Chính sách đãi ngộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động marketing trong kinh doanh nhà hàng khách sạn trên địa bàn thành phố việt trì (Trang 84 - 91)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.3. Giải pháp về nhân sự

3.3.3. Chính sách đãi ngộ

Đào tạo nhân chất lƣợng nhân sự và tạo ra một môi trƣờng làm việc nghiêm túc, hiêu quả chuyên nghiệp là cần thiết, nhƣng bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng phải có những chính sách giữ nhân viên gắn bó lâu dài với nhà hàng – khách sạn cũng là vấn đề rất cấp thiết. Nếu nhà hàng – khách sạn không thể giữ nhân viên gắn bó lâu dài, chi phí phát sinh cho công tác tuyển dụng và đào tạo cũng là một vấn đề lớn với doanh nghiệp, còn giảm hiệu quả hoạt động của nhà hàng – khách sạn và sự hài lòng của khách hàng. ởi vậy, chính sách đãi ngộ nhân viên cũng là một vấn đề mà các nhà quản trị nhà

hàng – khách sạn phải đặc biệt chú trọng. Một số chính sách đãi ngộ mà tác giả đƣa ra phù hợp với các nhà hàng – khách sạn tại Việt Trì:

Có những chính sách đãi ngộ để động viên tinh thần làm việc của nhân viên, đảm bảo về thu nhập cho nhân viên và cơ hội thăng tiến trong công việc, quan tâm đến đời sống cá nhân của nhân viên để tăng độ gần gũi của chủ nhà hàng – khách sạn với nhân viên. Đây là chính sách đâĩ ngộ với tất cả các nhân viên của các bộ phận chứ không chỉ riêng bộ phận Marketing.

Vào các thời điểm ít khách trong năm, các nhà hàng – khách sạn cũng có thể tổ chức cho nhân những chuyến du lịch ngắn ngày để giải tỏa căng thẳng hoặc có thể cho nhân viên trải nghiệm dịch vụ của nhà hàng – khách sạn trong một ngày, vừa giúp nhân viên hiểu thêm về dịch vụ khách sạn, vừa là thời gian nghỉ ngơi thứ giãn.

3.4. Giải pháp về chính sách xúc tiến

3.4.1. Bán hàng trực tiếp

án hàng trực tiếp là việc tiếp xúc mặt đối mặt với khách hàng nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của mình. Hiệu quả của việc bán hàng trực tiếp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó là trình độ, kiến thức, kỹ năng giao tiếp của nhân viên tiếp thị.

Đối với các nhà hàng – khách sạn lớn, sản phẩm dịch vụ cung cấp vô cùng đa dạng và phong phú, vì vậy việc bán hàng còn là bán các sản phẩm dịch vụ bổ sung nhƣ hội nghị, tiệc, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giải trí,…

Theo nhƣ ý kiến của tác giả, các nhà hàng – khách sạn tại Việt Trì nên tổ chức các hoạt động nhƣ tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới, các hoạt động giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới khách hàng khi khách hàng đang hoặc đã sử dụng dịch vụ tại cơ sở.

3.4.2. Quảng cáo

Quảng cáo là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động xúc tiến của các nhà hàng – khách sạn, các nhà hàng – khách sạn nên chi khoảng 3-5% ngân sách cho hoạt động quảng cáo hàng năm.

Thông tin trực tiếp luôn mang lại hiệu quả cao, đó có thể là những thông tin từ nhân viên của khách sạn, hoặc của khách hàng. Trong đó những thông tin truyền miệng của khách có tác dụng rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh của khách đến với khách hàng.

Các nhân viên của nhà hàng – khách sạn thƣờng xuyên có hoạt động xin ý kiến khách hàng về chất lƣợng dịch vụ, giới thiệu khách hàng các sản phẩm, dịch vụ khác của nhà hàng – khách sạn.

Quảng cáo tại nhà hàng – khách sạn

Tập trung vào các khách hàng đang sử dụng dịch vụ tại cơ sở, các nhân viên sẽ giới thiệu cho khách về các sản phẩm, dịch vụ khác của nhà hang – khách sạn

Trong nhà hàng – khách sạn, bất kỳ sản phẩm vật dụng nào cũng phải có hình ảnh của khách sạn từ thực đơn, bát đũa, đồ trang trí,… của nhà hàng – khách sạn.

Các poster, áp phích quảng cáo của nhà hàng – khách sạn phải đƣợc đặt ở lễ tân, phòng, sảnh của các nhà hàng – khách sạn.

Các nhà hàng – khách sạn sử dụng bộ nhận diện thƣơng hiệu để thiết kế các vật dụng, sản phẩm cơ sở vật chất trong nhà hàng – khách sạn có dấu ấn riêng của mình, nhằm tạo ấn tƣợng với khách hàng về thƣơng hiệu của nhà hàng – khách sạn. Đây là một phần của việc xây dựng bộ nhận diên thƣơng hiệu.

Quảng cáo bên ngoài nhà hàng – khách sạn

Thông qua các tở catologe, tờ rơi có in hình ảnh và dịch vụ của nhà hàng – khách sạn với những thông tin chi tiết, cụ thể. Qua đó, khách hàng có thể cảm nhận đƣợc rõ nét hơn về nhà hàng – khách sạn thông qua các trang thiết bị tiện nghi, các dịch vụ và chất lƣợng dịch vụ thông qua các thông tin và hình ảnh đẹp, bắt mắt.

Ngoài việc quảng cáo bằng các hình thức trên, các nhà hàng – khách sạn cũng cần đào tạo nhân viên về thái độ và phong cách phục vụ để nâng cao chát lƣợng phục vụ. Mọi dịch vụ luôn phải mang lại cảm giác hài lòng cho

khách hàng, vì khách hàng là ngƣời sử dụng và cảm nhận trực tiếp chất lƣợng dịch vụ của khách san.

Quảng cáo trên các trang mạng xã hội

Các nhà hàng – khách sạn xây dựng các trang fanpage, youtube, tiktok để đăng tải các bài viết, video quảng cáo về nhà hàng – khách sạn. Đồng thời, đăng các thông tin lên kênh quảng cáo về nhà hàng – khách sạn lên các trang web review về nhà hàng – khách sạn uy tín nhằm mục đích quảng cáo hình ảnh và nhận các phản hồi, đánh giá của khách hàng.

3.4.3. Quan hệ công chúng

Quan hệ đối ngoại

Các nhà hàng – khách sạn tham gia một số hội trợ về du lịch, ẩm thực đƣợc tổ chức trong tỉnh hoặc khu vực để quảng cáo hình ảnh nhà hàng – khách sạn.

Thực hiện, tham gia các chƣơng trình công đồng nhƣ các chƣơng trình từ thiện, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, các hoạt động vì cộng đồng,… để tạo thiện cảm trong mắt ngƣời dân và khách hàng, từ đó xây dựng hình ảnh nhà hàng – khách sạn thân thiện, tích cực.

Quan hệ đối nội

Doanh nghiệp tao ra một môi trƣờng làm việc hòa đồng, vui vẻ, thân thiện và cơ hội thăng tiến bền vững.

Các hoạt động khen thƣởng động viên nhân viên theo kết quả, thành tích trong công việc.

Chính sách đãi ngộ tốt, thu nhập đảm bảo nhằm thu hút nhân lực cho nhà hàng – khách sạn.

Quan tâm đến đời sống của nhân viên, hỗ trơ, động viên các nhân viên hoàn cảnh khó khăn.

Mở các khóa huấn luyện, đào tạo nâng cao tay nghề trình độ chuyên môn và đặc biệt là khả năng giao tiếp với khách hàng, trong đó có khách nƣớc ngoài và khách hàng là ngƣời khuyết tật.

Tất cả để tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả và gắn kết lâu dài với nhà hàng – khách sạn.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ những thực trạng mà tác giả đã phân tích ở chƣơng 2, tác giả đã đƣa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả marketing cho các nhà hàng – khách sạn trên địa bàn thành phố Việt Trì:

Xác định đƣợc thị trƣờng mục tiêu mà của các nhà hàng – khách sạn hƣớng tới là thị trƣờng khách hàng địa phƣơng.

Giải pháp về xây dựng thƣơng hiệu cho các nhà hàng – khách sạn, áp dụng brand association vào việc xây dựng thƣơng hiệu và làm marketing.

Các chính sách giải quyết vấn đề về nhân sự, chính sách về giá, kênh phân phối và chính sách xúc tiến quảng bá cho các nhà hàng – khách sạn của thành phố Việt Trì.

C. KẾT LUẬN

Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân càng ngày càng đƣợc cải thiện, nhu cầu của ngƣời dân ngày càng tăng cao. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu đó các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tại Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng ngày càng nhiều, trong đó có doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng – khách sạn.

Để hoàn thành bài khóa luận, tác giả đã thống kê danh sách các nhà hàng – khách sạn tại thành phố Việt Trì, danh sách các website, fanpage, bộ nhận diện thƣơng hiệu của các nhà hàng – khách sạn tại thành phố Việt Trì. Để thu thập số liệu, tác giả ngoài việc thống kê danh sách số liệu có sẵn, tác giả đã thực hiện khảo sát cộng đồng dân cƣ tại thành phố Việt Trì vè hoạt động marketing của các nhà hàng – khách sạn trên địa bàn thành phố Việt Trì.

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả thấy đƣợc các thực trạng của hoạt động marketing của các nhà hàng – khách sạn tại Việt Trì có những hạn chế về bộ nhận diện thƣơng hiệu, về nhân sự và các công cụ marketing mà các đơn vị đang sử dụng. Từ đó, tác giả đƣa ra những biện để khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động markteing của các nhà hàng – khách sạn tại thành phố Việt Trì.

Dƣới góc nhìn của một sinh viên năm cuối chuyên ngành Du lịch của trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, tác giả nhận thấy tác phẩm của bản thân là một sản phẩm nghiên cứu có giá trị thực tiễn và tính đóng góp cao cho hoạt động phát triển kinh tế của thành phố mà cụ thể là hoạt động marketing cho các nhà hàng – khách sạn tại Việt Trì. Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về kiến thức, trình độ chuyên môn và khả năng vận dụng lý luận nên bài khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tác giả mong nhận đƣợc đóng góp của các thầy cô để bài kháo luận hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động marketing trong kinh doanh nhà hàng khách sạn trên địa bàn thành phố việt trì (Trang 84 - 91)