CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
5.5.2 Định hướng cho nghiên cứu tiếp theo
Trong tương lai, nếu có điều kiện phát triển nghiên cứu này thì cần chú ý đến một số vấn đề sau:
Đưa thêm một số yếu tố khác mà được cho là có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn mì ăn liền vào mô hình nghiên cứu đề nghị trong quá trình nghiên cứu.
Tất cả lĩnh vực kinh doanh về các nghành hàng thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng đều đặt từ ý định mua hàng rồi đến quyết định mua hàng của khách hàng là mỗi quan tâm hàng đầu dẫn đến hành vi mua hàng. Từ những hạn chế của đề tài này và những đề tài đã tham khảo trước hướng nghiên cứu tiếp theo nên làm rõ mối quan hệ giữa ý định và quyết định mua. Các nghiên cứu trước đa số chỉ chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định. Thêm vào đó mở rộng phạm vi nghiên cứu trên phạm vi địa lý rộng hơn. Không chỉ trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh mà ở các trường đại học khác ở Thành phố Hồ Chí Minh và thậm chí là ở các tỉnh thành khác.
KẾT LUẬN
Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên Đại học Công Nghiệp TP HCM” được tôi nghiên cứu trong vòng 3 tháng và đối tượng là những sinh viên đang và đã và đang sử dụng mì ăn liền. Đề tài nghiên cứu về cơ bản đã đáp ứng được những mục tiêu đề ra như: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên Đại học Công Nghiệp TP HCM. Đánh giá và phân tích sự tác động của các yếu tố này đến ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên Đai học Công Nghiệp TP HCM. Đề ra các giải pháp nhằm tác động đến ý định lựa chọn mì ăn liền. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên Đại học Công Nghiệp TP HCM được nghiên cứu dựa trên Thuyết hành động hợp lý (TRA), Thuyết hành vi dự định (TPB), một số nghiên cứu ứng dụng mô hình hành vi và ý kiến chuyên gia. Phương pháp nghiên cứu định lượng đã xem xét các biến liên quan đến ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Các yếu tố như thuộc tính sản phẩm, quảng cáo trực tuyến, khuyến mại, cảm nhận về chất lượng, nhận thức thương hiệu đều được các nhà khoa học nghiên cứu và kết luận đều ảnh hưởng đến ý định lựa chọn mì ăn liền. Sau kết quả nghiên cứu, ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên Đại học Công Nghiệp TP HCM phụ thuộc vào những yếu tố sau: (1) Thuộc tính sản phẩm, (2) Quảng cáo trực tuyến, (3) Khuyến mại, (4) Cảm nhận về chất lượng, (5) Nhận thức thương hiệu. Việc sử dụng mô hình hồi quy đã chỉ rõ sự ảnh hưởng cũng như chiều hướng tác động của các nhóm yếu tố đến ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên Đại học Công Nghiệp TP HCM.
Sau khi tiến hành thu thập số liệu qua việc khảo sát giấy và trực tiếp các mẫu để tiến hành phân tích, tác giả đã bắt đầu xử lí số liệu sau đó thực hiện các kiểm định cần thiết rồi đưa ra kết quả. Đầu tiên, việc kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha không có thang đo nào bị loại. Sau đó tác giả thực hiện phân tích yếu tố khám phá EFA và không loại bỏ thang đo nào. Như vậy vẫn giữ nguyên 21 thang đo thang đo đạt yêu cầu. Kết quả cho thấy tất cả các biên độc lập đều có tác động gián tiếp lên biến phụ thuộc, điều này phù hợp với giả thiết nghiên cứu ban đầu.
Việc phân tích yếu tố phần nào giúp đề tài thấy được mức tác động của các nhóm yếu tố này. Đồng thời, theo đánh giá của khách hàng cho thấy, khách hàng vẫn chưa thực sự hài
lòng đối với các nhóm yếu tố này. Hơn thế nữa, qua quá trình phân tích cũng thấy được rằng, khách hàng còn nhiều mối lo ngại khi ra ý định lựa chọn mì ăn liền. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cung ứng cần đặc biệt chú ý tới vấn đề đó, vì nếu khắc phục được những điểm yếu đó, doanh nghiệp sẽ có chỗ đứng trong lòng khách hàng, từ đó tạo lòng tin và doanh nghiệp sẽ là sự lựa chọn đáng tin cậy đối với khách hàng. Điều này không những giúp ích cho doanh nghiệp trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao doanh số bán hàng khi loại bỏ các rào cản về cạnh tranh giữa nghành thực phẩm.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận điều tra đối tượng phỏng vấn, đa số tôi chỉ tiếp cận được sinh viên năm nhất năm hai là nhiều, còn năm ba và năm tư chỉ tương đối vì có những bạn đã học xong hoặc vừa học vừa làm.Tuy nhiên, tôi cũng rất may mắn khi nhận được sự giúp đỡ tận tình của các bạn sinh viên sau khi thay đổi phương pháp điều tra với mức độ tin cậy khá cao. Bên cạnh đó, do những thiếu hụt về nguồn lực cũng như kinh nghiệm, khả năng phân tích và xử lý số liệu còn hạn chế khiến cho đề tài nghiên cứu còn nhiều thiếu sót như: phạm vi nghiên cứu chưa toàn diện, số mẫu điều tra chưa cao, tính dị diện của mẫu cho tổng thể chưa cao. Các giải pháp còn mang tính chủ quan cá nhân, chỉ có ý nghĩa trong một thời gian xác định và còn tùy thuộc vào tình hình ngân sách, khả năng cũng như chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp.
Để hoàn thiện bài báo cáo này đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn ThS. Võ Điền Chương. Một lần nữa tác giả xin gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe tới thầy. Mặc dù đã rất nỗ lực và cố gắng hoàn thiện bài báo cáo nhưng do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy, cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.