CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp lấy mẫu
Căn cứ theo kết quả nghiên cứu của (Hair et al, 2006) đưa ra quy tắc kích thước mẫu phù hợp cho phân tích EFA thì kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Cụ thể kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 đối tượng quan sát, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỷ lệ 10:1 nghĩa là 1 biến đo lường cần 10 quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong phân tích yếu tố thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến) (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Nghiên cứu này có sử dụng phân tích yếu tố và trong mô hình nghiên cứu ở trên có 24 biến quan sát, do đó tối thiểu cần mẫu n= 5 x 25 =125. Số lượng mẫu trong nghiên cứu chính thức là 125 được xem là phù hợp. Phương pháp lấy mẫu có hai loại phương pháp đó là phương pháp
chọn mẫu theo xác suất và phi xác suất (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tác giả lựa phương pháp lấy mẫu thuận tiện (theo phi xác suất).
Bảng 3.4: Bảng thu thập mẫu khảo sát Tổng số bảng khảo sát thu thập được Số bảng khảo sát không hợp lệ Số bảng khảo sát còn lại sau khi lọc 210 10 200 Nguồn: Tác giả tổng hợp
Sau khi nhận lại các bảng câu hỏi khảo sát từ khách hàng, tác giả thu thập được 210 bảng câu hỏi khảo sát, khi kiểm tra lại các bảng câu hỏi khảo sát thì tác giả loại 10 bảng câu trả lời không hợp lệ nữa. Kết quả sau khi lọc các bảng khảo sát, chỉ còn 200 bảng hợp lệ đưa vào xử lý và phân tích, đạt 200 trên tổng số 210 mẫu nhận lại.