3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.7. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây cam
a. Biện pháp canh tác:
- Biện pháp làm đất: đất trồng là nguồn lây lan bệnh cho các loại cây trồng. Khi tiến hành làm đất mầm bệnh sẽ bị vùi xuống dưới đất làm chúng chết khi bị khó khăn trong hoạt động gây hại cho cây hoặc thay đổi môi trường sống. Áp dụng việc phơi ải đất trong một thời gian trong năm xẽ rất có hiệu quả trong công tác phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.
- Biện pháp luân canh: biện pháp này giúp cắt nguồn dinh dưỡng của các ký chủ chuyên tính, do đó làm giảm sự gia tăng mật độ mầm bệnh. Biện pháp luân canh giúp những cây trồng mới tiết ra những chất ức chế mầm bệnh; các chất tiết ra từ rễ cũng kích thích sự phát triển các VSV đối kháng trong đất.
- Biện pháp xen canh: biện pháp này sẽ làm giảm sự lan truyền mầm bệnh ở rễ, các mầm bệnh trong đất, thường được phân bố không đồng đều và thường dưới dạng tồn lưu. Vì vậy khi xen canh sẽ làm giảm đáng kể tình trạng kích thích này và mầm bệnh chỉ ở dưới dạng tồn lưu chứ không gây hại.
b. Biện pháp hóa học
Khi bệnh mới xuất hiện có thể phòng trừ bằng một số loại như: Kitanzin 50ND, Validacin hoặc Copper B. Tuy vậy việc xử lý đất thường rất lâu dài và tốn
kém, ảnh hưởng xấu đến sự cân bằng sinh thái. c. Biện pháp sinh học
Khi sử dụng biện pháp hóa học trong phòng trừ bệnh cây không hiệu quả hoặc không kinh tế thì biện pháp phòng trừ sinh học dược dùng để thay thế cho biện pháp hóa học. Nhiều nhà khoa học đã và đang nghiên cứu việc sử dụng VSV vùng rễ để bổ sung hoặc thay thế vào hóa chất diệt nấm ở vùng rễ.
Trong tự nhiên hiện nay tồn tại nhiều VSV đối kháng như: Trichoderma sp., Gliocladium sp., Penicillium sp., Pseudomonas arguginos,...
Trong 2 năm 2011, 2012, tại viện bảo vệ thực vật Hà Nội, các nhà nghiên cứu đã phân lập được 7 dòng vi khuẩn và 3 dòng xạ khuẩn từ đất cà chua và dưa chuột khỏe. Đối với bệnh héo vàng trên cà chua và dưa chuột Các dòng vi khuẩn, xạ khuẩn này theo như nghiên cứu khả năng kiểm soát rất tốt. Trong đó các dòng vi khuẩn có thể làm hạn chế bệnh từ 80,1-86,7%, còn các dòng xạ khuẩn thì hạn chế bệnh từ 57,3-66,8% (Lê Thu Hiền và cs, 2013)
Theo các thử nghiệm sinh hóa , sinh lý và hình thái , phân lập được xác định là vi khuẩn Bacillus spp. và Pseudomonas fluorescens. Các chủng vi khuẩn Bacillus spp. sản xuất các chất chuyển hóa dễ bay hơi ức chế sự tăng trưởng sợi nấm của
Fusarium oxysporum, đặc biệt hỗn hợp 2 chủng này có hiệu quả đối kháng rất cao
(Sharifi and Ramezani, 2003).
Tại Arhentina, người ta sử dụng chủng Bacillus subtilis để ức chế sự phát triển của nấm bệnh Fusarium verticillioides trên ngô và đã đem lại hiệu quả đáng kể (Cavaglieri et al., 2005).
Nấm Trichoderma, Pseudomonas fluorescens cũng được thử nghiệm để kiểm
soát bệnh héo vàng trên chuối do Fusarium oxysporum gây ra tại Nam Phi. Các thí nghiệm ban đầu được làm trên môi trường PDA. Sau đó đánh giá trong nhà kính, các chủng nấm và vi khuẩn đã được thành lập trên rễ chuối trước khi chúng được trồng trong đất bị nhiễm tác nhân gây bệnh, trong khi các tác nhân kiểm soát sinh học thương mại đã được áp dụng theo chỉ dẫn của nhà cung cấp. Cây giống chuối được đánh giá phát triển bệnh sau 7 tuần. Kết quả đánh giá trong nhà kính cho thấy giảm tỷ lệ mắc bệnh héo Fusarium 87,4%. (Nel et al., 2006)
Trong những năm gần đây, các loài vi khuẩn Bacillus rất được quan tâm cho việc kiểm soát sinh học của nhiều bệnh nấm. Trong nghiên cứu mới đây của Trung
Quốc, Bacillus amyloliquefaciens Q-426 đã được thử nghiệm để sử dụng tiềm năng của nó chống lại một loạt các tác nhân gây bệnh. Lipopeptides như bacillomycin D, fengycin A, B và fengycin được tinh chế từ nước dùng nuôi cấy vi khuẩn và sau đó xác định bởi phổ ESI-đại chúng. Nồng độ thấp nhất của fengycin A ức chế Fusarium oxysporum f. sp. spinaciae được xác định là 31,25 ml. Tuy nhiên, nếu dùng đến 50ml thì quan sát thấy các bào tử F.oxysporum bị ức chế nảy mầm. Như vậy, đây chính là 1 biện pháp nhằm kìm hãm nấm F.oxysporum phát triển (Zhao et al., 2014).
CHƯƠNG II
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU