Biểu hiện cái phi lí trong Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn xuân khánh nhìn từ góc độ thẩm mỹ (Trang 66 - 92)

6. Giới thiệu bố cục luận văn

3.3. Cái phi lí trong Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh

3.3.2. Biểu hiện cái phi lí trong Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh

Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đƣơc cái phi lí đƣợc nhấn mạnh thông qua nghệ thuật khắc họa diện mạo nhân vật, tạo ra nhân vật lƣỡng diện trong tác phẩm. Ông cha ta có câu nhìn mặt mà bắt hình dong, Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng phƣơng pháp mô tả truyền thống kết hợp với phong cách riêng của mình, để tạo nên kiểu nhân vật lƣỡng diện về hình thức và cuộc đời. Nghịch dị là một kiểu tổ chức hình thức nghệ thuật (hình tƣợng, phong cách, thể loại) dựa trên cơ sở của các yếu tố nhƣ: huyễn tƣởng, tiếng cƣời, sự phóng đại, lối kết hợp và tƣơng phản một cách kì quặc cái huyễn hoặc với cái thực,

cái đẹp với cái xấu, cái bi với cái hài, cái giống nhƣ thực với cái biếm họa [26;203].

Trong Đội gạo lên chùa, ta đƣợc thấy tài hoa của Nguyễn Xuân Khánh khi ông viết về sƣ bác Khoan Độ. Một mặt, Độ là ngƣời con thờ ơ với chính cha ruột của mình, nhƣng một mặt lại đối sử tử tế với mẹ con Khoai. Mang hình dáng bên ngoài khác lạ, kỳ dị, ngoại cỡ, nhƣng lại một lòng thành tâm hƣớng Phật, thề suốt đời bảo vệ Phật pháp.

Với cách khắc họa nhân vật qua diện mạo, Sƣ Khoan Độ hiện lên với một vẻ bề ngoài đáng sợ, hung dữ, nhƣng bản chất bên trong lại ấm áp, biết trên, biết dƣới, biết thƣơng ngƣời nghèo khó. Sƣ Khoan Độ “một con thú hoang” [35;275], chính cha ruột đã cắt gân chân của Khoan Độ, mong anh thay đổi. Bằng tình yêu thƣơng Khoai đã làm Khoan Độ thay đổi - một con ngƣời mới trong Độ khác hẳn với vẻ bề ngoài hung dữ, thô lỗ, cục cằn, chỉ biết đi ăn trộm, ăn cắp, nay đã khác xƣa, Độ đã biết lao động, biết yêu thƣơng, biết quý trọng cuộc sống. Độ đã đƣợc cảm hóa bằng sự từ bi của Phật pháp tại núi Yên Tử - trái tim dòng Phật giáo đặc trƣng của Việt Nam mà vua Trần Nhân Tông sáng lập.

Độ đƣợc miêu tả rất tỉ mỉ về hình dáng: có đôi “mắt xếch trắng dã”, “tay dài nhƣ vƣợn”, nặng tới tám mƣơi kilogam, đặc biệt là tự mình chặt một ngón tay,... Nhìn bề ngoài vậy thôi, nhƣng bên trong lại là một tín đồ của Đạo Phật, một ngƣời thề một đời này dốc lòng bảo vệ cho ngôi chùa, cho những ngƣời thân luôn bên Khoan Độ. Một ngƣời chiến đấu hy sinh vì dân tộc, không sợ, nề hà gian khổ, dù cái chết cận kề. Nhà sƣ Khoan Độ mà dƣới con mắt của thực dân Pháp là: “giết ngƣời không ghê tay” ấy lại là một con ngƣời hiền lành, biết yêu thƣơng, chăm sóc, lo lắng cho những ngƣời thân yêu. Một con ngƣời đã phát ngôn: “Còn ta, ta vẫn chỉ có một tâm nguyện, muốn là ngƣời canh giữ cho chùa của chúng ta đƣợc bình yên”. Và “thân xác của con

nhờ có phép lạ của Phật nên còn sống. Con có duyên may mới gặp đƣợc thầy. Con muốn sám hối những việc mình đã làm. Con xin có lời nguyền sẽ suốt đời đem tấm thân này để bảo vệ Phật pháp. Để chứng cho lời nguyền đó, con xin đốt một ngón tay để cúng Phật” [35;321]. Bằng cái nhìn từ bi của Phật giáo, giá trị văn hóa của Đạo Phật trong thời kỳ giao lƣu văn hóa Đông -Tây. Hành động giết ngƣời của Sƣ bác Khoan Độ là hành động giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc - Một chiến sỹ cách mạng, một nhà sƣ.

Bên cạnh nhân vật chính, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh không quên nhân vật phụ, dù nhỏ bé nhƣng cũng đƣợc nhà văn chăm chút cẩn thận. Tiêu biểu trong số những nhân vật đa dạng đó là bố con nhà ông Xuân và anh Hạ trong Đội gạo lên chùa. “Ở mỗi làng quê đều có những nhân vật đặc biệt của riêng mình” [35;752], ở ngôi làng Sọ bé nhỏ ấy “Ngoài cụ Khố ra, làng còn có một gia đình quái nhân thứ hai” [35;753]. Ông bố, “cao một mét tám, chân tay vạm vỡ” [35;753], nhƣng đứa con ông mới thật đặc biệt, khác ngƣời: chỉ đƣợc bố nhá cho ngô sống, gạo sống mà chẳng hề gì. Ngƣợc lại “Hạ lớn nhanh nhƣ thổi”, “loại ngƣời to lớn ngoại khổ” [35;754], “cao to lực lƣỡng” [35;764], “đôi lông mày sâu róm” [35;762],... Một con ngƣời đáng sợ với vẻ bề ngoài, có thể xông đánh nhau với Tƣ Đờn ngay khi nghe mọi ngƣời nói: Tƣ Đờn đã lấy vợ của anh khi anh đi tù. Nhƣng không, cũng giống nhƣ cha mình, ngƣời đƣợc sƣ cụ nói “ông có nhiều chuyện có duyên với nhà Phật lắm” [35;769] đã không tố cáo gia đình ông trƣởng bạ, mà còn coi trọng ơn nghĩa của ông trƣởng bạ. Hạ đã sống cả hai con ngƣời, một con ngƣời với vẻ bề ngoài hung ác, dữ tợn, nhƣng bên trong lại chanchứa tình yêu thƣơng cô Xim và cái Mua. Và sau này là mẹ con Nguyệt. Hạ đã quyết không làm việc xấu, lấy những pho tƣợng Phật trong chùa Sọ để bán lấy tiền - một con ngƣời tƣởng rằng không sợ ai, không từ thủ đoạn nào để kiếm tiền, nhƣng anh đã

không làm theo lời Hùng, phần con ngƣời lƣơng thiện trong anh đã chiến thắng vẻ bề ngoài của anh.

Một anh Hải - thầy giáo làng, mặc dù đã đƣợc học ở trƣờng của ngƣời Pháp, đã tiếp thu cái mới mẻ, cái tiến bộ, cái văn hóa, văn minh để dạy lại cho những học sinh trƣờng làng. Hải đã nghỉ dạy lên huyện làm thông ngôn cho Pháp, hành động này của thầy giáo Hải rất kỳ lạ đối với mọi ngƣời, nhƣng đó lại là sự hy sinh thầm lặng mà ít ai biết đƣợc. Anh sống bằng hai con ngƣời, một con ngƣời thật đang hy sinh thầm lặng và một con ngƣời thứ hai làm tay sai cho Pháp. Anh hy sinh thầm lặng tình yêu của mình với Nguyệt, bị ngƣời làng nhìn với con mắt khác, nhƣng trong anh con ngƣời của sự hy sinh đang chiến thắng.

Thầy giáo Hải đã xâm nhập vào hàng ngũ của địch, bề ngoài là để cho hai họ Bùi và họ Nguyễn có thế cân bằng, để họ Bùi nhà anh cũng đƣợc vẻ vang nhƣ ý muốn của các cụ trong làng lúc bấy giờ. “Ông trƣởng bạ họ Bùi đƣa ra lý lẽ: Chú nghĩ xem, họ Bùi ta đang lúc thất thế. Về phía chính phủ ta đã có bác Trí làm phó chủ tịch tỉnh. Nhƣng Việt Minh chỉ có đêm mới về. Họ Bùi hơn trăm suất đinh, lại là ngƣời làm nông, phải bám lấy đồng ruộng mới có cái ăn. Đồn trƣởng, lý trƣởng tất cả trong tay họ Nguyễn. Vậy ai là ngƣời che trở cho dân họ Bùi đây ” [25;163].

Nhƣng trong Hải đang diễn ra một cuộc đấu tranh tâm lý, lên làm thông ngôn sẽ bị nhân dân nhìn nhận và phản dân tộc, sẽ bị ngƣời yêu xa lánh, cuộc sống hạnh phúc sắp tới sẽ thế nào? Nhƣng con ngƣời cá nhân trong Hải đã tạm thời ẩn đi, để cho con ngƣời biết hy sinh, sống vì nhân dân chiến thắng.

Làm thông ngôn cho Pháp, nhƣng thực chất là để giúp cách mạng lấy thông tin, “nhƣ ta đã biết, Hải bí mật hoạt động cho kháng chiến” [35;405]. Nhƣng mấy ai đã hiểu đƣợc nỗi lòng của thầy giáo Hải, ngay cả Nguyệt ngƣời

yêu, vợ sắp cƣới lúc đầu cũng đã không hiểu và khuyên anh hãy từ bỏ việc làm đó, để ra vùng kháng chiến với Nguyệt.

Hải đƣợc học tiếng Pháp, đƣợc tiếp thu với văn hóa phƣơng Tây, nhƣng anh luôn có những khối mâu thuẫn lớn, cuối cùng dƣới ánh sáng từ bi của đạo Phật đã đƣa anh thoát khỏi tất cả và đến cõi Niết bàn. Chính những lần đến chùa đàm đạo với sự cụ đã giúp anh ngộ ra. Sƣ cụ cũng đã thừa nhận “Thầy giáo Hải là ngƣời Tây học, đọc sách nhiều. Những vấn đề thầy hỏi do đó rất bất ngờ và sâu thẳm.” [35;232]. Chính giáo lý của Đức Phật đƣợc sƣ cụ giảng giải cho thầy giáo Hải, đã ở trong tim anh, giúp anh có đức tin để quên đi nỗi đau thể xác khi bị quân địch tra tấn. Hải biết, không khai chúng cũng sẽ giết và khai ra chúng cũng giết. Mà cách mạng và chiến thắng lại đang rất cần đến sự im lặng của anh,vì vậy mà anh im lặng và “cầu nguyện nhƣ một Phật tử, mặc dù anh chƣa bao giờ là Phật tử “A di đà Phật! A di đà Phật!” [35;416]. Đó phải chăng là nhu cầu tâm linh của con ngƣời ở những lúc họ gần kề cái chết, hay Hải đã là Phật tử ở một tiền kiếp nào đó chăng, mà “chủng tử của nó vẫn ngủ yên trong vô thức của anh đến tuột cùng này mới thức dậy” [35;416]. Những lúc bị tra tấn hành hạ, Hải không nhụt trí, trong lòng anh một lòng hƣớng Phật và vẫn luôn nghĩ về Nguyệt. Cho đến khi chết anh vẫn cố “dƣớn cổ lên mắt sáng quắc nhƣ có điện, nói với mọi ngƣời đến xem, lúc này đông nhƣ kiến cỏ: Đả đảo giặc Pháp dã man. Đồng bào hãy trả thù cho tôi” [35;421]. Hải ngẩng cao đầu nhận cái chết, trong anh có đức Phật, có Nguyệt, có nhân dân. Anh đã hy sinh cuộc đời mình cho cách mạng. Sự hy sinh thầm lặng tình yêu cá nhân của Hải cho cách mạng, cho ngày chiến thắng sau này nhân dân làng Sọ còn nhớ mãi. Qua xung đột, phẩm chất cách mạng trong thầy giáo Hải đã đƣợc bộc lộ rõ nét và mạnh mẽ, đó cũng là cách tôi luyện bản lĩnh và ý chí cho anh.

An, nhân vật chính của Đội gạo lên chùa, với nhiều biến cố trong cuộc sống và gặp phải không ít những khó khăn. Trong An luôn là sự giằng xé trong tâm hồn. Dƣới ngòi bút của nhà văn, ông đã để cho các nhân vật của mình tự bộc lộ theo đúng tính cách, cá tính riêng. Vì thế mà những mâu thuẫn tâm lý đƣợc hé lộ càng rõ nét.

An là nhân vật đƣợc xây dựng với nhiều mẫu thuẫn nội tâm. Khi đƣợc ở lại chùa, đƣợc ngày đêm luyện võ, học kinh kệ, hầu sự phụ. Sự trƣởng thành trong An càng lớn dần lên. Mặc dù chỉ là một chú bé thôi, những cũng đã biết suy nghĩ, biết lo lắng cho vận mệnh dân tộc nói chung và cho những ngƣời thân yêu của An nói riêng.

Khi lớn lên, An đi bộ đội, với những thanh niên, trai tráng bình thƣờng thì đây là điều hiển nhiên, nhƣng với An đó là một niềm hạnh phúc lớn lao. An “đỏ bừng mặt” khi biết: “Trên đã ra quyết định: Kỳ này chú An đƣợc nhập ngũ, kỳ này chú An sẽ là bội đội cụ Hồ” [35;638]. Vì đƣơng nhiên An đang là thanh niên, cho dù An có là một nhà sƣ thì An cũng là một công dân của đất nƣớc. Khi nghe bà chủ nhiệm tuyên bố “ Trong danh sách có tên đồng chí Nguyễn Văn An, hai tƣ tuổi, hiện thƣờng trú tại chùa Sọ, nghề nghiệp tôn giáo. Ngày lên đƣờng nhập ngũ - mồng năm tháng tƣ, năm...” [35;641]. Nghe đến đó mà An vẫn còn bang hoàng, vì chính An chƣa bao giờ từng dám nghĩ tới điều đó.Nghe đến đó mà An vẫn còn bang hoàng, vì chính An chƣa bao giờ từng dám nghĩ tới điều đó.

An vào bộ đội với niềm vui, niềm tự hào đƣợc công hiến, nhƣng lại luôn canh cánh trong lòng sự lo lắng cho sƣ cụ đã lớn tuổi, cho ngƣời chị đã mất đi ngƣời yêu, chồng sắp cƣới.

Vào bộ đội với cái đầu trọc lốc, không sợi tóc, An trở thành trung tâm của sự chú ý. Không chỉ đơn giản là sự trêu đùa của mọi ngƣời, mà đã trở thành vấn đề tƣ tƣởng nghiêm trọng. Mặc dù An có lòng căm thù với giặc vì

chính cha mẹ An bị giặc giết thảm, nhƣng An đã ở chùa trong một thời gian dài, mọi ngƣời cho rằng khi đó An đã bị tiêm nhiễm nhiều tƣ tƣởng lạc hậu. Nhƣng An đâu có nghĩ nhƣ vậy, lòng căm thù giặc vẫn cháy âm ỉ trong An. Nhƣng những lời sƣ phụ dạy An về Phật là sự từ bi, là tham, sân, si thì An ghi tạc trong lòng.

Đã có những lúc An thầm nghĩ “Tôi cứ nghĩ mãi về số phận của tôi. Thật đáng ngạc nhiên. Tôi đang là nhà sƣ, bỗng nhiêntrở thành ngƣời lính. Ngạc nhiên ở chỗ ngƣời tu hành lấy đức từ bi làm cơ bản, thậm chí thƣơng xót đến cả sinh mạng của con sâu cái kiến; còn ngƣời lính lấy sự tiêu diệt kẻ thù làm cơ bản, ai đứng trƣớc mũi súng chống lại ta đều bị giết, bất kể kẻ đó thế nào?” [35;713]. Đã rất nhiều đêm ở trên chiến trƣờng miền Nam An dằn vặt suy nghĩ về sự giải thoát, về con ngƣời, về cuộc đời về cuộc chiến tranh.

Vào chiến trƣờng, trong một lần đi lấy gạo gặp địch, An đã nhìn thầy địch đầu tiên, đáng lẽ ra An phải bắn vào bụi cây có địch, thì An lại bắn lên trời. An nghĩ rằng bắn nhƣ vậy là báo động cho đồng đội biết, là có địch và quân ta đang bị phục kích. Nhƣng khi đƣợc khen thƣởng vì hành động đã cứu Cƣờng thoát chết, và phát hiện ra địch đầu tiên, thì An đã thừa nhận:

“- Đúng là em bắn phát súng đầu tiên... nhƣng... - Nhƣng làm sao?

- Nhƣng không phải là bắn vào quân địch. - Em chỉ bắn lên trời” [35;723].

Và chính An cũng đã không lý giải đƣợc hành động của mình. An biết rằng nhiệm vụ của một ngƣời lính là nhằm vào quân thù trƣớc mũi súng mà bóp cò. Nhƣng thế mà An lại hành động ngƣợc lại, bắn chỉ thiên lên trời. Sự giằng xé bên trong con ngƣời An, nhƣng rồi cuối cùng An đã hiểu và ngộ ra lời thầy Đạo Phật ở Việt Nam từ xƣa tới nay, luôn đồng hành với dân tộc. Nƣớc thịnh thì đạo Phật thịnh. Nƣớc suy đạo cũng suy theo” [35;724].

Dƣới cái nhìn của mọi ngƣời thì An đang mang cái từ bi của đạo Phật vào cuộc chiến tranh. Và chính hành động của An sẽ làm hại đồng chí, đồng đội của mình. Nhƣng vẫn có những ngƣời nhƣ Thiện, Cƣờng, Tiến... đã hiểu cho nỗi lòng của An. Và chính Thiện đã chuyển An sang làm cấp dƣỡng, một công việc vô cùng quan trọng trong kháng chiến.

Nhƣng trong cuộc chiến sinh tử, cuộc chiến giành lại độc lập cho dân tộc, thì ngƣời lính trong An đã chiến thắng chú tiểu An. Trong trận chiến giành giật cao điểm 303, An đã chứng minh điều đó với mọi ngƣời và cả với chính bản thân An. Khi chiếc máy bay địch bay ở cự ly thấp, An nhìn thấy cả ngƣời lính Mỹ mặt đỏ gay trong buồng lái, “lần này không chỉ riêng tôi bắn, mà cả các tổ khác cũng bắn” [35;828]. Sau cuộc chiến sinh tử ấy, An, “chú tiểu An, anh lính An nhìn hai cái mầm sống đen ngòm ấy đi trên miệng hố bom lở loét ở lƣng đồi. Tôi nhìn chúng bằng đôi con mắt nâng niu. Trận chiến cuồng nhiệt ấy đã đi qua. Sự cuồng nhiệt ấy cuốn tôi vào, lôi tôi đi, nó làm cho nhiệt độ tâm hồn tôi cũng tăng lên vùn vụt ” [35;829].

Ngày giải ngũ trở về, An rơi vào mẫu thuẫn giữa một bên là đạo, một bên là đời. Nhƣng sƣ phụ trƣớc khi viên tịch đã để lại cho An hai chữ “tùy duyên”. Lúc này An có thể bỏ mặc Huệ đƣợc không? Một ngƣời con gái bơ vơ, tội nghiệp, ngƣời thân không còn ai, mang trên mình thƣơng tật và sự tàn phế suốt đời. Huệ lúc này chỉ có duy nhất An là ngƣời thân, Huệ cần đến An. Phải chăng khi để lại cho An hai chữ “tùy duyên” sƣ phụ đã bằng lòng cho phép An tự quyết định cuộc đời mình. Phật dạy: “ta có thể tu ở mọi nơi mọi lúc”, và chính mắt An cũng đã đƣợc chứng kiến thầy của mình tu trong lúc biến, tức là tu tại nhà. Và thế là con ngƣời của cuộc đời đã hành động. An đã dành thời gian còn lại để lo cho Huệ, nhƣng vẫn không quên lời Phật dạy, đến nơi sống mới khai hoang, đã xây một cái am ở nơi cao nhất để thờ Phật và ngày ngày hƣớng về Đức Phật. Lấy đó làm niềm tin để sống có ích cho đời.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn xuân khánh nhìn từ góc độ thẩm mỹ (Trang 66 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)