Quan điểm phát triển du lịch thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chiến lược truyền thông cho du lịch tại thành phố việt trì trong bối cảnh hiện nay (Trang 57 - 62)

B. NỘI DUNG

3.1. Cơ sở xây dựng chiến lƣợc truyền thông cho du lịch thành phố Việt Trì

3.1.2. Quan điểm phát triển du lịch thành phố Việt Trì

UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng phối hợp với các sở, ngành, UBND các phƣờng, xã tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 2555/KH- UBND ngày 21/12/2012 của UBND thành phố về phát triển du lịch đến năm 2020; Xây dựng Đề án phát triển du lịch Thành phố giai đoạn 2018-2025 đƣợc HĐND Thành phố khóa XX thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu ngày 31 7 2018, đến nay đã thực hiện một số nội dung cụ thể sau:

* Đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử, tổ chức các lễ hội truyền thống:

- Đã đầu tƣ, huy động các nguồn lực để tu bổ, tơn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, tín ngƣỡng gắn với việc phát triển du lịch nhƣ: Quần thể Đình Hùng Lơ; Đình, Chùa Mộ Chu Hạ, Đình - Đền Tam Giang - Bạch Hạc; Đền Thiên cổ, Đình ngoại Lâu Thƣợng, chùa Bối Linh - Trƣng Vƣơng; Đền Chi Cát- Tiên Cát.

- Duy trì và tổ chức các lễ hội truyền thống mang tính thƣờng niên trên địa bàn thành phố nhƣ: Lễ hội văn hóa dân gian đƣờng phố, Lễ hội bơi Chải truyền thống gắn với lễ hội Đền Tam Giang, Lễ hội đình Hùng Lơ, Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa Minh Nơng, Lễ hội làng An Thái, Lễ hội đình Việt Trì, Lễ hội Đền Chi Cát, Lễ hội Đền Tiên... thu hút đƣợc hàng chục nghìn lƣợt du khách và nhân dân tham dự.

* Đầu tư phát triển chất lượng sản phẩm phục vụ du lịch:

- Duy trì và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch 03 “City tour Việt Trì”, sản phẩm Hát xoan làng cổ, tour du lịch hàng ngày Hà Nội - Phú Thọ, tuyến du lịch quốc tế đƣờng sông… tham quan các điểm du lịch của thành phố nhƣ: Đền Tam Giang, Chùa Đại Bi phƣờng Bạch Hạc, đình Hùng Lơ (xã Hùng Lơ), khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đền Thiên Cổ, Miếu Lãi Lèn... Kết quả đã đón 1.651 đồn khách trong nƣớc và quốc tế với 73.941 lƣợt khách, trong đó: 41 đồn khách quốc tế với 820 lƣợt khách; 1.610 đoàn khách trong nƣớc với 73.121 lƣợt khách.

- Dịp Giỗ tổ Hùng Vƣơng và Lễ hội Đền Hùng năm 2018, 2019 đã đón khoảng 8 triệu lƣợt khách năm.

- Xây dựng và nâng cấp 02 cổng vào khu di tích lịch sử, văn hóa tại xã Hùng Lơ và phƣờng Bạch Hạc, điểm giới thiệu các sản phẩm đặc trƣng và bãi đỗ xe vào cụm di tích Đình Hùng Lơ

- Xây dựng hệ thống biển chỉ dẫn, biển giới thiệu, biển nội quy với tổng số 117 biển vào các điểm tham quan, các điểm di tích lịch sử văn hóa của 23 phƣờng, xã.

- Đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật khu Đồng Cận (vƣờn hoa Thành phố); - Hồn thành đƣa vào sử dụng cơng trình cầu đi bộ vƣợt Hồ Đầm Cả - thuộc dự án Hồ Công viên Văn Lang.

- Thực hiện vẽ trang trí hoa tại các chân cột điện tại các tuyến đƣờng thành phố Việt Trì. Kết quả: Đã thực hiện vẽ 1.050 thân cây, cột điện "nở hoa" tạo điểm nhấn làm đẹp cho thành phố với tổng mức đầu tƣ 290.000.000 đồng.

- Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, phát triển thể thao quần chúng cả về quy mơ và chất lƣợng; duy trì các hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng.

- Xây dựng, phát triển, khai thác, quảng bá du lịch thành phố là điểm đến, đi, mua sắm, lƣu trú văn minh và tiện ích cho du khách, tổ chức.

- Xây dựng hình ảnh và phong cách ngƣời dân Việt Trì “Thân thiện, thanh lịch, mến khách, giàu tính nhân văn, mang đậm tính ngƣời đất tổ”, đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân.

* Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch:

UBND thành phố đã cử 610 học viên là cán bộ phịng Văn hóa và Thơng tin thành phố, Trung tâm VHTTDL thành phố, cán bộ Văn hóa các phƣờng xã, BQL các điểm di tích, các cơ sở lƣu trú, lữ hành, lái xe du lịch... tham gia 09 lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch, cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hóa.

* Về quy hoạch

- Hình thành và phát triển không gian lễ hội bảo đảm kết hợp hài hòa với không gian phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp với quy hoạch chung thành phố Việt Trì và quy hoạch tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở giữ gìn bản săc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trƣờng sinh thái, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

- Tăng cƣờng phối hợp, tạo sự thống nhất, đồng bộ, liên ngành trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cho phát triển du lịch; gắn các hoạt động lễ hội với các hoạt động dịch vụ, du lịch. Rà soát các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật phân khu, quy hoạch chi tiết đã triển khai trên địa bàn; nghiên cứu điều chỉnh quy mô, hƣớng tuyến, đồng thời bổ sung một số tuyến đƣờng cấp đô thị, bảo đảm sự liên hệ thông suốt trên tồn mạng lƣới.

- Sắp xếp, bố trí khơng gian đô thị phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; định hƣớng, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn thành phố Việt Trì, nhằm bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ.

* Khơi phục, duy trì và phát huy các di tích, di sản văn hóa và lễ hội truyền thống

Nâng cao chất lƣợng nghiên cứu khoa học về các giá trị văn hoá và giá trị các lễ hội truyền thống của lễ hội; xây dựng kế hoạch, chƣơng trình, đổi mới phƣơng thức tổ chức lễ hội, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động lễ hội phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội. Tiếp tục nghiên cứu, nhận diện, kiểm kê sự phát triển của di sản văn hóa Hát Xoan Phú Thọ.

Tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vùng đất Tổ ra thế giới. Khơi dậy sức sáng tạo chủ động của nhân dân trong các hình thức sinh hoạt cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa trong thời kỳ mới.

Phát huy lợi thế của công nghệ thông tin, truyền thông trong việc tuyên truyền về văn hóa, du lịch và ngoại giao văn hóa. Chủ động tham gia các hội chợ sách báo, truyền thông quốc tế để giới thiệu quảng bá về văn hóa vùng đất Tổ. Có kế hoạch hợp tác với các hãng truyền thông quốc tế, các trang mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu các giá trị độc đáo của các lễ hội truyền thống và di sản văn hóa của vùng đất Tổ.

- Xây dựng, hình thành hạ tầng, mơi trường sống

Hình thành và xây dựng không gian trung tâm lễ hội: Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng – Trung tâm thành phố Việt Trì – Bến Gót, Bạch Hạc; chú trọng phát triển không gian lễ hội tại các xã phƣờng, khu dân cƣ.

Khôi phục các làng nghề truyền thống; khai thác hiệu quả không gian xanh bãi bồi ven sông Lô và sông Hồng để tăng cƣờng các khu chức năng dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa ẩm thực. Xây dựng các cơng viên giải trí, cơng viên sinh thái, kết nối liên hồn với hệ thống cây xanh đơ thị, cây xanh tự nhiên tại các khu vực làng, xã để tạo cảnh quan mơi trƣờng.

Có kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn thành phố, tạo dựng môi trƣờng sinh thái cũng nhƣ môi trƣờng sống thực sự chất lƣợng, đáp ứng và thu hút đƣợc ngƣời dân đến sống và làm việc lâu dài tại thành phố Việt Trì.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, khơng gian đô thị, nhất là cơ sở hạ tầng về dịch vụ, thương mại trực tiếp phục vụ khách du lịch

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng theo Quy hoạch đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt; triển khai xây dựng công viên Văn Lang theo quy hoạch 1/500.

Cải thiện, nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị của thành phố; phát triển mạng lƣới giao thông đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối giao thông đối nội và đối ngoại thuận lợi, nhất là vào các ngày có lễ hội. Nghiên cứu, bố trí cảng hành khách mới trên sơng Hồng tại phía Nam đơ thị Việt Trì.

Phát huy cơng năng sử dụng của các cơng trình thuộc quần thể Trung tâm thể dục thể thao tỉnh, Nhà văn hóa tỉnh, trung tâm sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa khu dân cƣ, bảo tàng gắn với các hoạt động của lễ hội. Hoàn thiện việc cải tạo Thƣ viện tỉnh, rạp chiếu phim tỉnh. Nâng cấp, cải tạo hệ thống cấp thoát nƣớc, hệ thống điện chiếu sáng đô thị, hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải, rác thải, vệ sinh môi trƣờng và hạ tầng kỹ thuật khác.

- Thực hành, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; tăng cường hợp tác, liên kết với các địa phương, quốc gia có các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu các giá trị văn hóa tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo cho thành phố lễ hội. Phát triển các loại hình du lịch mới, phù hợp với điều kiện của thành phố, nhƣ: Du lịch cộng đồng, du lịch tìm hiểu, khám phá văn hố truyền thống vùng đất Tổ (kiến trúc, ẩm thực truyền thống, văn hoá văn nghệ dân gian, trang phục cổ truyền, các truyền thuyết còn lƣu truyền…), du lịch nghiên cứu các di sản văn hố thế giới (Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, Hát Xoan Phú Thọ).

Xây dựng các chƣơng trình, tuyến du lịch kết nối các điểm di tích, di sản trong tỉnh với các trọng điểm du lịch trong vùng Tây Bắc và vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Xây dựng và mở rộng mạng lƣới liên kết các tổ chức, các câu lạc bộ, các nghệ nhân tiêu biểu, các nhà nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi của tỉnh, vùng và cả nƣớc. Thu hút mạnh hơn, thƣờng xuyên hơn và mở rộng hơn sự

tham gia của các địa phƣơng, các dân tộc trong nƣớc vào các hoạt động lễ hội và tổ chức lễ hội để thành phố Việt Trì thực sự là thành phố lễ hội về với cội nguồn đặc trƣng của Việt Nam.

Tiếp tục duy trì, kết nối các hoạt động hợp tác quốc tế về di sản văn hóa nói chung và bảo vệ phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, tạo điều kiện cho di sản đƣợc giới thiệu, tôn vinh, chủ thể văn hóa đƣợc giao lƣu, học hỏi bạn bè quốc tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chiến lược truyền thông cho du lịch tại thành phố việt trì trong bối cảnh hiện nay (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)