Kết quả đánh giá ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đang được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam tại tỉnh hòa bình (Trang 69 - 72)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả

3.3.2. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đang được

dụng trong phòng bệnh vàng lá thối rễ và nấm Fusarium solani gây hại rễ cam tại Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Kết quả đánh giá hiệu lực phòng trừ nấm F. solani của một số chế phẩm sinh học, thuốc sinh học nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt Nam năm 2019-2020 cho thấy cả 5 chế phẩm đều có khả năng trừ nấm ngay sau 1 tháng xử lý chế phẩm nhưng với hiệu lực thấp. Hiệu lực phòng trừ nấm tăng lên từ thời điểm sau 3 tháng xử lý, trong đó chế phẩm Ketomium và Trico ĐHCT tăng mạnh nhất và được duy trì sau khi được bón lần 2 (4 tháng sau bón lần 1).

Bảng 3.18. Hiệu lực phòng trừ nấm F. solani trong đất vùng rễ cây cam tại Cao Phong, Hòa Bình

Công thức Bào tử nấm TXL (×104CFU/gam đất, rễ) Hiệu lực phòng trừ nấm F. solani trong đất (%) 1 TSXL 3 TSXL 6 TSXL 9 TSXL Ketomium 3,03 54,16 a 57,85 a 60,21 a 61,76 b Trico ĐHCT 2,03 29,32 d 59,60 a 60,38 a 64,50 a Biobus 1.0 WP 2,27 33,92 c 36,33 d 40,27 c 43,10 d Stifano 5.5SL 2,67 35,99 c 48,57 b 48,66 b 50,57 c Actinovate 1 SP 2,53 38,44 b 38,53 c 42,40 c 44,26 d Đối chứng 2,30 - - - - LSD(0,05) 2,71 2,01 3,88 2,14 CV% 7,1 7,0 7,2 7,5

Qua kết quả cho thấy: hiệu lực phòng trừ nấm của chế phẩm Tricô ĐHCT đạt 59,68% ở thời điểm 3 TSXL và tiếp tục tăng lên 64,50% ở thời 9 TSXL. Tương tự, chế phẩm Ketomium cũng bắt đầu cho hiệu lực phòng trừ ở thời điểm 1 TSXL và tăng dần ở các lần theo dõi tiếp theo, đạt cao nhất là 61,76% ở thời điểm 9 TSXL.

Chế phẩm sinh học đã hạn chế sự phát triển của nấm F. solani và tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, tăng khả năng phục hồi của cây. Triệu chứng vàng lá thối rễ ở các công thức trong thí nghiệm bắt đầu giảm từ thời điểm 3 TSXL nhưng không đáng kể.

Hình 3.9. Hiệu lực phòng trừ nấm F. solani trong đất vùng rễ cây cam tại Cao Phong, Hòa Bình

Tuy nhiên, đến thời điểm 6 TSXL (2 tháng sau xử lý lần 2) trùng với giai đoạn mùa mưa (tháng 9), là thời điểm cây phát triển mạnh, bộ rễ được phục hồi, cây được bón phân đầy đủ nên biểu hiện phục hồi của cây rất rõ, CSB ở các công thức đều giảm rõ rệt, trong đó công thức sử dụng Ketomium và Trico ĐHCT giảm mạnh nhất, hiệu lực phòng trừ lần lượt là 46,29% và 44,44%.

Bảng 3.19. Hiệu lực phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ của một số chế phẩm sinh học tại Cao Phong, Hòa Bình

Công thức Hiệu lực phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ (%)

TXL 1 TSXL 3 TSXL 6 TSXL 9 TSXL CSB% CSB% CSB% CSB% HL CSB% HL Ketomium 11,7 11,7 6,7 6,7 46,29a 5,0 74,53b Trico ĐHCT 10,0 10,0 6,7 5,0 44,44a 3,3 84,03a Biobus 1.0 WP 8,3 8,3 5,0 5,0 38,89b 5,0 59,72d Stifano 5.5SL 15,0 15,0 13,3 11,7 33,33c 8,3 66,67c Actinovate 1 SP 5,0 5,0 5,0 3,3 33,33c 3,3 36,11e Đối chứng 10,0 11,7 10,0 8,3 - 15,0 - LSD(0,05) 3,05 4,13 CV% 6,8 7,1

Ghi chú: - TXL: Trước xử lý - TSXL: Tháng sau xử lý - HL: Hiệu lực - CSB: Chỉ số bệnh

Hiệu lực của chế phẩm được thể hiện rất rõ ở thời điểm 9 TSXL, trong khi CSB ở công thức đối chứng tăng lên là 15% thì chỉ số này ở công thức Tricô ĐHCT và Ketomium lần lượt là 3,3% và 5%, thấp nhất trong số các công thức thí nghiệm. Hiệu lực phòng trừ bệnh tương ứng là 84,03% và 74,53%.

Bên cạnh tính toán hiệu lực của các loại chế phẩm dựa trên chỉ số bệnh và lượng bào tử nấm (CFU/gam đất), nghiên cứu còn nhận thấy có sự gia tăng đáng kể về số lượng và chất lượng rễ tơ, điều đó giúp cây hút nước và dinh dưỡng tốt hơn, làm tăng khả năng phục hồi của cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam tại tỉnh hòa bình (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)