Nguồn gốc và một số đặc điểm chính của cácgiống dâu sử dụng làm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng một số tổ hợp dâu lai mới tại tỉnh yên bái (Trang 46 - 48)

Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu

2.1.1. Nguồn gốc và một số đặc điểm chính của cácgiống dâu sử dụng làm

- Giống dâu K10 (Sha2): có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc. Thân có màu nâu nhạt, đoạn ngọn cành ở đốt 1, đốt 2 uốn cong, sau đó cành sinh trƣởng thì các đốt tiếp theo thẳng, lá dâu có hình tim dài, mặt lá hơi nhăn, lá ở phía ngọn cành màu tím nhạt. Lá thành thục có màu vàng nhạt, kích thƣớc lá to (15,0 x 12,0 cm). Nảy mầm vụ xuân thuộc nhóm nảy mầm sớm, tỷ lệ nảy mầm cao, hoa cái. Nhƣng ở vụ thu cây sinh trƣởng chậm, ngừng sinh trƣởng sớm ở cuối thu, lá thành thục nhanh, cứng sớm, năng suất lá đạt 2200 gam/cây, cao hơn giống Hà Bắc 26%.

- Giống dâu Quế 2: là giống nhập nội từ Quảng Tây, Trung Quốc, hoa tính đực, thân màu nâu sáng, đốt ngắn. Cuống lá ngắn, lá to hình bầu dục. Cây

sinh trƣởng khỏe. Thời gian nảy mầm và ra hoa ở vụ xuân sớm (trƣớc tiết lập xuân 4/2), với bệnh nấm bạc thau và gỉ sắt nhiễm ở mức trung bình. Năng suất lá/cây hơn giống dâu Hà Bắc trên 20%.

- Dòng số 2 (No2): là dòng chọn ra từ giống dâu nhập nội Sha nhị luân của Trung Quốc thân màu nâu sáng, ít cành cấp 1 nên vƣơn cao, sức sinh trƣởng và tái sinh khá. Cuống lá ngắn, lá to, dễ hái. Tỷ lệ nảy mầm ở vụ xuân cao trên 40%, ra hoa ở cuối vụ xuân sớm (trƣớc tiết lập xuân). Khả năng chống chịu với bệnh bạc thau ở mức trung bình. Năng suất lá/1 cây cao trên 2200 g, tăng 22% so với giống Hà Bắc.

- Giống GQ2: là giống dâu lƣỡng bội (2n), đƣợc tạo ra do lai hữu tính giữa giống dâu Q2 (2n) và giống dâu No2 (2n). Đây là giống dâu thích hợp cho khu vực miền Bắc và miền Trung. Dâu lai F1 GQ2 là giống trồng bằng cây con gieo từ hạt nên cây sinh trƣởng khỏe, dễ trồng, tỷ lệ sống cao đạt trên 95%, chiều cao cây trung bình 2,5m, cành nhiều, lá nguyên, màu xanh đậm khả năng giữ nƣớc tốt, tƣơi lâu. Năng suất lá ổn định đạt 35 - 40 tấn/ha, cho nhiều lá vào vụ xuân thuận lợi cho nuôi tằm năng suất cao, chất lƣợng kén cao. Chất lƣợng lá tốt, lá dày, lâu héo, thích hợp cho cả tằm con và tằm lớn. Khả năng chống chịu với bệnh bạc thau, rỉ sắt, vi khuẩn ở mức trung bình. Khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận nhƣ nóng, hạn, úng, rét tốt hơn các giống địa phƣơng và các giống nhập ngoại.

- Giống dâu VH15: là giống dâu lai tam bội thể (3n), đƣợc tạo ra do lai hữu tính giữa giống dâu K10 (2n) và giống dâu ĐB86 (4n) Thích hợp với các vùng cao, trung du miền núi và có khí hậu khắc nghiệt. “Dâu lai F1-VH15 nhân giống bằng phƣơng pháp hữu tính (trồng bằng hạt). Chiều cao cây trung bình 2,6m, thân màu xanh nhạt, sinh trƣởng khỏe, cành nhiều, tán tƣơng đối gọn, lá to, dày mầu xanh đậm, khả năng giữ nƣớc tốt, tƣơi lâu. Năng suất lá ổn định, trong điều kiện thâm canh ở vùng sinh thái miền núi phía Bắc đạt 25 - 30 tấn/ha, cho nhiều lá vào vụ xuân. Chất lƣợng lá tốt, lá dày, hàm lƣợng protein trong lá

đạt 22-25%, thích hợp cho nuôi tằm con và tằm lớn. Khả năng chống chịu với bệnh bạc thau, rỉ sắt, vi khuấn khá hơn các giống địa phƣơng và các giống nhập nội của Trung Quốc. Khả năng chống chịu tốt với điều kiện khô hạn và sƣơng muối”. Giống đã đƣợc công nhận cho sản xuất thử ở vùng đồng bằng sông Hồng theo Quyết định số 466- QĐ/TT-CCN ngày 26/11/2009.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng một số tổ hợp dâu lai mới tại tỉnh yên bái (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)