Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam tại tỉnh hòa bình (Trang 34 - 38)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá hàm lượng một số dinh dưỡng quan trọng trong đất trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình

- Để đánh giá hàm lượng một số chất dinh dưỡng quan trọng trong đất trồng cam ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển cũng như tình hình sâu bệnh hại trên cây cam tại huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình, chúng tôi tiến hành lấy mẫu đất ở 04 xã, thị trấn gồm:

+ CP1: Khu 4, thị trấn Cao Phong + CP2: Khu 3, thị trấn Cao Phong + CP3: Xã Tây Phong

+ CP4: Xã Nam Phong

- Các mẫu được thu tại các vườn cây đang trong giai đoạn kinh doanh. - Phương pháp lấy mẫu: tiến hành lấy 40 mẫu đất ở các độ sâu khác nhau (0- 20 cm; 20-40 cm) tại 5 điểm chéo góc sau đó trộn với nhau thành một mẫu có khối lượng tối thiểu là 0,5kg.

- Số lần lấy mẫu: 04 lần/năm.

2.3.2. Điều tra, đánh giá hiện trạng sản suất và kỹ thuật trồng chăm sóc cây cam tại Cao Phong, Hòa Bình:

kết hợp phỏng vấn nhanh các hộ trồng cam tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. + Tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ trồng cam.

+ Điều tra: Giống, phân bón, các biện pháp kỹ thuật áp dụng, diện tích và năng suất.

- Những số liệu thứ cấp được tiến hành điều tra thông qua phòng Kinh tế Nông nghiệp, phòng thống kê, phòng Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khí tượng thủy văn của tỉnh Hòa Bình.

2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng phát triển cam tại Cao Phong, Hòa Bình: trưởng phát triển cam tại Cao Phong, Hòa Bình:

* Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của liều lượng phân vi sinh vật đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây cam tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Thí nghiệm bao gồm 3 lần nhắc lại, 5 công thức/1lần nhắc, 20 cây/công thức và bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB).

Thí nghiệm được thực hiện trên nền phân bón cơ bản: 1kg Super lân + 0,6kg Kali clorua + 0,6kg Ure + 1kg vôi bột + 30kg phân chuồng đã ủ hoai mục (nền).

Các công thức (CT) thí nghiệm: - CT 1: Nền + 5,0 kg/cây. - CT 2: Nền + 6,0 kg/cây. - CT 3: Nền + 7,0 kg/cây. - CT 4: Nền + 8,0 kg/cây. - CT 5 (đối chứng): Nền. Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Hàng bảo vệ H àn g bả o vệ LN1 CT1 CT4 CT2 CT5 CT3 Hàn g b ảo v ệ LN2 CT2 CT5 CT3 CT1 CT4 LN3 CT3 CT1 CT4 CT2 CT5 Hàng bảo vệ

- Thời điểm xử lý: phân bón vi sinh vật chứ năng được bón 02 lần, cụ thể: + Bón lần 1 vào tháng 12 - thời điểm sau thu hoạch

+ Bón lần 2 vào tháng 6 - thời điểm giữa mùa mưa

- Cách xử lý: Gạt lớp đất mặt từ sát gốc ra đến mép ngoài của tán cây, sau khi rắc PBVSVCN và lấp một lớp đất mỏng lên phía trên, tiến hành tưới nước để tạo độ ẩm cho đất (vào giai đoạn mùa khô).

* Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đang được sử dụng trong phòng bệnh vàng lá thối rễ và nấm Fusarium solani gây hại rễ cam tại Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên RCB bao gồm 5 công thức, 3 lần nhắc lại, 20 cây/lần nhắc. Chế phẩm sinh học đang được các hộ dân sử dụng chủ yếu để phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ và nấm bệnh Fusarium solani gây hại rễ cam tại Cao Phong, Hòa Bình.

- Các công thức trong thí nghiệm: + CT 1: Ketomium

+ CT 2: Trico ĐHCT + CT 3: Biobus 1.0 WP + CT 4: Stifano 5.5SL

+ CT 5 (đối chứng): Tưới nước lã - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Hàng bảo vệ H àn g bả o vệ LN1 CT3 CT5 CT1 CT2 CT4 Hàn g b ảo v ệ LN2 CT2 CT4 CT5 CT3 CT1 LN3 CT1 CT3 CT4 CT5 CT2 Hàng bảo vệ - Phương pháp và liều lượng xử lý:

+ Công thức 1: pha 100g chế phẩm Ketomium trong 100 lít nước, tưới 5 lít dung dịch/gốc.

+ Công thức 2: pha 50g chế phaarmn Trico ĐHCT trong 100 lít nước, tưới 5 lít dung dịch/gốc.

lít dung dịch/gốc.

+ Công thức 4: pha 300ml chế phẩm Stifano 5.5SL trong 100 lít nước, tưới 5 lít dung dịch/gốc.

+ Công thức 5 (đối chứng): tưới 5 lít nước lã/gốc. - Thời điểm xử lý:

+ Lần 1: Xử lý khi cây đang ra hoa (tháng 2) + Lần 2: Xử lý khi cây cam đang nuôi quả (tháng 6)

* Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh của các chế phẩm sinh học được nghiên cứu bởi Viện Bảo Vệ Thực Vật.

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên RCB gồm 5 công thức, 3 lần nhắc lại, 20 cây/lần nhắc. Các loại chế phẩm sinh học đang được Viện Bảo Vệ Thực Vật nghiên cứu dùng để phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ và nấm bệnh Fusarium solani gây hại rễ cam

- Công thức trong thí nghiệm: + CT 1: SH-Lifu

+ CT 2: CPCCP + CT 3: PhytoM + CT 4: PhytoPP

+ CT 5 (đối chứng): Tưới nước lã

-Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Hàng bảo vệ H àn g bả o vệ LN1 CT4 CT3 CT2 CT5 CT1 Hàn g b ảo v ệ LN2 CT1 CT4 CT5 CT2 CT3 LN3 CT5 CT2 CT3 CT1 CT4 Hàng bảo vệ - Phương pháp và liều lượng xử lý:

+ Công thức 1: bón 1,0kg/cây chế phẩm SH-Lifu vào rãnh quanh tán, sau đó phủ đất và tưới nước đủ ẩm.

tưới nước đủ ẩm.

+ Công thức 3: Bón gốc: bón 2,0kg/cây chế phẩm PhytoM vào rãnh quanh tán, sau đó phủ đất và tưới nước đủ ẩm.

+ Công thức 4: Bón gốc: bón 2,0kg/cây chế phẩm PhytoPP vào rãnh quanh tán, sau đó phủ đất và tưới nước đủ ẩm.

+ Công thức 5 (đối chứng): tưới 5 lít nước lã/gốc. - Thời điểm xử lý:

+ Lần 1: Xử lý khi cây cam đang ra hoa (tháng 2) + Lần 2: Xử lý khi cây cam đang nuôi quả (tháng 6)

Hình 2.1. Mô hình ứng dụng quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại chính vùng rễ trên cây cam tại Hòa Bình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam tại tỉnh hòa bình (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)