3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả
3.3.3. Kết quả đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh của các chế phẩm sinh học
nghiên cứu bởi Viện Bảo vệ thực vật:
Đề tài cũng tiến hành đánh giá hiệu lực của một số chế phẩm sinh học là kết quả nghiên cứu của Viện Bảo Vệ Thực Vật để phòng chống nấm gây bệnh trong đất nhiều loại cây trồng cạn và đã được kiểm chứng có hiệu quả trong phòng trừ 1 số nấm gây hại tại vùng rễ cây như Pythium spp., Fusarium spp., Phytophthora spp., tuyến trùng…gây hại trên cây trồng như hồ tiêu, cà phê, sầu riêng, cây ăn quả có múi, …. (Hà Minh Thanh và nnk, 2013; Nguyễn Thị Chúc Quỳnh và nnk, 2014). Tuy nhiên, các chế phẩm này vẫn chưa được thực hiên tại vùng trồng cam của tỉnh Hòa Bình do đó đề tài tiến hành đánh giá tại vùng trồng cam của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Binh.
Bảng 3.20. Hiệu lực phòng trừ nấm F.solani vùng rễ cây cam của một số chế phẩm sinh học tại Cao Phong
Công thức Bào bào tử nấm TXL (×104CFU/gam đất/rễ)
Hiệu lực phòng trừ nấm F. solani trong đất (%) 1 TSXL 3 TSXL 6 TSXL 9 TSXL SH-Lifu 3,30 30,94 a 50,22 a 53,13 b 71,38 a MXA-8 2,83 28,01 b 39,39 c 43,27 d 57,85 c PhytoM 3,03 30,39 a 52,81 a 57,90 a 67,20 b PhytoPP 2,83 28,14 b 47,08 ab 49,16 c 58,81 c Đối chứng 2,30 - - - - LSD(0,05) 1,06 4,01 2,40 3,04 CV% 7,5 7,0 7,3 7,2 Ghi chú: -TXL: Trước xử lý - TSXL: Tháng sau xử lý
Hình 3.10. Hiệu lực phòng trừ nấm F.solani vùng rễ cây cam của một số chế phẩm sinh học tại Cao Phong
Các chế phẩm sinh học ở thời điểm ngay sau xử lý 1 tháng đều có khả năng phòng trừ nấm F. solani từ 28,01% đến 30,94%. Hiệu lực tăng lên rõ rệt kể từ thời điểm 3 TSXL, trong đó chế phẩm PhytoM có hiệu lực cao nhất là 52,81%, tiếp theo là SH-Lifu với hiệu lực đạt 50,22%.
Hiệu lực phòng trừ tiếp tục tăng lên sau khi chế phẩm được bón lần 2. Kết quả đánh giá ở thời điểm 9 TSXL cho thấy các chế phẩm đều cho hiệu lực từ 57,81% - 71,38%. Trong đó SH-Lifu cho hiệu lực cao nhất là 71,38%, tiếp theo là PhytoM đạt 67,20%.
Với triệu chứng vàng lá thối rễ, kết quả nghiên cứu cho thấy CSB ở các công thức thí nghiệm cũng bắt đầu giảm ở thời điểm 3 TSXL nhưng không đáng kể.
Hiệu lực của chế phẩm thực sự được phát huy sau khi bón lần 2, trong khi CSB ở thời điểm 6 TSXL của công thức SH-Lifu và PhytoM giảm lần lượt là 4% và 3,23% thì CSB của công thức đối chứng tăng 3,23% so với trước thí nghiệm.
Qua kết quả ở bảng 3.21 và hình 3.11 cho thấy, hiệu lực phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ của các chế phẩm cũng thể hiện khá rõ ở thời điểm 6 TSXL, trong đó đáng chú ý là chế phẩm SH-Lifu, MXA-8 và PhytoM đều cho hiệu lực cao và đạt lần lượt là 66,67%, 61,11% và 50,00%.
Hiệu lực phòng trừ của 3 chế phẩm này tiếp tục được duy trì đến thời điểm 9 TSXL, đạt tương ứng là 72,22%, 66,67% và 61,11%.
Bảng 3.21. Hiệu lực phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ cam của một số chế phẩm được nghiên cứu bởi Viện BVTV tại Cao Phong
Công thức Hiệu lực phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ (%)
TXL 1 TSXL 3 TSXL 6 TSXL 9 TSXL CSB% CSB% CSB% CSB% HL CSB% HL SH-Lifu 11,67 11,67 6,67 6,67 66,67 a 5,00 72,22 a MXA-8 8,33 8,33 6,67 5,00 61,13 b 8,33 66,67 b PhytoM 10,00 10,00 6,67 6,67 50,00 c 6,67 61,11 c PhytoPP 10,00 10,00 8,33 8,33 38,89 d 8,33 44,44 d Đối chứng 6,67 8,33 10,00 10,00 - 11,67 - LSD(0,05) 3,36 3,04 CV% 7,1 7,3
Ghi chú: - TXL: Trước xử lý - TSXL: Tháng sau xử lý - HL: Hiệu lực - CSB: Chỉ số bệnh
Hình 3.11. Hiệu lực phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ cam của một số chế phẩm được nghiên cứu bởi Viện BVTV tại Cao Phong
Dựa trên cơ sở kết quả đánh giá hiệu lực phòng trừ nấm F. solani và bệnh vàng lá thối rễ đã xác định được chế phẩm Tricô ĐHCT và Ketomium là chế phẩm đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam, được chọn để nghiên cứu nhằm xác định số lần sử dụng phù hợp với vùng sản xuất cam tại Cao Phong.
CHƯƠNG IV
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ