Bảng 3 .11 Độ dài đốt của cácgiống dâu trong thí nghiệm
Bảng 3.18 Năng suất lá dâu thu đƣợc của cácgiống dâu năm 2020
Đơn vị tính: Kg/100 m2
Giống Vụ xuân Vụ hè Vụ thu Tổng cộng CSSS so với Đ/C (%)
TH3 67,59 176,16 34,71 278,45 116 TH4 59,80 165,90 31,11 256,80 107 GQ2 63,50 176,17 33,93 273,60 114 VH15 (Đ/C) 49,44 150,88 39,72 240,00 100 CV(%) 4,81 2,2 9,3 LSD0,05 4,81 6,77 5,78
Ở vụ xuân suất lá dâu của ba giống đều cao hơn giống dâu đối chứng từ 20,95-36,71%.Trong đó giống TH3 đạt năng suất lá cao nhất 67,59 kg tiếp đến là giống GQ2 đạt 63,50 kg, tổ hợp dâu lai TH4 đạt từ 59,8kg. Sự chênh lệch năng suất lá giữa các tổ hợp dâu lai này với giống dâu đối chứng VH15 với độ tin cậy 95%. Ở vụ hè cây dâu sinh trƣởng mạnh do điều kiện ngoại cảnh thích hợp, cho nên năng suất lá của các giống trong thí nghiệm và giống dâu đối chứng đều đạt cao nhất chiếm khoảng trên 60% tổng sản lƣợng lá cả năm. So sánh năng suất lá giữa các giống thì giống TH3 cho năng suất lá cao nhất - 176,16 kg tiếp đến giống GQ2 đạt 176,17 kg. Kết quả theo dõi thu đƣợc về một số yếu tố cấu thành năng suất của hai giống này đã trình bày ở phần trên đều cho thấy phù hợp với kết quả năng suất trình bày trong bảng này.
Năng suất lá dâu ở vụ thu của các tổ hợp dâu lai đều thấp hơn giống dâu đối chứng. Sự sai khác này đều ở mức tin cậy 95%. Tuy nhiên trong ba giống thí nghiệm thì giống TH3 và GQ2 có năng suất lá cao nhất, tiếp đến là giống TH4.
Tổng cả năm thì tổ hợp dâu lai TH3 đạt năng suất lá cao nhất: 278,45 kg tƣơng đƣơng 27,8 tấn vƣợt giống đối chứng 16%. Tiếp đến là giống GQ2 đạt 273,6 kg vƣợt giống đối chứng 14%, giống TH4 vƣợt giống đối chứng 7%.
Do đặc điểm thời tiết ở vùng đồng bằng sông Hồng, nên thời vụ nuôi tằm trong một năm đều phân chia ra 3 mùa vụ là vụ tằm xuân, vụ tằm hè và vụ tằm thu. Trong đó vụ xuân và vụ thu đều có nhiệt độ dao động từ 22 – 27oC nên rất thích hợp cho nuôi các giống tằm lƣỡng hệ cho năng suất chất lƣợng kén cao. Giá bán loại kén này cũng cao nhất nên đem lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời nông dân cao hơn. Các vụ hè từ tháng 5 đến hết tháng 8 thƣờng có nhiệt độ dao động từ 32 – 37o
C, ẩm độ trên 90%, điều kiện thời tiết này không nuôi đƣợc giống tằm lƣỡng hệ và đều nuôi giống tằm F1 lai đa hệ với lƣỡng hệ chịu nhiệt độ cao, ẩm độ cao tốt hơn.
Xuất phát từ đặc điểm này, ngành sản xuất dâu tằm trong nhiều năm qua đã đặt ra cho các nhà khoa học cần phải nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để điều chỉnh tăng năng suất lá dâu ở vụ xuân và thu, giảm năng suất lá dâu ở vụ hè. Để đáp ứng yêu cầu này của sản xuất, ngoài biện pháp thay đổi hình thức và thời vụ đốn dâu kết hợp với chăm sóc bón phân tƣới nƣớc ra, thì chọn tạo giống dâu cho nhiều lá vào các vụ xuân, thu cũng là biện pháp có hiệu quả.
Bảng 3.19: Tỷ lệ phân bố năng suất lá ở các mùa vụ trong năm của các giống dâu trong thí nghiệm
Giống Tỷ lệ năng suất lá (%) Vụ xuân Vụ thu Tỷ lệ (%) CSSS (%) Tỷ lệ (%) CSSS (%) TH3 24,26 117 12,37 75 TH4 23,28 113 12,12 73 GQ2 23,20 112 12,42 75 VH15 (Đ/C) 20,58 100 16,56 100
Số liệu bảng 3.19 cho thấy cả ba tổ hợp dâu lai đều có tỷ lệ năng suất lá dâu ở vụ xuân cao hơn giống dâu đối chứng từ 12 – 17%. Trong đó giống TH3 có tỷ lệ lá ở vụ xuân cao hơn Đ/C là 17%, còn TH4 và GQ2 tƣơng ứng cao hơn là 13% và 12%. Ba tổ hợp dâu lai này đều đƣợc tạo thành do lai giữa các giống dâu bố mẹ có nguồn gốc từ Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc đều có đặc điểm nảy mầm xuân sớm, lá to và thân cành phát triển mạnh ở vụ xuân và vụ hè nhƣ báo cáo đã trình bày. Do vậy năng suất lá cho nhiều ở vụ xuân, vụ hè. Kết quả khảo nghiệm các giống dâu nhập nội của Trung Quốc [7] cũng đã khẳng định kết luận này.
Nhƣng ở vụ thu thì ngƣợc lại, tỷ lệ năng suất lá dâu của các giống đều thấp hơn so với đối chứng từ 25 - 34%. Giống dâu lai F1 tam bội thể VH15 cho nhiều lá ở vụ thu đã đƣợc các vùng trồng giống dâu này thừa nhận.
Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy giống TH3 và GQ2 cho năng suất lá cao hơn giống dâu Đ/C VH15 và thời vụ cho lá tập trung nhiều ở vụ xuân và vụ hè.
3.3. Phẩm chất lá dâu của các giống dâu trong thí nghiệm
Trong ngành sản xuất dâu tằm sản phẩm của quá trình sản xuất trồng dâu, nuôi tằm này là kén tằm. Để có sản phẩm kén tằm phải qua 5 giai đoạn
khác nhau. Phẩm chất kén tằm có liên quan đến chất lƣợng và giá thành của các sản phẩm ở giai đoạn tiêu thụ.
Năng suất và chất lƣợng kén phụ thuộc vào một số yếu tố nhƣ giống tằm, kỹ thuật nuôi tằm, điều kiện ngoại cảnh (nhà nuôi tằm con, nhà nuôi tằm lớn...) và chất lƣợng lá dâu. Chất lƣợng lá dâu còn ảnh hƣởng tới hóa tính tức là số lần ngủ của con tằm, chất lƣợng lá dâu bao hàm một số tính chất vật lý và thành phần hóa học ở trong lá dâu.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy một con tằm lớn ăn hết 21 g lá dâu. Trong đó 40% lƣợng lá dâu sau khi đƣợc hấp thu, tiêu hóa trong cơ thể con tằm để cung cấp cho quá trình sinh trƣởng của tằm, cấu thành tuyến tơ và đảm bảo năng lƣợng sống cho con nhộng và con ngài [20] cho nên tính trạng vật lý và thành phần hóa học ở trong lá dâu có ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng và phát dục của con tằm.
Chất lƣợng lá dâu có sự thay đổi rất lớn tùy theo vị trí của lá dâu ở trên cành, độ phì của đất và chế độ canh tác. Giống dâu khác nhau cũng có ảnh hƣởng rất lớn. Tùy theo giai đoạn phát dục của con tằm bao gồm thời kỳ tằm con, tằm lớn mà nó yêu cầu chất lƣợng lá dâu khác nhau. Ở một số nƣớc có trình độ phát triển dâu tằm cao nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, Nga,v.v... ngƣời ta có quy định giống dâu dùng cho tằm con và tằm lớn riêng. Thông thƣờng để đánh giá phẩm chất lá dâu ngƣời ta sử dụng hai phƣơng pháp là phân tích thành phần sinh hóa của lá và nuôi tằm kiểm định. Ở đây giai đoạn đầu nghiên cứu chúng tôi ta chỉ áp dụng phƣơng pháp nuôi tằm thí nghiệm thực hiện ở 2 vụ xuân và vụ hè.
Phần nghiên cứu trong đề tài này của chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu phẩm chất lá dâu cho thời kỳ tằm lớn ở giống tằm lƣỡng hệ và F1 đa hệ lai lƣỡng hệ .