Phân tích phương sai ANOVA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 81)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

4.7.2 Phân tích phương sai ANOVA

Giả thuyết H0 đặt ra là không có sự khác biệt về kết quả đánh giá của các đối tượng về mức độ quan trọng của các yếu tố. Nếu hệ số Sig. ≤ 0.05 (với mức ý nghĩa 95%) thì bác bỏ giả thuyết H0, tức có sự khác biệt về kết quả đánh giá của các đối tượng về mức độ quan trọng của yếu tố. Nếu Sig. > 0.05 thì chấp nhận giả thuyết H0.

H7: Có sự khác biệt về ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên theo năm học. H8: Có sự khác biệt về ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên theo thu nhập. H9: Có sự khác biệt về ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên theo số lần

4.7.2.1 Kiểm định ý định lựa chọn mì ăn liền của những sinh viên có năm học khác nhau

Bảng 4.31: Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với năm học Thống kê Levene df1 df2 Sig.

.890 4 195 .471

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Bảng 4. 32: Kiểm định ANOVA đối với năm học Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Khác biệt giữa các nhóm 4.348 4 1.087 2.327 .058 Khác biệt trong từng nhóm 91.081 195 .467 Tổng số 95.430 199

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Trong kiểm định này, với mức ý nghĩa Sig = 0.471 > 0.05 nên có thể nói phương sai đánh giá về ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên không khác nhau một cách có ý nghĩa thống

kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt để kiểm định các giả thuyết. Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0.058 > mức ý nghĩa 0.05, nên có thể kết luận bác bỏ giả thuyết H7 chấp nhận giả thuyết H0, tức là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên giữa các nhóm năm học khác nhau. Hay nói cách khác những sinh viên có năm học khác nhau thì ý định lựa chọn mì ăn liền.

4.7.2.2 Kiểm định ý định lựa chọn mì ăn liền giữa những sinh viên có thu nhập khác nhau

Bảng 4.33: Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với thu nhập Kiểm định

Levene

df1 df2 Sig.

2.167 3 196 .093

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Bảng 4. 34: Kiểm định ANOVA đối với thu nhập Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Khác biệt giữa các nhóm .494 3 .165 .340 .797 Khác biệt trong từng nhóm 94.936 196 .484 Tổng số 95.430 199

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Trong kiểm định này, với mức ý nghĩa Sig. = 0.93 > 0.05 nên có thể nói phương sai đánh giá về ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt để kiểm định các giả thuyết. Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0.797 > mức ý nghĩa 0.05, nên có thể kết luận bác bỏ giả thuyết H8 chấp nhận giả thuyết H0, tức là không có sự khác biệt có

ý nghĩa thống kê về ý định lựa chọn mì ăn liền giữa các nhóm thu nhập khác nhau. Hay nói cách khác những sinh viên có thu nhập khác nhau thì ý định lựa chọn mì ăn liền là như nhau.

4.7.2.3 Kiểm định ý định lựa chọn mì ăn liền giữa số lần mua hàng khác nhau

Bảng 4. 35: Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với số lần Kiểm định

Levene

df1 df2 Sig.

2.357 4 195 .055

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Bảng 4.36: Kiểm định ANOVA đối với số lần Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Khác biệt giữa các nhóm 3.583 4 .896 1.902 .112 Khác biệt trong từng nhóm 91.847 195 .471 Tổng số 95.430 199

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Trong kiểm định này, với mức ý nghĩa Sig. = 0.55 > 0.05 nên có thể nói phương sai đánh giá về ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt để kiểm định các giả thuyết. Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig. = 0.112> mức ý nghĩa 0.05, nên có thể kết luận bác bỏ giả thuyết H9 chấp nhận giả thuyết H0, tức là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định lựa chọn mì ăn liền giữa các số lần khác nhau. Hay nói cách khác số lần mua khác nhau thì ý định lựa chọn mì ăn liền là như nhau.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả tổng hợp số liệu sau khi thực hiện quá trình khảo sát, làm sạch dữ liệu, sau đó tác giả dùng phần mềm SPSS chạy mô hình ứng dụng, đưa ra được kết quả nghiên cứu bao gồm 1 yếu tố phụ thuộc (Ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên) và 5 yếu tố độc lập (Thuộc tính sản phẩm, Quảng cáo trực tuyến, Khuyến mại, Cảm nhận về chất lượng, Nhận thức thương hiệu). Sau đó, tác giả kiểm định độ phù hợp của mô hình, ý nghĩa của hệ số, diễn giải mức độ các ảnh hưởng của các yếu tố độc lập đến yếu tố phụ thuộc. Kết quả phân tích cho ra đều có 5 yếu tố tác động đến ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn mì ăn liền của sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)