Tài nguyên du lịch thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chiến lược truyền thông cho du lịch tại thành phố việt trì trong bối cảnh hiện nay (Trang 36 - 44)

B. NỘI DUNG

2.1. Tổng quan hoạt động du lịch thành phố Việt Trì và bối cảnh hiện tại

2.1.1.2. Tài nguyên du lịch thành phố Việt Trì

Bản đồ 2.1.2: Bản đồ du lịch thành phố Việt Trì

* Thuận lợi: Hiện nay, Việt Trì xác định du lịch văn hóa là một trong những thế mạnh của thành phố bởi nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào và phong phú. Vì vậy, thành phố đã xây dựng và thực hiện một số sản phẩm du lịch văn hóa nhằm phục vụ du khách dựa trên cả hai nguồn tài nguyên: vật thể và phi vật thể.

* Sản phẩm khai thác từ các yếu tố vật thể: Các di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử, ẩm thực:

- Di chỉ Đồi Giàm thuộc xã Lâu Thƣợng

Hiện nay, đồi Giàm vẫn là một quả đồi bát up, di chỉ vẫn còn tƣơng đối nguyên vẹn. Những hiện vật khảo cổ ở đây phản ảnh đời sống cƣ dân thời văn hóa Phùng Nguyên với các hiện vật khai quật đƣợc bằng đá: rìu, đục, hoa tai, chuổi hạt… đƣợc chế tác với kỹ thuật cao, là nơi có “Lâu” tức là nhà để ở, và sự nhận diện các hiện vật khảo cổ ở đây đã chứng tỏ truyền thuyết “nơi kén rể” liên quan đến địa danh Lâu Thƣợng của công chúa Ngọc Hoa là “hiện thực”. Di chỉ khảo cổ học Đồi Giàm vè cơ bản vẫn là một nơi ở của cƣ dân Phùng Nguyên, nơi đây chứa đựng các bƣớc phát triển của văn hóa Phùng Nguyên (một di sản thời kỳ tiền Hùng Vƣơng).

- Di chỉ Văn hóa Gò Mun (Gò Gai, Gò Tro, Gò Con Cá, Gò Thế)

Văn hóa Gò Mun đƣợc lấy tên theo địa danh đầu tiên phát hiện đƣợc có niên đại cách ngày nay khoảng 2500 đến 3000 năm, là nền văn hóa hậu kỳ thời đại đồng thau và tiền Đông Sơn (sơ kỳ đồ sắt). Tại các di chỉ khảo cổ thuộc giai đoạn văn hóa Gò Mun qua các lần khai quật các nhà khảo cổ học đã thu đƣợc hàng vạn hiện vật với các chất liệu khác nhau nhƣ: đồ đá, đồ đồng, đồ xƣơng, đồ gốm,… Và nhiều hình dạng, chủng loại khác nhau: đồ trang sức, dụng cụ phục vụ đời sống hàng ngày, công cụ lao động… đặc biệt là các loại vũ khí bằng các chất liệu khác nhau: mũi tên, mũi giáo , mũi lao… Trong giai đoạn văn hóa Gò Mun cũng đánh dấu sự phát triển của tƣ duy thẩm mỹ và sự phát triển của thời đại đồng thau và đồ gốm. Hiện tại bảo tàng Hùng Vƣơng đang lƣu giữ và trƣng bày một số hiện vật của giai đoạn văn hóa khác nhau nhƣ đồ đồng, gốm, đá thuộc loại hình công cụ sản xuất, vũ khí…

Tại thành phố Việt Trì các di chỉ khai quật đƣợc thuộc giai đoạn văn hóa Gò Mun chủ yếu thuộc xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì tiêu biểu nhƣ: Gò Gai (thuộc

xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, đƣợc khai quật năm 1972 với diện tích 50m2); Gò Tro Trên và Gò Tro Dƣới (thuộc thôn Phú Hậu, xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì); Gò Thế, Gò Con Cá.

- Di chỉ Văn hóa Đông Sơn (Gò Tôm, Gò Hào, Làng Cả)

Văn hóa Đông Sơn là một trong những nền văn hóa nổi bật của Việt Nam bởi thời kỳ đồ đồng và đồ sắt tiêu biểu là sản phẩm trống đồng Đông Sơn. Làng Cả thuộc phƣờng Thọ Sơn, thành phố Việt Trì đƣợc coi là trung tâm văn hóa Đông Sơn của miền bắc đã đƣợc xếp hạng di tích cấp quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt và chứa đựng nhiều giá trị văn hóa – lịch sử. Di tích làng Cả đƣợc phát hiện năm 1959, đã và đang đƣợc tiến hành khai quật. Tại đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều ngôi mộ cổ trong đó có chứa rất nhiều đồ tùy táng, tuy nhiên đồ tùy táng phân bố tại các mộ không đều nhau về số lƣợng và đa dạng về chủng loại, đây là những tƣ liệu vô cùng quý giá để tìm hiểu về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội cùng vai trò của làng Cả đƣơng thời. Các hiện tƣợng này cũng phản ánh sự phân hóa giàu nghèo cảu xã hội thời bấy giờ đã diễn ra. Dựa vào các hiện vật đƣợc khai quật các nhà khảo cổ học đã phân loại mộ rất nghèo, mộ nghèo và mộ giàu. Đại đa số những ngôi mộ tại đây đã đƣợc khai quật là mộ thuộc về ngƣời nghèo. Với vị trí thuận lợi nằm ở nơi hợp lƣu của ba con sông, làng Cả là một trung tâm kinh tế lớn, là đầu mối giao lƣu kinh tế - văn hóa thời bấy giờ. Bộ di vật đồ đồng và đồ gốm khai quật đƣợc đã phản ánh mối giao lƣu văn hóa – kinh tế đó. Kết quả khai quật mộ cho thấy đây không chỉ là một khu mộ lớn thời Hùng Vƣơng mà còn là khu mộ của các thời đại sau này. Điều đó càng chứng tỏ vai trò trung tân chính trị - kinh tế - văn hóa của làng Cả. Xét tổng thể các hiện vật đã khai quật đƣợc từ các ngôi mộ cổ di chỉ làng Cả là di tích khảo cổ học thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn muộn. Từ các kết quả nghiên cứu, khai quật, PGS. TS Trịnh Sinh – trƣởng đoàn khai quật của viện khảo cổ học Việt Nam cho biết: “Đây không chỉ là một khu mộ lớn nhất thời Hùng Vƣơng mà còn là khu mộ của những thời đại sau này. Chứng tỏ một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa sầm uất và có tính liên tục: Thời Hùng Vƣơng – thời Bắc thuộc – thời phong kiến tự chủ”. Di tích làng Cả có ý nghĩa quan trọng, nằm ở vùng địa linh nhân kiệt, giữa một vùng đậm đặc các di tích thời kỳ tiền Hùng Vƣơng và Hùng Vƣơng, trong khu vực tƣơng truyền là kinh đô Văn Lang xƣa. Đây là điều

kiện thuận lợi để phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử nhằm phục vụ cho hoạt động du lich văn hóa về nguồn, đặc biệt là vùng ngã ba Bạch Hạc – Đền Hùng trở thành điểm sáng văn hóa của vùng đất Tổ. Tại Việt Trì văn hóa Đông Sơn còn đƣợc khai quật tại di chỉ Gò Tôm thuộc xóm Phú Thịnh xã Minh Phƣơng thành phố Việt Trì năm 1975; di chỉ Gò Hào hay còn gọi là Gò Ảnh thuộc thôn Quất Thƣợng xã Trƣng Vƣơng thành phố Việt Trì năm 1975.

Trên đây là một số các di tích khảo cổ quan trọng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển du lịch văn hóa của thành phố Việt Trì. Do đó tỉnh cần có kế hoạch bảo tồn lâu dài và phục dựng một phần các di tích đã đƣợc khai quật nhằm phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của nhà nƣớc Văn Lang thời đại Hùng Vƣơng dựng nƣớc, phục vụ cho hoạt động du lịch về nguồn để Việt Trì trở thành điểm sáng của du lich văn hóa vùng đất Tổ.

- Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng: Đây là cụm di tích mang ý nghĩa

văn hóa, nhân văn vô cùng to lớn: “Tổ Hùng được thờ ở Đền Hùng đã trải qua một

quá trình siêu việt tâm linh, vượt lên trên mọi hình thức Tổ cụ thể, lên trên Vua Tổ cụ thể. Sự thờ cúng này đã đạt tới mức tổ toàn vẹn – hoàn thiện, căn bản tức là cội nguồn – bản tính đồng nhiên của con người. Lễ hội Đền Hùng cũng không chỉ dừng lại nơi ngày giỗ Tổ, tưởng nhớ tổ tiên, không chỉ là cuộc hành hương về đất Tổ, đất Thánh hay đất phát tích của một dòng vua đầu tiên, đất phát tích của dân tộc Việt Nam mà thực sự đã trở thành một bức tranh tâm linh, là sự trở về cội nguồn dân tộc”2. Đây không chỉ là nhóm di tích lịch sử mang ý nghĩa cấp địa phƣơng mà còn có ý nghĩa cấp quốc gia vô cùng to lớn. Đƣợc coi nhƣ một quần thể di tích đặc biệt, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với mỗi ngƣời dân Việt Nam .

- Ẩm thực:

+ Hồng Hạc Trì: có nguồn gốc ở xã Bạch Hạc, nay là phƣờng Bạch Hạc, thành phố Việt Trì. Loại quả đƣợc coi nhƣ sản vật quý hiếm của vùng đất Tổ này đƣợc ngƣời xƣa xếp đứng đầu trong hàng ngũ quả quý dùng để tiến vua. Hồng Hạc quả to, không hạt, hình vuông, cát mịn, giòn ngọt. Hồng Hạc mộc mạc, chân quê, thuần khiết cùng với vị ngọt dịu dàng thanh mát, màu vàng nắng nhạt làm siêu lòng du khách khi đến với Việt Trì. Hồng Hạc Trì là niềm tự hào của ngƣời dân đất Tổ.

2 Nhiều tác giả, Tổng tập văn nghệ dân gian Đất Tổ (tập 2), NXB sở VHTTTT Phú Thọ - Hội VNDG Phú Thọ, 2001.

Hồng Hạc mới hái phải đƣợc ngâm ở nƣớc giếng Tiên Cát, Việt Trì trong vại sành hoặc trong chum đủ ba ngày đêm vớt ra thì mới đạt đến độ ngọt, có màu vàng tƣơi và thơm giòn đặc biệt. Đây cũng đƣợc coi là một món quà đặc biệt mà du khách có thể mua về làm quà cho gia đình và ngƣời thân sau một chuyến hành hƣơng về với vùng đất cội nguồn của dân tộc.

+ Các món cá Việt Trì: Cá Anh Vũ ở ngã ba sông Việt Trì là loại các nƣớc

ngọt cực kỳ quý hiếm. Cá sống ở đáy sông, ăn rêu đá, mùa nóng ẩn mình trong hang sâu chỉ sang mùa đông mới ra ngoài. Thời xƣa loài cá này là sản vậy đặc biệt dung để tiến Vua. Ngày nay, theo ý kiến của các ngƣ dân vùng này hầu nhƣ rất ít khi đánh bắt đƣợc loài cá quý hiếm này vì vậy loài cá này trở thành đặc sản của Việt Trì không chỉ thời xƣa mà cho đến tận bây giờ.

Cá Lăng là một loài cá nƣớc ngọt đƣợc coi là loài cá da trơn ngon nhất. Cá Lăng Việt Trì đang dần ghi tên mình trong danh sách ẩm thực Việt Nam với các món ăn đa dạng đƣợc chế biến từ cá Lăng nhƣ: chả cá Lăng, lẩu cá Lăng, cá Lăng bóp thấu, các món nƣớng… Khi đến với Việt Trì du khách đƣợc thƣởng thức tại các nhà hàng, trong đó nổi tiếng và có thâm niên phục vụ thực khách phải kể đến “quán cá bờ sông”, “quán cá Bạch Hạc”…

- Sản phẩm khai thác từ các yếu tố phi vật thể: các lễ hội

+ Lễ hội đền Hùng

Ca dao Việt Nam đã có câu ca vang lên nhƣ mời gọi con ngƣời Việt Nam về với cội nguồn của dân tộc:

“Dù ai đi ngƣợc về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mƣời tháng ba”

Lễ hội đền Hùng là lễ hội có quy mô lớn nhất cả nƣớc mang tính quốc gia kéo dài từ ngày 8 đến 11 tháng 3 âm lịch, ngày mùng 10 là chính hội. Theo nghị định số 82 2001 NĐCP ngày 6 tháng 11 năm 2011 của Chính Phủ ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày Quốc Giỗ.

Từ ngàn đời nay, Giỗ Tổ Hùng Vƣơng đã in đậm trong tâm khảm của mỗi ngƣời dân đất Việt. Dù ở bất cứ phƣơng trời nào, mỗi ngƣời dân Việt Nam đều nhớ ngày Giỗ Tổ, đều hƣớng về vùng đất cội nguồn của dân tộc. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam, là nơi mọi con dân đất Việt tƣởng

nhớ, tôn vinh công lao các vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đây cũng là biểu tƣợng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Ngày 06 12 2012, “tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ” đã đƣợc UNESSCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tính đến thời điểm này “tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ” là di sản duy nhất ở loại hình tín ngƣỡng của Việt Nam đƣợc UNESCO vinh danh.

Cũng nhƣ bao lễ hội truyền thống khác của đồng bằng Bắc Bộ, lễ hội đền Hùng cũng có hai phần chính là phần lễ và phần hội.

Phần lễ đƣợc tiến hành với nghi lễ tôn nghiêm, trang trọng tại đền Thƣợng, mang tính quốc lễ với lễ vật là “lễ tam sinh” (1 lợn, 1 dê và 1 bò), bánh chƣng, bánh giầy, xôi nhiều màu và nhạc khí là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dƣới sự điều khiển của chủ lễ. Sao đó các cụ bô lão của làng xã quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách thập phƣơng vào tế lễ trong các đền thờ, thắp nhang tƣởng niệm các Vua Hùng. Lễ dâng hƣơng tƣởng nhớ các vua Hùng đƣợc tổ chức theo nghi lễ cấp nhà nƣớc vào những năm chẵn, ở cấp tỉnh trong những năm còn lại. Phần lễ có nghi thức rƣớc kiệu của các địa phƣơng xung quanh khu di tích nhƣ xã Hy Cƣơng, xã Hùng Lô, xã Sơn Vi khiến cho không khí lễ hội càng trở lên trang nghiêm, thành kính hơn. Sau sự trang nghiêm của phần lễ là sự sôi nổi và hấp dẫn của phần hội ngay tại chân núi Nghĩa Lĩnh với các trò diễn dân gian đặc sắc nhƣ: múa lân, kéo co, cùng các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật nhƣ: Hát Xoan, hát Ghẹo, hát dân ca… các cuộc thi nấu cơn, gói bánh chƣng, giã bánh giầy… cùng nhiều hoạt động thể thao vui chơi khác tạo nên sức hút với đông đảo nhân dân và du khách thập phƣơng tham dự lễ hội.

Bên cạnh những hoạt động chính của lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật cũng nhƣ các chƣơng trình du lịch về với cội nguồn, du lịch văn hóa cũng đƣợc tổ chức tạo nên một không khí tƣng bừng, náo nhiệt nhƣ một lời mời gọi du khách đến với lễ hội:

“ Hội đền vui lắm ai ơi, Kẻ thời giỗ Tổ, người thời đu tiên.

Có người bên dưới, đôi bên vui vầy. Lại thêm phường rối leo dây,

Múa dao, tung quả có hay chăng là. Lại thêm có đám xướng ca, Để cho trai gái gần xa vui vầy…”

Hội đền Hùng hay giỗ Tổ Hùng Vƣơng là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hƣng thịnh của giống nòi, là biểu tƣợng của tinh thần dân tộc Việt Nam, nhƣ một trang sử đƣợc đọc lại hàng năm cho các thế hệ tìm hiểu về cội nguồn của mình cũng nhƣ du khách nƣớc ngoài biết đến một phần văn hóa cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

+ Lễ hội Tịch Điền

Lễ hội Tịch Điền đƣợc diễn ra tại xã Minh Nông, thành phố Việt Trì. Theo truyền thuyết nơi đây xƣa kia vua Hùng đã xuống đồng dạy dân cấy lúa. Do vua Hùng là dòng dõi của Viên Đế Thần Nông và là ngƣời khai sách ra cách làm ruộng nên vua Hùng đƣợc thần thánh hóa thành Thần Nông. Hiện nay, lễ xuống đồng (Hạ Điền) vào ngày mùng 1 tháng 6 âm lịch hàng năm: buổi sáng thắp hƣơng vừa là sóc vọng vừa là báo đến các đền thờ. Đến khoảng 9h sáng, tất cả các quan viên chức sắc trong làng tập trung tại khu vực đàn Thần Nông. Chuẩn bị vào tế thì chiêng trống nổi lên. Đội hình tế gồm chủ tế, đông xƣớng, tây xƣớng, các cụ chức sắc cho tới 14 ông trƣởng giáp. Sau khi làm các nghi thức tế thì làm lễ xuống đồng, ông chủ tế kiêm chủ điền tƣợng trƣng cho vua Hùng cùng các quan viên và đông đảo bà con dân làng ra ruộng cấy lúa, cấy xong thửa ruộng, dân làng cùng ông chủ tế làm lễ tạ Thần Nông và về đình làng làm lễ tạ Thành Hoàng và kết thúc lễ hội.

“Vua Hùng dạy dân cấy lúa” là một trong những tập tục tín ngƣỡng đặc trƣng của cƣ dân nông nghiệp Việt nam. Lễ hội này đƣợc khởi nguồn từ những câu chuyện huyền thoại trong buổi bình minh của lịch sử, khi các vua Hùng dựng nƣớc Văn Lang, phản ánh tín ngƣỡng phồn thực của dân tộc Việt Nam nói chung và cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nói riêng. Qua các nghi thức của lễ hội du khách phần nào hình dung đƣợc nguồn gốc của nghề trồng lúa nƣớc từ thời Hùng Vƣơng của dân tộc Việt Nam. Minh Nông với Đồng Lú, Đàn Thần Nông và lễ hội Tịch Điền sẽ mãi là điểm đến hấp dẫn với những di tích lịch sử gắn liền với những truyền thuyết

văn hóa dân gian. Góp phần minh chứng cho công cuộc trị thủy các dòng sông và phát triển nghề trồng lúa nƣớc của cƣ dân nông nghiệp Việt Nam trên vùng đất Tổ.

+ Hội hát Xoan Thái An

Hát Xoan là loại dân ca lễ nghi còn đƣợc gọi là khúc môn đình, là lối hát thờ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chiến lược truyền thông cho du lịch tại thành phố việt trì trong bối cảnh hiện nay (Trang 36 - 44)