Bảng 3 .21 Năng suất và phẩm chất kén vụ xuân
Bảng 3.25 Mức độ nhiễm bệnh virus của cácgiống dâu trong thí nghiệm
Giống
Tổng cây điều
tra (%)
Vụ xuân Vụ thu Bình quân cả năm
Cây bệnh (cây) Tỷ lệ cây bệnh (%) Cây bệnh (cây) Tỷ lệ cây bệnh (%) Tỷ lệ cây bệnh (%) CSSS (%) TH3 108 10 9,25 12 11,11 10,18 115,16 TH4 108 6 5,56 11 10,97 8,26 93,44 GQ2 120 15 12,50 11 9,16 10,83 122,50 VH15(Đ/C) 96 8 8,30 9 9,38 8,84 100
Trong thời điểm hiện nay bệnh virus ở cây dâu là bệnh phát sinh và gây hại lớn nhất so với tất cả các loại bệnh khác. Theo kết quả nghiên cứu của Hà Văn Phúc cây dâu bị bệnh virus thì lá dâu nhỏ đi, cành dâu sinh trƣởng kém và năng suất lá giảm đi, ở cây bị bệnh nhẹ năng suất lá giảm từ 22 - 31%. Nhƣng nếu cây dâu bị nhiễm bệnh này nặng thì năng suất lá giảm tới 49 - 63%. Theo một số nhà khoa học ở Trung Quốc thì sau khi đốn dâu vụ hè ở
ruộng dâu bị bệnh virus nặng thì tỷ lệ cây phát bệnh có thể đạt 20 - 40% thậm chí 90%. Trong một năm bệnh này thƣờng xuất hiện vào vụ xuân và vụ thu, nhƣng nếu ruộng dâu đốn hè thì bệnh này phát triển mạnh vào vụ hè sau khi đốn.
Bệnh virus lan truyền ở trong ruộng dâu có nhiều nguyện nhân, cây dâu bị bệnh do con côn trùng rầy xanh và tuyến trùng trong đất. Bệnh này không truyền qua hạt nhƣng qua hom dâu. Số liệu ở bảng cho thấy mặc dù tất cả cây dâu của các giống và giống dâu đối chứng VH15 đều đƣợc trồng từ hạt, nhƣng đều bị nhiễm bệnh virus. Nguyên nhân bị bệnh có thể do tuyến trùng trong đất hoặc do rầy xanh môi giới.
Ở vụ xuân tỷ lệ cây dâu bị bệnh của các giống dao động từ 5,56 - 12,5% còn ở vụ thu là 9,16 - 11,11%. Bình quân của cả năm các giống GQ2 và TH3 cỏ tỷ lệ cây dâu bị bệnh đều cao hơn giống dâu đối chứng từ 15,2% đến 22,5%. Riêng giống TH4 chỉ có 8,26% cây dâu bị bệnh và thấp hơn giống đối chứng 6,56%. Do cây dâu thí nghiệm mới 2 năm tuổi nên tỷ lệ bệnh virus còn thấp.
Bệnh bạc thau hại cây dâu do nấm Phillactinia moricola. Homma. Bệnh này thƣờng phát triển mạnh ở mùa vụ có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao. Ở các địa phƣơng có đặc điểm khí hậu là mùa xuân và mùa thu mát, ẩm độ cao còn mùa hè nhiệt độ rất cao và ẩm độ cao, thì bệnh nấm này thƣờng phát sinh ở vụ xuân và vụ thu. Nhƣng ở vùng núi phía Bắc, do chênh lệch nhiệt độ giữa ba mùa không lớn nên bệnh này phát triển quanh năm.
Lá dâu bị bệnh ở mức độ nhẹ thì con tằm vẫn ăn nhƣng do phẩm chất lá giảm nên kén của con tằm thƣờng nhỏ và nhẹ hơn. Nhƣng nếu lá dâu bị nhiễm bệnh nặng, mặt dƣới lá đều có màu trắng thì con tằm không ăn loại lá dâu này vì thế làm cho hiệu suất sử dụng lá dâu giảm đi, tỷ lệ tiêu hao lá dâu cho cân kén tăng lên. Để phòng trừ bệnh này ngoài việc áp dụng một số biện pháp kỹ
thuật canh tác ra, thì chọn tạo giống dâu kháng bệnh có ý nghĩa quan trọng.