Xúc tiến du lịch địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chiến lược truyền thông cho du lịch tại thành phố việt trì trong bối cảnh hiện nay (Trang 26 - 30)

B. NỘI DUNG

1.3. Xúc tiến du lịch và xúc tiến du lịch địa phƣơng

1.3.2. Xúc tiến du lịch địa phương

Quảng bá đƣợc hiểu là sự phổ biến rộng rãi về một đối tƣợng nào đó bằng các phƣơng tiện chuyển tải thông tin, nhằm thu hút sự chú ý, từ đó tạo ra nhu cầu tiêu dùng. Quảng bá là cách thức của một doanh nghiêp, một địa phƣơng, một vùng, miền hay ngành kinh tế, một quốc gia nhằm tạo ra và duy trì một hình ảnh sản phẩm trƣớc công chúng, có lợi cho việc kinh doanh trên thị trƣờng. Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc thực hiện chính sách về quảng bá là hoạt động cần thiết quan trọng.

Tuyên truyền quảng bá du lịch là cụm từ thƣờng đƣợc sử dụng để chỉ hoạt động cung cấp thơng tin, hình ảnh về một điểm đến, sản phẩm du lịch cho đối tƣợng quan tâm để thúc đẩy nhu cầu đi du lịch và nhu cầu mua sản phẩm du lịch, hƣởng thụ dịch vụ tại điểm đến đó. Mục tiêu của tuyên truyền quảng bá du lịch thể hiện ở việc nâng cao đƣợc hình ảnh của điểm đến nhất định nào đó và thu hút khách du lịch.

Quảng cáo là một phần của tuyên truyền quảng bá. Các hoạt động “tuyên truyền”, “quảng bá", hay “quảng cáo” đều đƣợc sử dụng phổ biến trong công tác xúc tiến du lịch. Đầu tƣ cho tuyên truyền, quảng bá hay quảng cáo là một sự đầu tƣ dài hạn.

Đối với cơ quan quản lý du lịch ở quốc gia hay địa phƣơng, hoạt động ”tuyên truyền, quảng bá du lịch” thƣờng đƣợc thực hiện phổ biến.

Xúc tiến du lịch Theo Luật Du lịch, Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.

Theo quan điểm marketing, xúc tiến du lịch (tourism promotion) là một trong tám chính sách của marketing du lịch hỗn hợp (8P) (sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, con ngƣời, chƣơng trình, trọn gói và hợp tác). Trong đó, xúc tiến du lịch đƣợc hiểu là phƣơng thức trao đổi thông tin một cách tích cực về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, chƣơng trình, điểm du lịch... nhằm mục đích thu hút du khách.

Xúc tiến du lịch địa phương: là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động

thông tin một cách tích cực về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, chƣơng trình, điểm du lịch... nhằm mục đích thu hút du khách.

Vai trò của xúc tiến du lịch: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, có nhiều

cơ hội nhƣng cũng nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, vấn đề cạnh tranh khốc liệt hơn, mọi ngành, tổ chức, cá nhân đều hiểu đƣợc ý nghĩa và vai trò quan trọng của xúc tiến, trong đó có tuyền truyền quảng bá, xúc tiến nhằm đạt đƣợc mục đích của mình.

Xúc tiến du lịch có vai trị cung cấp thơng tin du lịch, đồng thời tạo dựng hình ảnh và góp phần tạo thƣơng hiệu cho điểm đến. Tuyên truyền quảng bá nâng cao nhận thức về du lịch trong xã hội.

Chủ thể của hoạt động xúc tiến du lịch: Công tác tuyên truyền quảng bá du

lịch đƣợc thực hiện bởi chủ thể ở các cấp độ khác nhau, bao gồm nhƣ sau:

- Chủ thể ở cấp quốc gia: các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở trung ƣơng (các bộ, ngành). Mục tiêu chủ yếu của hoạt động tuyên truyền quảng bá ở cấp này thƣờng tập trung chủ yếu quảng bá hình ảnh quốc gia, nâng cao thƣơng hiệu du lịch của quốc gia.

- Chủ thể cấp địa phƣơng: các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng, các trung tâm xúc tiến du lịch tại các tỉnh, thành phố. Các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch chủ yếu liên quan đến địa phƣơng; có cung cấp sơ lƣợc các thông tin chung về quốc gia, và về địa phƣơng khác.

- Chủ thể là các doanh nghiệp du lịch. Mục đích chủ yếu là quảng cáo sản phẩm du lịch, khả năng, uy tín của doanh nghiệp nhằm thu hút khách mua sản phẩm, và nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngồi ra cịn một số chủ thể khác nhƣ các cơ quan báo chí ở cả trung ƣơng và địa phƣơng, cá nhân (thông qua các trang blog cá nhân, trang mạng xã hội,...), các hiệp hội, xu hƣớng liên quốc gia cùng tham gia quảng bá cho điểm đến chung là các nƣớc thành viên; hoặc một tổ chức của nƣớc ngoài.

Đối tượng của hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch: Công tác tuyên

truyền quảng bá du lịch nhằm 3 nhóm đối tƣợng chủ yếu là: khách du lịch tiềm năng, các doanh nghiệp du lịch - lữ hành, các cơ quan thông tin đại chúng. Mỗi

nhóm đối tƣợng có nhu cầu khác nhau về thể loại, nội dung, tính chất, và lƣợng thơng tin.

Các ngun tắc cơ bản của tuyên truyền quảng bá du lịch: Hoạt động tuyên

truyền quảng bá du lịch khi đƣợc thực hiện đều hƣớng tới việc đảm bảo yêu cầu lấy mục tiêu của tuyên truyền quảng bá và quảng cáo làm trung tâm, lấy nhu cầu của khách du lịch làm phƣơng hƣớng chủ đạo, truyền tải các thông tin đến mọi ngƣời để kích thích nhu cầu của khách hàng. Tuyên truyền quảng bá du lịch cần phải đƣợc thực hiện theo một số nguyên tắc sau đây:

- Tính chọn lọc: Để tiến hành tun truyền, quảng bá có hiệu quả địi hỏi các chủ thể phải hiểu đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tuyên truyền và ngƣợc lại, tuyên truyền quảng bá nhằm mục đích gì, hƣớng đến đối tƣợng nào. Mỗi đối tƣợng có những đặc điểm giống nhau nhƣng có những nét khác nhau về văn hóa, sở thích, tâm lý,... Do đó cần phải chọn lọc nội dung và hình thức tuyên truyền, quảng bá phù hợp với từng phân đoạn thị trƣờng.

- Tính chân thực của thơng tin: Tính chân thực của thơng tin sử dụng trong hoạt động tuyên truyên quảng bá du lịch thể hiện ở việc các chủ thể của hoạt động này cung cấp những thơng tin chính xác về các sản phẩm, dịch vụ, điều kiện để phục vụ và đảm bảo cho hoạt động du lịch của du khách đƣợc thực hiện. Những thông tin sai lệch sẽ gây hậu quả xấu. Mặc dù, trong hoạt động tuyên truyển quảng bá nói chung và du lịch nói riêng, việc “tơ hồng" về sản phẩm, hay sự khoa trƣơng về sản phẩm của tổ chức của doanh nghiệp vẫn có thể đƣoc chấp nhận ở mức độ nhất định, nhƣng tính trung thực của nội dung thơng tin tun truyền quảng bá phải đƣợc quan tâm đặc biệt. Chính sự chân thực của thông tin sẽ đảm bảo xây dựng đƣợc lòng tin và nâng cao đƣợc hình ảnh của điểm đến, đảm bảo cho sự thu hút khách, và phát triển lâu dài.

- Tính độc đáo và tạo đƣợc ấn tƣợng: Cũng nhƣ các ngành kinh doanh và kinh tế khác, thông tin đƣợc sử dụng trong tuyên truyền quảng bá du lịch, hay cả hình thức của hoạt động này cũng phải thế hiện đƣợc sự lôi cuốn, hấp dẫn, gây sự chú ý cho đổi tƣợng tiếp nhận thông tin. Sự độc đáo và ẩn tƣợng trong tuyền truyền quảng bá góp phần tạo nên sự khác biệt của sản phẩm du lịch, một yếu tố hấp dẫn

đối với du khách. Chính nguyên tắc này thế hiện đƣợc hiệu quả của truyền tải thông tin và nâng cao hiệu quả của tuyên truyền quảng bá du lịch.

- Nội dung thông tin phải ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu: Những thông tin tuyên truyền quảng bá cần phải đƣợc lựa chọn kỹ càng cả về hình ảnh, lời giới thiệu. Những nội dung ngắn gọn, xúc tích dễ hiểu sẽ dễ đƣợc ghi nhận và lƣu giữ trong đôi tƣợng tiếp nhận. Việc thực hiện nguyên tắc này đảm bảo cho việc thực hiện đƣợc cà 2 mục tiêu đó là thơng tin đƣợc phố biến rộng và hiệu quả truyền tải cao đồng thời có thể giảm bớt đƣợc chi phí.

- Tính thực tiễn: Mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi vùng miền, hay mỗi phân đoạn thị trƣờng đều có những đặc điểm và những địi hỏi khác nhau về thơng tin. Vì vậy, đối với cùng một nội dung cơ bản khi tuyên truyền quảng bá và quảng cáo tại những phân đoạn thị trƣờng khác nhau thì cũng khơng thể hồn tồn giống nhau, và nội dung thông tin tuyên truyền quảng bá phải phù hợp với văn hóa, truyền thống của địa phƣơng hay đổi tƣợng cần cung cấp thông tin.

- Tạo ra những điều mới lạ: Việc đảm bảo nguyên tắc này sẽ tăng sự hấp dẫn của các sản phẩm đƣợc quảng bá, giúp giành thăng lợi trong cạnh tranh, do con ngƣời ln có xu hƣớng thích trải nghiệm mới, đặc biệt trong du lịch. Nguyên tắc này có thể giúp tăng khả năng du khách quay lại điểm đến. Tuy nhiên để thực hiện đƣợc việc này, cân có sự đơng bộ trong việc làm mới chính các sản phẩm du lịch.

- Tính liên tục: Tính liên tục tuyền truyền quảng bá cần phải tạo ra một dấu ấn trong ý thức, trong ghi nhận của du khách, nhất là trong bối cảnh sự bùng nổ các thông tin. Tuyền truyền quảng bá phải đủ tấn suất nhất định, tức là phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Có nhƣ vậy mới đƣợc ghi nhận trong tâm thức của du khách, từ đó mới có cơ sở thúc đẩy hình thành một "nhu cầu" gắn với đối tƣợng đƣợc quảng bá.

- Tính kinh tế: Chúng ta đều thấy để thực hiện đƣợc đầy đủ các yếu tố trên, địi hỏi một chi phí lớn, nhất là đơi với thị trƣờng mới, thị trƣờng xa. Do đó, việc nghiên cứu, chọn lọc để thực hiện tuyền truyền quảng bá có hiệu quả với kinh phí hợp lý nhất.

Các phương tiện tuyên truyền quảng bá du lịch: Phƣơng tiện tuyên truyền

chúng. Trong lĩnh vực du lịch, thơng tin, hình ảnh điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch đƣợc chuyển tải đến công chúng, thông qua rất nhiều phƣơng tiện, hình thức. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức và phƣơng tiện tuyên truyền quảng bá mới. Mỗi hình thức hay phƣơng tiện tuyên truyền quảng bá du lịch có những đặc điểm, tính chất riêng, hƣớng đến đối tƣợng riêng và cần đầu tƣ mức kinh phí khác nhau. Một số hình thức và phƣơng tiện tuyên truyền quảng bá phổ biến nhƣ: các phƣơng tiện thông tin đại chúng; mạng internet (website); tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên ngành du lịch, sự kiện, hội nghị, hội thảo, khảo sát; sản xuấtvà phát hành các ấn phẩm, vật phẩm; xây dựng tiêu đề - biểu tƣợng chung cho chiến dịch xúc tiến; ki-ôt điện tử thông tin du lịch...

Điều kiện và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyên truyền quảng bá:

+ Chính sách của nhà nƣớc, của từng địa phƣơng. + Điều kiện kinh tế và xã hội.

+ Tổ chức của cơ quan (bộ phận) xúc tiến du lịch. + Công nghệ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chiến lược truyền thông cho du lịch tại thành phố việt trì trong bối cảnh hiện nay (Trang 26 - 30)