Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam tại tỉnh hòa bình (Trang 41 - 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.5. Xử lý số liệu

Phương pháp xử lý số liệu: bằng phần mềm IRRISTART 4.0 (Nguyễn Thị Lan & Phạm Tiến Dũng, 2006) và Microsoft Ecxel 2010.

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả phân tích một số đặc tính của đất tại vùng trồng cây cam, quýt tại Hòa Bình

Với mục đích phân tích đánh giá tính phù hợp của đất trồng đối với cây ăn quả có múi tại một số vùng trồng, đặc biệt tại những vườn đang bị xuất hiện bởi bệnh vàng lá thối rễ tại Hòa Bình. Kết quả phân tích 4 mẫu đất về một số đặc tính nông hóa được thu thập tại 04 xã, thị trấn sản xuất cây ăn quả có múi chủ lực của huyện Cao Phong ở các vườn cam đang ở giai đoạn kinh doanh.

Những chỉ tiêu phân tích chính như: độ ẩm, thành phần cấp hạt của đất ở các vùng nghiên cứu. Đây là các đặc điểm lý tính quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng.

Bảng 3.1. Một số tính chất lý học của các mẫu đất nghiên cứu STT KH Độ ẩm (%) Thành phần cấp hạt (%) Nhóm đất Cát thô Cát mịn Thịt Sét 1 CP1 21,09 12,17 43,27 7,16 37,40 Sét pha cát 2 CP2 31,58 5,79 26,82 15,17 52,22 Sét 3 CP3 22,29 4,78 21,64 23,06 50,52 Sét 4 CP4 21,66 3,57 21,75 24,10 50,58 Sét

Từ kết quả trên cho thấy: có 3/4 mẫu phân tích có thành phần thuộc nhóm đất sét (thuộc nhóm có thành phần cơ giới nặng), 1/4 mẫu là sét pha cát (thuộc nhóm có thành phần cơ giới nhẹ). Với đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất thông thoáng, thoát nước tốt, là điều kiện để cây sinh trưởng, phát triển tốt…

Khi phân tích độ ẩm của đất trồng cây cho thấy hầu hết nằm trong khoảng 21,09- 31,58%. Đây là mức thấp hơn so với yêu cầu của cây cam, quýt do đó để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt cần có các biện pháp để duy trì độ ẩm thường xuyên cho cây bằng các phương pháp như tưới tiêu hợp lý, sử dụng chất giữ ẩm, nhất là trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 3 khô hạn hàng năm.

Bảng 3.2. Một số tính chất hóa học của các mẫu đất nghiên cứu STT KH pH KCl Hàm lượng tổng số (%) Hàm lượng dễ tiêu (mg/100g đất)

Cation trao đổi (cmol (+) /kg đất) OC N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca2+ Mg2+ 1 CP1 5,24 1,86 0,42 0,27 0,13 82,47 14,70 6,26 2,45 2 CP2 5,20 1,80 0,34 0,15 0,19 64,13 15,57 5,67 2,87 3 CP3 5,37 1,75 0,33 0,21 0,13 72,15 14,94 6,34 2,37 4 CP4 5,28 1,83 0,31 0,13 0,16 62,33 14,37 4,67 1,83 Kết quả nghiên cứu phân tích chất lượng đất trồng trên cơ sở đánh giá 1 số chỉ tiêu hóa tính cơ bản của đất so với bảng đánh giá chất lượng đất (Cẩm nang sử dụng đất, tập 7 - NXB KH và KT 2009) cho thấy tất cả các mẫu đất đều có hàm lượng NPK cao (giàu), hàm lượng OC phần lớn nằm trong khoảng nghèo đến mức trung bình, hàm lượng Ca2+ và Mg2+trong khoảng trung bình, hầu hết pH của đất nằm trong khoảng từ ít chua đến chua.

Độ pHKcl phù hợp nhất cho cây cam quýt phát triển tốt là nằm trong khoảng từ ít chua đến trung tính. Do đó, với các vùng trồng cam, quýt của Hòa Bình phải lưu ý kiểm tra pH thường xuyên để áp dụng các biện pháp khắc phục, trong đó phương pháp sử dụng vôi bột ở liều lượng từ 500-1.000 kg/ha/năm thường được áp dụng rộng rãi, tiết kiệm nhưng hiệu quả. Trong khi bón vôi cần lưu ý các điểm sau:

+ Với vườn cây đang ở giai đoạn kiến thiết cơ bản: có thể bón bất cứ vào thời điểm nào trong năm tuy nhiên tốt nhất vào đầu mùa mưa, nên chia làm 3-4 lần/năm.

+ Với vườn cây đang ở thời kỳ kinh doanh: sau khi đã thu hoạch xong mới bón vôi kết hợp sử dụng phân chuồng hoặc bón vào thời điểm cắt cành, tạo hình, bón phân … Bón rải đều lượng vôi đã được xác định cho từng loại đất, có thể dùng cuốc xới sâu 5-10cm để trộn đều, sau đó tưới nước ít một và tưới nhiều lần cho vôi hòa tan trong đất thì mới có tác dụng tốt.

Để có thể xác định được khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng từ đất cũng như xác định tính cần bằng và nhu cầu về các nguyên tố trung và vi lượng, đề tài tiến hành phân tích các mẫu lá được phân tích.

Bảng 3.3. Hàm lượng một số chất hóa học trong lá cây ăn quả có múi tại Cao Phong, Hòa Bình

Chỉ tiêu phân tích

Các điểm lấy mẫu Ngưỡng thích hợp* CP1 CP2 CP3 CP4 N(%) 4,30 4,10 5,41 5,43 2,20-3,50 P(%) 0,54 0,64 0,65 0,62 0,12-0,50 K(%) 2,20 2,50 2,60 2,28 1,10-4,00 Ca(%) 2,15 2,51 2,35 1,87 1,20-3,00 Mg(%) 0,19 0,11 0,13 0,16 0,30-0,50 S(%) 0,18 0,16 0,24 0,20 0,12-0,28 Fe (ppm) 150 140 180 160 60-250 Mn(ppm) 22 20 21 20 25-200 B(ppm) 15 14 12 15 25-100 Cu(ppm) 37 35 33 34 6-35 Zn(ppm) 15 10 11 18 25-150 Mo(ppm) 0,2 0,2 0,3 0,2 0,1-0,4

Ghi chú: + Số in đậm và gạch chân: cao hơn so với ngưỡng thích hợp. + Số thường gạch chân: đủ so với ngưỡng so sánh.

+ Số in nghiêng: Thiếu so với ngưỡng so sánh.

* Ngưỡng so sánh dinh dưỡng trong lá theo Plant Analysis Handbook III, A Guide to Sampling, Preparation, Analysis and Interpretation for Agronomic and Horticultural Crops Hardcover – 2014, pp 334.

Kết quả phân tích mẫu lá ở giai đoạn hình thành quả cho thấy: tất cả các mẫu đều có hàm lượng lân, đạm và đồng vượt so với yêu cầu của cây do đó người trồng có thể giảm lượng phân bón có chứa các yếu tố trên hợp lý.

Nhưng các yếu tố trung và vi lượng thì lại thiếu do đó nên sử dụng thêm nhữngloại phân bón có chứa Mg, Mn, B, Zn, Mo cho cây.

3.2. Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng sản suất và kỹ thuật trồng chăm sóc cây cam tại Cao Phong, Hòa Bình:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam tại tỉnh hòa bình (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)