6. Giới thiệu bố cục luận văn
3.3. Cái phi lí trong Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
3.3.1. Khái niệm cái phi lí
Chúng ta đã biết triết học và văn là hai nguồn chính tạo nên loại hình văn học phi lý, nhƣng chỉ triết học và văn học là chƣa đủ, yếu tố thứ ba trở thành yếu tố chúng ta không thể bỏ qua là nguồn lịch sử - xã hội cụ thể.
Khái niệm “phi lí” không phải chỉ xuất hiện trong tƣ tƣởng triết học của chủ nghĩa hiện sinh. Nhƣng kể từ chủ nghĩa hiện sinh, với những cái tên đƣợc nhắc đến nhƣ S.Kierkegaad, M.Heidegger và K.Jaspers, đặc biệt đến J.P.Sartre và A.Camus, khái niệm phi lí đƣợc nhận thức sâu sắc, trở thành phạm trù trung tâm của triết thuyết này, và là cơ sở triết học cho văn học phi lí. Cái phi lí, một phạm trù thẩm mĩ, cần đƣợc xem xét trƣớc hết từ ý nghĩa đến triết học của nó. Nguyễn Văn Dân cho rằng loại hinh văn học nhìn nhận, mô tả sự vô nghĩa, phi logic, phi lý tính trái với năng lực nhận thức của con ngƣời trong hiện thực đƣợc gọi là phi lý trong văn học [13;23].
Kierkegaad, Heidegger và Jaspers, mặc dù khái niệm cái phi lí chƣa đƣợc lập thuyết rõ ràng, nhƣng đã có thể thấy trong tƣ tƣởng của các nhà hiện sinh này quan điểm về sự biệt lập, mối bất hòa giữa lí tính và thực tại đồng thời với nhận thức về vai trò ngự trị của cái phi lí [2]. Đến Sartre và Camus thì trụ cột của chủ nghĩa hiện sinh là sự phi lí [13;88]. Camus cho rằng thế giới là sự cấu thành của phi lí. Con ngƣời luôn cháy bỏng khát khao làm sáng tỏ thế giới và sự phi lý của nó. Do vậy, cái phi lí phụ thuộc vào con ngƣời và thế giới thực tại (Một lập luận phi lí). Nhƣ vậy, tính phổ quát của phạm trù phi lí đƣợc nhận thức, lí giải và đƣợc thừa nhận trên phƣơng tiện triết học, nói nhƣ Dostoevski cho rằng sự phi lí tạo ra thế giới và là nền tảng của cuộc sống. Đó là việc con ngƣời mất niềm tin vào mọi giá trị cơ bản và sống không có định hƣớng, “con ngƣời bắt đầu từ hƣ vô, đi tới hƣ vô và cực hƣ vô, cả cuộc đời là một tồn tại khổ đau và phi lí” [26;44]. Trên phƣơng diện thẩm mĩ, cái
phi lí nhƣ một phạm trù thẩm mĩ, cái phi lí là cảm hứng chủ đạo, tập trung thể hiện loại hình văn học phi lí, nhƣng không có nghĩa chỉ xuất hiện trong loại hình này.
Theo nhà văn Nguyễn Văn Dân những thứ không theo nguyên tắc đƣợc gọi là phi lý. Nhƣng trong sáng tác có những hệ quy chiếu khác nhau, và chỉ những sáng tác có cốt truyện trái với hệ logic mà tác giả sử dụng mới đƣợc coi là phi lý. Nếu nhƣ sáng tác đƣợc đặt trong một hệ logic khác một cách có ý thức thì đƣợc coi là huyền thoại hay huyễn tƣởng [13; 23-24]. Tuy nhiên, ở góc độ thẩm mĩ chỉ xem xét cái phi lí trên phƣơng diện cốt truyện. Cái phi lí xuất hiện ở nhiều yếu tố, phƣơng diện và chỉnh thể nghệ thuật.
Trong các tác phẩm văn xuôi giai đoạn sau 1975 cái phi lý có cơ sở từ kiểu quan niệm nghệ thuật mang dấu ấn cảm quan hậu hiện đại. Sự xuất hiện của cái phi lí trong các tác phẩm đƣợc thể hiện ở nhiều phƣơng diện nhƣ: phi lí trên phƣơng diện kết cấu - sự phá vỡ suy lí nhân quả, phi lí trên phƣơng diện nhân vật - nhân dạng nghịch dị và phi lí trong chuyển hóa, tƣơng tác với cái hài hƣớc - hài hƣớc đen. Cái phi lí cũng giống nhƣ những phạm trù thẩm mĩ khác là mang tính lịch sử, cái phi lí mang đạm tinh thần của chủ nghĩa hậu hiện đại bao trùm phạm vi toàn thế giới.