Một số nghiên cứu về phân bón cho cây cam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam tại tỉnh hòa bình (Trang 25 - 28)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.5. Một số nghiên cứu về phân bón cho cây cam

1.5.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài

Theo Mongi Zekri and Thomas (2003) “có 17 yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của cây: Cacbon(C),Huydro(H), Oxy(O), Nitơ(N), Phốt pho (P), Kali(K), Canxi(Ca), Magiê(Mg), Lưu huỳnh(S), Sắt(Fe), Kẽm (Zn), Mangan(Mn), Bo(B), Đồng(Cu), Molypden(Mo), Clo(Cl) và Niken(Ni). Những yếu tố này thường được gọi là chất dinh dưỡng thiết yếu mà nếu thiếu nó, cây không thể hoàn thành vòng đời của mình. Trong các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu C,H,O được lấy từ không khí và nước. Các yếu tố còn lại được lấy từ đất. Các chất dinh dưỡng khoáng được phân thành 2 loại là chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng. Trong đó chất dinh dưỡng dùng để chỉ những yếu tố mà các cây trồng yêu cầu với số lượng lớn(N, P, K, Ca, Mg, S) và vi chất dinh dưỡng là khái niệm để áp dụng cho các chất dinh dưỡng cây yêu cầu với số lượng nhỏ(Fe, Zn, Mn, B, Cu, Mo, Ni, Cl)” (Mongi Zekri and Thomas, 2003).

Cây hút dinh dưỡng quanh năm nhưng hút mạnh vào thời kỳ nở hoa cũng như khi cây ra chồi mới (tương ứng vào tháng 3-4 và tháng 7-9). (Reuther and Smith, 1973).

Trường hợp c â y thiếu kali (K) sẽ làm quả nhỏ nhưng lá vẫn không có triệu chứng gì. Thiếu trong thời gian dài lá mới bị dày và nhăn nheo, vùng giữa các gân lá bị mất diệp lục, sau đó có các vết chết khô và khi thiếu trầm trọng đầu chồi bị rụng, cây thường bị chảy gôm, lá bị chết khô, quả thô, chất lượng kém. Khi bón dùng kali sunfat thích hợp hơn kali clorua vì với clorua quá cao phần lớn các giống đều mẫn cảm. Kali-magiê sunfat (Patenk kali) rất thích hợp vì có 10% MgO cùng với 30% K2O.

mạnh. Chỉ ở đất nhẹ nếu bón lân liên tục sẽ xảy ra hiện tượng thừa lân. Thừa lân gây tình trạng thiếu kẽm - hiện tượng gân xanh lá vàng - một bệnh sinh lý khá phổ biến ở cây cam quýt.

Cây thiếu đạm (N) thì lá bị mất diệp lục và vàng đều. Thiếu nghiêm trọng cành bị ngắn lại và mảnh, lá nhỏ và vàng, dễ bị rụng, quả ít. Tuy vậy việc thiếu N sẽ chỉ ảnh hưởng đến độ lớn của quả, không ảnh hưởng đến đặc điểm quyết định phẩm chất quả, chất khô hoà tan bị giảm đôi chút. Dạng N phổ biến dùng hiện nay là dạng amôn sunfat. Tuy nhiên đối với đất kiềm hoặc chua nhiều, tốt nhất nên dùng các loại phân có gốc nitrat bởi như vậy sẽ ít bị mất N và tránh ảnh hưởng chua của gốc sunfat và nitrat còn thúc đẩy sự hút magiê (Mg) ở đất thiếu Mg.

Khi bổ sung dinh dưỡng cho cây phải dựa vào nhiều căn cứ. T hông thường người ta dựa vào 3 căn cứ chính đó là phân tích đất, chuẩn đoán dinh dưỡng lá và dựa vào năng suất.

Bón phân theo lá được thiết lập trên 4 nguyên tắc cơ bản đó là: chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng và sự đối kháng ion, chức năng của lá quy luật bù hoàn giảm dần., Reuther and Smith (1973) dựa trên 4 nguyên tắc này đã xây dựng được tiêu chuẩn về thành phần dinh dưỡng của lá gồm 5 cấp: thấp, thiếu, cao, tối thích và thừa. Áp dụng dạng chuẩn này, các nhà khoa học sẽ phân tích để đưa ra khuyến cáo với người sản xuất có cần bón phân hay không.

1.5.2. Nghiên cứu về việc cung cấp phân bón cho cây cam ở Việt Nam:

Trong thực tiễn các loại cây ăn quả rất cần lấy được dinh dưỡng từ phân bón và từ đất để tạo thành sản phẩm thông qua quá trình quang hợp. Nếu trong trường hợp thừa hoặc thiếu các chất dinh dưỡng sẽ làm cho cây sinh trưởng kém dẫn đến phẩm chất và quả năng suất kém, đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Do vậy để bón phân một cách hợp lý thì đầu tiên phải nắm vững nhu cầu dinh dưỡng của cây ở từng thời kỳ.

Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thoại và Nguyễn Minh Châu (2003) về hiệu quả của một số loại phân bón cho bưởi Năm Roi cho thấy: “bón phân hữu cơ đã cải thiện độ chua, làm tăng dinh dưỡng củađất, làm tăng phẩm chất trái sau tồn trữ 30 ngày”.

Theo nghiên cứu của Đỗ Đình Ca, Vũ Việt Hưng (2010) về ảnh hưởng của phân bón, tưới nước đến khả năng ra hoa, đậu quả của bưởi Phúc Trạch từ năm 2003 – 2004 cho thấy: “bón 800g N: 400g P2O5 : 600g K2O+ phun phân bón lá

Grown ba lá xanh cho năng suất cao nhất. Các biện pháp tưới nước có ảnh hưởng tốt tới khả năng đậu quả cũng như năng suất nhưng chưa rõ. Thông thường 1 tấn quả các cây trồng họ citrus lấyđi từ đất 1.000 -1.700g N; 300 - 500g P2O5; 2.000 - 3.000g K2O; 200 - 350g MgO; 600 -1.000g CaO; 70 - 150g S. Ngoài ra 1 tấn quả còn lấyđi một số lượng các nguyên tố vi lượng như: 23g Fe; 0,4-0,8g Mn; 0,7-1,4g Zn; 0,3-0,6g Cu; 0,5-3g B. Tùy theo sản lượng mà ta có thể tính ra được lượng dinh dưỡng mất đi do mùa màng cần phải bù đắp bằng phân bón”.

Như vậy nếu quy trình bón phân thường xuyên có lượng bón K thấp hơn N sẽ làm cho cây thiếu K ngày càng trầm trọng, làm mẫu mã quả xấu, chất lượng quả sụt giảm.

Cần bổ sung cho cây các nguyên tố:

Kali (K) có nhiều trong quả và lộc non. Cây được cung cấp đủ K cho quả to, chóng chín, ngọt và chịu được cất giữ lâu khi vận chuyển. Nếu thiếu K lá nhỏ và không bám chặt vào cành, quả dễ rụng, cây chịu lạnh kém….

Lân (P) rất cần cho cây có múi và trong quá trình phát triển của bộ rễ, giai đoạn phân hoá mầm hoa. Nếu thiếu P rễ không phát triển được, cành sinh trưởng phát triển kém, năng suất và phẩm chất giảm.

Đạm (N) là nguyên tố không thể thiếu được trong quá trình sinh trưởng của cây cam nói riêng và có múi nói chung. N xúc tiến sự phát triển của cành lá, đủ N cây sinh trưởngphát triển khoẻ, lá xanh và quang hợp mạnh. Nếu thiếu N lá bị mất diệp lục, ngả vàng làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất quả

Theo Nguyễn Ngọc Thuý (2001): “trong các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng họ cây citrus sử dụng rất nhiều sắt (Fe) và Bo (B), một lượng khá lớn kẽm (Zn). Trong các nguyên tố này, sắt thường ít thiếu ở những chân đất chua như ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở những loại đất cát, xám bạc mầu sắt vẫn có thể cần được bổ sung. Trong khi đó Bo lại là nguyên tố thường bị thiếu ở những chân đất xa biển. Một chế độ bổ sung dinh dưỡng Bo và kẽm (Zn) bằng các loại phân bón lá hay các loại phân bón gốc có chứa một lượng nhất định các nguyên tố này là rất cần thiết".

Các nguyên tố vi lượng có vai trò hình thành và kích thích hoạt động của các hệ thống men trong cây. Chính vì vậy nguyên tố vi lượng sẽ có tác dụng xúc tiến, điều tiết toàn bộ các hoạt động sống trong cây.

cây có hàm lượng Ca thấp sẽ tăng sự rụng còn nếu hàm lượng Ca cao sẽ ngăn cản sự rụng; khi cây thiếu Ca thì quả dễ bị nứt khi còn xanh.

Khi cây thiếu Sát (Fe) lá chồi non bị vàng dẫn đến quả rụng khi còn xanh. Để khắc phục tình trạng này cần tiến hành cải tạo đất, bón phân hữu cơ, phun phân vi lượng 0,5% FeSO4.

Khi thiếu Mo làm cho lá lốm đốm vàng - để khắc phục có thể phun dung dịch chứa 100- 150g molybdate natri trong 1.000l nước.

* Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho cây cam:

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón mà các nông hộ có thể tự làm ra từ các loại phế thải như: Chất thải người, gia cầm, gia súc; thân cây đậu, ngô, mía lạc, rơm rạ; cây phân xanh... được ủ với chế phẩm vi sinh dùng để bón vào đất làm tăng độ phì nhiêu, giảm ô nhiễm môi trường. Hay nói cách khác, phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Các vi sinh vật VSV sử dụng chất hữu cơ để phát triển sinh khối và giải phóng các chất hữu cơ dễ phân hủy...

Hàng năm cần bón từ 30 – 50 kg/cây phân hữu cơ vi sinh vào thời kỳ bón phân chuồng, lân, vôi bột để thay thế lượng phân chuồng trong điều thực tế hiện nay ngày càng thiếu hụt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam tại tỉnh hòa bình (Trang 25 - 28)