt lấy cái xác to lớn và vụng về của hắn trên giƣờng đôi lúc còn gây cho hắn cái cảm giác tự ti. Có lúc hắn còn tự nhận xét: ngƣời đàn bà ngày xƣa gọi hắn là đồ ngựa chắc gì đã đúng” [37;344]. Ngƣời đàn bà Bắc Kỳ phức tạp nhƣng hấp dẫn mê hồn, song với những ngƣời phƣơng Tây nhƣ Philippe, ông ta vẫn kì thị hàm răng đen nhánh của họ. Cả sự kì thị khi Philippe chứng kiến cảnh cô Mùi hầu đồng cũng khiến ông ta khó chịu. Văn minh phƣơng Tây của Philippe không tài nào lí giải đƣợc vì sao các me Tây lại thích ngồi đồng và trong ánh sáng của điện thờ thánh, cô Mùi trở thành một ngƣời khác hẳn: “Một con ngƣời thứ hai trong cô chăng? Khi ấy cô mới thực sự là cô chăng? Đó là con ngƣời bí ẩn trong cô vẫn đƣợc che giấu chăng?... Philippe cố dùng lí trí để suy xét. Phải chăng đây là sự khác biệt văn hóa. Có phải đây là một tập tục nguyên thủy? Hay là một cung cách đối kháng?” [37;373- 374]. Ở nhân vật viên phòng nhì Bernard mà dân làng Sọ thƣờng gọi là Tây lùn trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, những ẩn ức và cách biệt văn hóa còn đậm nét hơn. Mang trong mình dòng máu pha trộn giữa bà mẹ Việt với viên quan Tây ngƣời Pháp, Bernard gây ấn tƣợng với vẻ ngoài đặc biệt: “Lùn, có bộ tóc rậm, đen nhánh. Da trắng, mũi lõ, mắt xanh. Đôi mắt xanh khá đẹp, lại hơi nữ tính một chút, đôi mắt mơ màng xanh lơ, đôi mắt hoai dài với hàng mi dài” [35;14].
Ngoài ra, vẻ đẹp của hình tƣợng những ngƣời phụ nữ trong Mẫu thượng ngàn cũng đƣợc xây dựng là những ngƣời phụ nữ đẹp và có số phận trùng lặp với nhau. Không phải họ đều đẹp đẽ, đều tràn trề sinh lực, sống và yêu mãnh liệt mà ở họ ta thấy một sự ràng buộc về số phận, một sự trùng lặp mà chúng ta có thể hiểu là ngẫu nhiên, vô tình hay đã đƣợc an bài từ trƣớc.
Chúng ta nhận thấy bà trƣởng Kiên -> cô Thắm -> Nhụ -> bé Nhị, tất cả họ đều có những nét tài hoa đặc biệt. Cả bốn ngƣời đều mang trong mình tiếng hát trong trẻo truyền từ đời này sang đời khác, điều đặc biệt hơn là họ không ai dạy ai, dƣờng nhƣ tiếng hát đƣợc truyền đi một cách hết sức tự nhiên và kỳ lạ và càng về sau thì tiếng hát ấy ngày lại ngày một hay hơn, đặc biệt là Nhụ - tiếng hát của Nhụ trong nhƣ nƣớc suối, ngọt ngào và thậm chí còn hay hơn cả của ngƣời mẹ của cô trƣớc đây. Nhƣ vậy trong họ đều có những nét tài hoa và sự lặp lại số phận.
Bên cạnh đó lại có một số nhân vật nữ xuất hiện với những số phận riêng biệt nhƣ: Bà Pháo, cô Hoa, bà ba Váy, bà Cả Cỏn... Họ đều là những ngƣời phụ nữ khát khao cuộc sống đời thực, khát khao quyền đƣợc làm đàn bà.
Bà Pháo tuy là Mõ, nhƣng bà lại có một tầm lòng ngay thẳng, tốt bụng: “Một ngƣời đàn bà quê thật là quê. Nghèo nhƣng cái váy lúc nào cũng đen nhánh. Áo vá, nhƣng miếng vá thật đẹp, đƣờng kim mũi chỉ nuột nà tăm tắp, miếng vá nhƣ cái hoa thật êm khéo cài lên vải. Có khi tấm áo vá của mụ còn thấy xinh hơn cả tấm áo lành”, “mụ Pháo cũng thắt đáy lƣng ong, cũng xắn váy quai cồng, cũng lam làm không nghỉ, cũng phốp pháp hừng hực sức sống của trời , của đất” [37;230]. Trong làng khi có ngƣời bị mắc bệnh tả mất, thì bà là ngƣời duy nhất trong làng dám làm lễ khâm liệm cho những ngƣời chết. Cô Hoa là con gái của bà Pháo, cô trẻ trung, xinh đẹp, có tâm hồn trong sáng và lƣơng thiện. Ở cô Hoa mang đầy những nét tài hoa, nhƣng cô lại mang tiếng là “con nhà mõ” nên bọn con trai trong làng dù thèm khát vẻ đẹp của cô, nhƣng lại vẫn không thoát khỏi sự khinh rẻ cô. Niềm khát khao hạnh phúc trỗi dậy trong cô, nhƣng lại bị dập tắt ngay trong một niềm tủi phận của cô trƣớc đây. Nhƣ vậy trong họ đều có những nét tài hoa và sự lặp lại số phận. Bên cạnh đó lại có một số nhân vật nữ xuất hiện với những số phận riêng biệt nhƣ:
Bà Pháo, cô Hoa, bà ba Váy, bà Cả Cỏn... Họ đều là những ngƣời phụ nữ khát khao cuộc sống đời thực, khát khao quyền đƣợc làm đàn bà.
Bà ba Váy một ngƣời phụ nữ Việt, sở dĩ gọi là bà ba Váy vì bà là vợ thứ ba của ông lý Cỏn. Bà là ngƣời vợ gạt nợ, do cha mẹ nợ thóc ông lý Cỏn, không trả đƣợc nên đã mang bà gán nợ cho ông lý, đây là nỗi đau day dứt theo bà suốt cả cuộc đời.. Ông lý Cỏn thích bởi bà “còn trẻ măng và xinh xinh”, “ông tìm thấy sự săn chắc, sự hừng hực ngút ngàn của tuổi trẻ mà ông không tài nào tìm thấy ở hai bà vợ kia” [35;140]. Bà ba Váy không yêu thƣơng gì ông lý, bà sống vì cái nghĩa nhƣng bà vẫn hầu hạ ông chu đáo, trọn vẹn chữ tình với ông, sinh cho ông tới sáu đứa con, làm lụng quần quật đúng nghĩa một nông dân chứ không phải vợ ông lý. Do bà là vợ lẽ, bà phải chịu nhiều đắng cay, tủi cực, bị hai bà vợ trƣớc bắt nạt cũng không bà không oán than gì, ngay cả khi ông lý ghen tuông có đánh bà, bà cắn răng chịu đựng. Bà sống là ngƣời có tình có nghĩa, biết trƣớc sau. Đó là khi gia đình nhà lý Cỏn gặp khó khăn, bà cả Cỏn chết, ông lý lên cơn điên dại, lúc tỉnh lúc mê, có nhiều khi tƣởng chừng không qua khỏi đƣợc. Nhƣng bà ba Váy đã chăm sóc tận tình không kể ngày đêm, nên không phụ lòng bà, ông lý đã dần dần khỏe trở lại. Cho đến khi gặp lại anh Phác, tên họ đã thay đổi, hình dạng có biến hóa đi ít nhiều, nhƣng tình yêu trong bà đã sống dậy mãnh liệt bởi đã từ lâu bà khát khao hạnh phúc và sống trong gia đình lý Cỏn bà ba Váy đã không biết hạnh phúc là gì nữa. Bà ba Váy đang đứng giữa ngã ba đƣờng, một bên là Phác ngƣời tình, một bên là chồng, nhƣ cho dù ở cƣơng vị nào bà cũng đã làm tốt nghĩa vụ, vai trò đó hết mình. Bà ba Váy cũng nhƣ bao ngƣời phụ nữ Việt khác, sau phút tình yêu đƣa họ lên mây, ngay lập tức bà ba Váy đã trở về với thiên chức của ngƣời vợ, ngƣời mẹ. Ở một khía cạnh nào đó, vẫn có thể xem bà giống nhƣ biểu trƣng của lòng chung thủy trong tình yêu.
Bà cả Cỏn, một ngƣời phụ nữ tuy không có nhan sắc gì, nhƣng lại yêu chồng hết mình và cũng luôn khao khát có đƣợc tình yêu. Hay là ngay cả đến cô Ngơ - ngƣời bị mang tiếng là điên dại cũng hiện lên với vẻ đẹp của sự đầy đặn, tràn đầy sức sống và cô cũng là ngƣời luôn khao khát có đƣợc tình yêu. Thế nhƣng cuộc đời của cô Ngơ lại phải chịu bao ngang trái, tai tiếng, nhất là khi cô lại đang sống trong một ngôi làng lắm hủ tục và tín ngƣỡng.
Nổi bật nhất trong số nhân vật nữ trong Mẫu thượng ngàn là những ngƣời phụ nữ hầu cận Mẫu, là những ngƣời phụ nữ là hiện thân của Mẫu. Đầu tiên là bà Cô Tổ, sau khi cô Mùi, tiếp sau nữa là Nhụ, đứa con gái bé nhỏ của Nhụ dƣờng nhƣ đƣợc chọn tiếp theo. Ba ngƣời phụ nữ ngƣời trần mắt thịt với những số phận kỳ lạ, riêng biệt đều gặp nhau ở chốn linh thiêng đền Mẫu.
Bà Cô Tổ, bà tên thật là Vũ Thị Ngát, lúc 18 tuổi bà lấy ông Phùng Khiêm, lúc đó thì xã hội đang bị thực dân Pháp đô hộ. Một lần bà Ngát dự một cuộc hành quyết những ngƣời công giáo man rợ và ghê tởm, bà nhìn thấy thì nôn nao, buồn nôn, buồn chồn, sau rồi lại ốm mất một tháng. Sau những bất hạnh trong cuộc đời chồng chất: chồng mất, lấy chồng khác, rồi con chết. Sau những biến cố, bà cử Khiêm lên núi Mẫu Sơn ở, tu bổ đền, ở trên đấy chăm sóc đền Mẫu sớm tối. Mọi ngƣời gọi bà là Bà Cô Tổ.
Cô Mùi lúc còn trẻ là ngƣời con gái xinh đẹp trong làng, cô lấy chồng là ông Tẻo, rồi ông Tẻo qua đời. Cô lấy tiếp hai đời chồng nữa nhƣng họ cũng không sống đƣợc lâu và cả làng cho cô là tƣớng sát phu, vì cô có gò má cao, ai cũng khinh bỉ cô. Cô là con ngƣời vốn thích hầu bóng nên cô quyết định lên đền Mẫu ở và chăm sóc, hầu cận ngƣời.
Nhụ là con riêng của cô Thắm - một trinh nữ trong trắng tinh khiết, đã gặp bao vất vả, éo le trong cuộc sống. Nhụ không biết mặt cha, mồ côi mẹ sớm, chồng cô là Điều nhƣng sự trong trắng của ngƣời con gái lại bị Julien
cƣớp mất... song tất cả đó không làm kém đƣợc vẻ đẹp hồn nhiên, thanh khiết của ngƣời con gái của Nhụ.
Cả ba con ngƣời trên đều có một nét chung đó là bổn phận về cạnh và hầu cận Mẫu, sứ mạng, số phận của ba ngƣời đàn bà này đã đƣợc sắp đặt bởi duyên trời. Họ cũng có những bất hạnh trong cuộc sống trần tục, họ thoát lên trong thế giới thần thánh. Họ bao bọc, yêu thƣơng trong niềm tin của đất mẹ.