Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam tại tỉnh hòa bình (Trang 38 - 41)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

* Điều tra các chỉ tiêu: - Tình hình tự nhiên - Tình hình trồng cây cam

- Biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây cam. * Các chỉ tiêu theo dõi độ phì của đất:

- Độ ẩm đất (TCVN 6648 : 2000) được xác định theo phương pháp nung, sấy đến khối lượng không đổi và theo công thức:

Trong đó:

a: khối lượng đất tươi (cả hộp) b: khối lượng đất khô (cả hộp). c: khối lượng hộp.

W: độ ẩm.

- Độ pH: đo bằng pH – Meter trong huyền phù đất: dung dịch KCl với tỉ lệ là 1:2,5 (TCVN 5979 : 2007).

- OC (%): phương pháp Walkley – Black (TCVN 8941 : 2011). - Đạm tổng số (N%): phương pháp Kjeldahl (TCVN 6498 : 1999).

- Lân tổng số (P2O5%): phương pháp so màu xanh molypden (TCVN 8940 : 2011).

- Kali tổng số (K2O%) là phương pháp quang kế ngọn lửa (Flamephotometer) (TCVN 8660 : 2011).

- Lân dễ tiêu: phương pháp Oniani (TCVN 5256 : 2009). - Kali dễ tiêu: phương pháp Trilon B (TCVN 8662 : 2011).

- Thành phần cơ giới hạt được xác định theo phương pháp ống hút Robison và phân cấp đất của Katrinski (TCVN 8567 : 2010).

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng:

- Thời gian xuất hiện lộc: được xác định khi có 10% số cây ra lộc. - Thời gian kkeets thúc lộc: được xác định khi có 80% số cây ra lộc. - Chiều dài lộc thành thục: đo khi lộc ổn định ( đơn vị tính: cm). Lộc được coi là thuần thục khi các lá non chuyển sang màu xanh đậm.

- Số lộc/cây: đếm số lộc thành thục ( đơn vị: lộc). - Đường kính lộc: đo tại vị trí ra lộc bằng thước kẹp. * Các chỉ tiêu theo dõi năng suất

- Tỷ lệ rụng quả:

+ Đánh dấu và theo dõi số quả ở mỗi lần nhắc lại của mỗi công thức (100 quả/1lần nhắc) sau khi cánh hoa rụng theo dõi 4 cành/1cây phân bố đều ở các hướng, đếm tổng số quả đậu/cành sau khi tắt hoa 15, 30, 45, 60 ngày và trước thu

hoạch. Tỷ lệ quả rụng được tính theo công thức sau: Tổng số quả rụng

Tỷ lệ rụng quả (%) = * 100

Tổng số quả theo dõi trên cành

- Động thái tăng trưởng đường kính quả: Đo đường kính quả và chiều cao quả bằng thước Pamer. Mỗi công thức đo 30 quả và được đánh dấu cố định trên cây, phân bố đều ở các hướng và các tầng tán, theo dõi ở các thời điểm sau tắt hoa 15, 30, 45, 60 ngày và trước thu hoạch.

- Các yếu tố năng suất: + Tổng số quả/cây

+ Khối lượng trung bình (g/quả) + Năng suất quả/1cây (kg/ cây)

+ Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = KL 1 quả (kg) * Số quả/cây * số cây/ha 1.000

+ Năng suất thực thu (tấn/ha) = NS cá thể (kg) * số cây/ha 1.000 - Theo dõi thành phần cơ giới của quả:

+ Tỷ lệ % phần ăn được (múi).

+ Tỷ lệ % phần không ăn được (vỏ + hạt). - Theo dõi chỉ tiêu chất lượng của quả: + Chất khô (%) bằng cách sấy khô.

+ Đường tổng số (%) bằng phương pháp bectroan.

+ Vitamin C (mg/100 g quả) bằng phương pháp quang phổ. + Axit tổng số (%) bằng phương pháp trung hòa.

+ Độ Brix: theo phương pháp chiết quang kế.

Các chỉ tiêu chất lượng quả được phân tích tại Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thuộc Sở khoa học và công nghệ tỉnh Hòa Bình.

- Hiệu lực phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ (%) ở thời kỳ 3 và 6 tháng sau xử lý.

- Hiệu lực của chế phẩm: tính theo công thức Henderson - Tilton.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam tại tỉnh hòa bình (Trang 38 - 41)