Một số kết quả chọn tạo giống dâu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng một số tổ hợp dâu lai mới tại tỉnh yên bái (Trang 38 - 46)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.6. Một số kết quả chọn tạo giống dâu ở Việt Nam

Nghề sản xuất dâu tằm ở nƣớc ta có lịch sử phát triển rất lâu đời. Theo cuốn “ Lịch sử nông nghiệp Việt Nam” thì ngƣời Việt cổ đã biết trồng dâu nuôi tằm cách đây 5000 năm [4]. Nhƣng công tác nghiên cứu về lĩnh vực dâu tằm nói chung và chọn tạo giống dâu nói riêng mới bắt đầu từ năm 1965. Từ năm 1964 trở về trƣớc ở các vùng sản xuất dâu tằm ngƣời dân chỉ nuôi giống tằm đa hệ kén vàng. Các giống dâu thì sử dụng các giống dâu địa phƣơng. Mỗi địa phƣơng tùy theo điều kiện khí hậu đất đai và thói quen canh tác mà trồng các giống dâu khác nhau. Vùng đồng bằng sông Hồng thì trồng phổ biến các giống dâu Hà Bắc, Đa Liễu, Quang Biểu, chân vịt, Ngái v.v… Vùng Tây Nguyên đặc biệt ở Bảo Lộc thì trồng giống dâu Bầu đen, Bầu tía Bảo

Lộc. Các giống dâu này có ƣu điểm thích ứng với điều kiện khí hậu đất đai, mức thâm canh thấp, và nuôi các giống tằm đa hệ. Nhƣng nhƣợc điểm lớn nhất của các giống dâu địa phƣơng là lá nhỏ, mỏng nên chất lƣợng lá thấp không phù hợp nuôi các giống tằm lƣỡng hệ có năng suất chất lƣợng tơ kén cao. Đặc biệt năng suất lá thấp, với giống dâu Hà Bắc trong điều kiện trồng hom có thâm canh cũng chỉ đạt 20-25 tấn lá.

Để cải tạo các giống dâu địa phƣơng, ở thời kỳ đầu 1968-1970 chúng ta có nhập nội một số giống dâu của nƣớc ngoài nhƣ giống dâu của Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc. Nhƣng do điều kiện sinh thái khác nhau nên các giống dâu nhập nội này không phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

Từ năm 1970, đƣợc sự kết hợp của Bộ môn Di truyền Trƣờng Đại học tổng hợp Hà Nội, tác giả Hà Văn Phúc và cộng sự đã tiến hành thí nghiệm gây đột biến bằng tác nhân vật lý và hóa học để tạo ra giống dâu mới [20]. Với liều lƣợng tia γ từ 2.000 đến 10.000 Rơnghen vào hạt dâu tạp giao giống Hà Bắc. Kết quả đã chọn ra đƣợc 3 đột biến gen đƣợc ký hiệu là 1R10, 3R10 và 2R7 [18]. Các đột biến này đều có sự biến đổi về hình thái lá dâu so với giống đối chứng. Chiều dài lá của 3 đột biến đều dài hơn giống đối chứng từ 11-16%, nhƣng chiều rộng thì ngắn hơn 20%. Riêng đột biến 1R10 thì cả chiều dài chiều rộng của lá đều lớn hơn giống đối chứng, nhƣng năng suất lá của các đột biến thì không sai khác nhiều so với giống dâu đối chứng không xử lý đột biến. Nhƣ vậy các đột biến này cũng không có ý nghĩa cho sản xuất.

Năm 1986 tác giả Hà Văn Phúc và cộng sự đã chiếu tia phóng xạ γ phát ra từ nguồn Co60 vào giống dâu Đa Thái Ninh. Kết quả đã tạo ra đƣợc đột biến tứ bội thể ĐB86. Từ đột biến này đƣợc sử dụng làm nguyên liệu khởi đầu đã lai tạo ra các giống dâu VH9, VH15, VH17 [17]. Từ những năm 1991- 1995, Nguyễn Văn Vinh cũng đã tiến hành chiếu tia γ vào hom dâu và cây dâu invitro của giống VA186 và Bầu đen Bảo Lộc. Kết quả tác giả đã chọn ra

đƣợc 11 dạng biến dị về hình thái lá ở các liều lƣợng chiếu từ 4-5 Krad (hom dâu) và 1,5-2Krad (cây dâu invitro) [22]. Tuy nhiên các biến dị này cũng chỉ dừng lại ở Viện nghiên cứu, không triển khai ứng dụng đƣợc cho sản xuất.

Song song với việc gây đột biến bằng tác nhân vật lý là tia γ năm 1971, các nhà chọn tạo giống dâu của nƣớc ta cũng đã sử dụng tác nhân hóa học là chất colchicine xử lý vào hạt của giống dâu Hà Bắc tạp giao. Kết quả đã chọn ra đƣợc một đột biến tứ bội thể gọi là C71A [13]. Theo tác giả Hà Văn Phúc thì đột biến C71A có ƣu điểm là các tế bào biểu bì và khí khổng đều lớn hơn giống đối chứng từ 15-54%, vì thế nên độ dày của phiến lá cũng dày hơn 27%. Kích thƣớc phiến lá của giống dâu tứ bội C71A tăng từ 18-19%. Nhƣng cây dâu C71A sinh trƣởng chậm, nên chiều cao cây thấp hơn đối chứng 35%. Vì vậy, không thể ứng dụng giống dâu tứ bội thể C71A vào sản xuất [13].

Để hạn chế nhƣợc điểm của giống C71A các nhà chọn tạo giống dâu đã tiến hành lai hữu tính giữa giống dâu C71A với các giống dâu Ngái, Chân vịt, Quang Biểu để tạo ra các giống dâu tam bội thể số 12, số 7 và số 11 [12].

Kết quả nghiên cứu triển khai ở các vùng sản xuất dâu tằm thuộc đồng bằng sông Hồng cho thấy các giống dâu tam bội thể số 7, số 11 và số 12 đều cho năng suất lá trong cả năm cao hơn giống dâu Hà Bắc đang trồng phổ biến ở sản xuất từ 14-29%. Lá dâu có kích thƣớc lớn nên năng suất thu hoạch dâu tăng 10-15%. Khả năng ra rễ của hom dâu khi trồng tốt hơn giống dâu Hà Bắc nên tỷ lệ sống của hom đạt cao. Khả năng chống chịu tốt với bệnh bạc thau, đặc biệt giống số 7 [7, 14].

Thông qua khảo nghiệm, cho thấy giống dâu số 11 thích ứng trồng ở vùng đất mặn ven biển Hải Hậu, giống số 12 có thể trồng ở các vùng đất bãi ven sông. Riêng giống số 7 rất thích hợp với vùng đất cao nguyên Bảo Lộc. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Đinh Sơn và cộng sự tại Trung tâm Nghiên

cứu và Thực nghiệm dâu tằm Bảo Lộc [23] giống dâu số 7 trồng ở vùng đất đỏ Bảo Lộc, năng suất lá bình quân trong ba năm 1990-1993 đạt 15,75 tấn tƣơng đƣơng với giống VA186 nhập nội của Ấn Độ và cao hơn giống dâu bầu đen Bảo Lộc 45% và giống dâu số 28 là 10%. Phẩm chất lá của giống dâu số 7 thông qua nuôi tằm cho kết quả tƣơng đƣơng giống Bầu đen. Theo báo cáo của Trung tâm từ năm 1993-1995, giống dâu tam bội thể số 7 đã đƣợc trồng rộng rãi ở các vùng đất Lâm Đồng, Đaklak, Quảng Nam, Đà Nẵng và Thủ Đức. Để phát huy ƣu thế của giống này, Ông khuyến cáo nên trồng ở loại đất có độ phì cao và chế độ thâm canh hợp lý.

Các giống dâu mới tam bội thể trồng hom nhƣ giống số 7, 11, 12, 28 và 36 đều có ƣu điểm là lá to, dày, năng suất lá cao và chất lƣợng lá tốt. Nhƣng do nhân giống vô tính nên thời vụ trồng rất hạn hẹp. Ở vùng đồng bằng sông Hồng thì thời vụ thích hợp chỉ trong phạm vi từ sau tiết đông chí đến hết tháng 12 dƣơng lịch. Ở vùng Tây Nguyên thì sau khi kết thúc mùa mƣa. Mặt khác hệ số nhân giống vô tính cũng rất thấp bởi vì tiêu chuẩn hom dâu chỉ lấy ở ruộng dâu có thời gian sinh trƣởng của cành đủ 10-12 tháng. Chính vì thế giá thành cây dâu trồng mới cao và tốc độ mở rộng qui mô trồng giống mới cũng chậm.

Để khắc phục nhƣợc điểm trên, từ năm 1992 các nhà tạo giống dâu của Việt Nam đã chuyển hƣớng nghiên cứu sử dụng ƣu thế lai để chọn tạo giống dâu lai F1 trồng hạt để thay thế cho phƣơng pháp trồng dâu bằng hom.

Cây dâu là cây thụ phấn chéo, nên để chọn tạo đƣợc giống dâu lai F1 trồng hạt có năng suất chất lƣợng lá cao, thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu và có độ đồng đều về một số chỉ tiêu hình thái cần phải nghiên cứu đầy đủ các đặc tính của giống dâu bố mẹ sử dụng làm nguyên liệu khởi đầu. Từ 20 tổ hợp dâu lai, tác giả Hà Văn Phúc và cộng sự đã chọn lọc ra đƣợc 2 giống dâu VH9 và VH15 [19]. Giống dâu lai F1 trồng hạt VH9 đƣợc tạo thành do sự

kết hợp giữa giống dâu Hà Bắc và giống dâu ĐB86 và đƣợc Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận năm 2000. Còn giống dâu VH15 do lai giữa giống dâu IA186 có nguồn gốc từ Ấn Độ với giống ĐB86 và đƣợc công nhận năm 2006. Giống dâu ĐB86 là giống tứ bội thể, nên cả hai giống VH9 và VH15 đều là giống dâu lai F1 tam bội thể trồng hạt

Thông qua kết quả nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất tác giả [16, 21] cho thấy cả hai giống dâu lai F1 tam bội thể VH9 và VH15 đều có sức sinh trƣởng thân cành và rễ rất mạnh. Tổng chiều dài rễ ở cây dâu 2 tuổi đạt 331 cm (VH15) và 262 cm (VH9) tăng gấp 2 đến 3 lần so với giống dâu Hà Bắc trồng từ hom [20].

Năng suất lá bình quân 5 năm từ 1998-2002 đạt 45-48 tấn vƣợt xa giống dâu bố mẹ và giống đối chứng. So với giống dâu lai F1 trồng hạt Sha- nhị-luân nhập nội của Trung Quốc thì năng suất lá của giống VH9 tƣơng đƣơng, nhƣng giống VH15 thì cao hơn 13%.

Kết quả phân tích hàm lƣợng axit amin trong lá của giống dâu VH9 cho thấy hàm lƣợng tổng số các axit cao hơn đặc biệt 4 loại amin quan trọng nhất liên quan đến kén tằm là Alanin, Glycin, Serin và Tyrosin đều cao.

Theo tác giả [19] nhƣợc điểm chủ yếu của giống dâu lai F1 VH9 là khi hái lá bị dai và tạo ra các vết xƣớc cành. Giống dâu VH15 thì đã khắc phục đƣợc nhƣợc điểm này. Vƣờn sản xuất hạt lai của hai giống dâu này sau khi trồng đủ 3 năm có thể cho thu hoạch từ 200-300 kg hạt dâu trong một hecta. Mỗi cân hạt dâu sau khi gieo cho cây con có thể trồng đƣợc 3 hecta. Nhƣ vậy chỉ cần trồng 1 hecta vƣờn dâu bố mẹ trong một năm có thể cung cấp hạt để trồng cho 900-1.000 ha.

Nhƣ vậy giống dâu lai F1 tam bội thể VH9 và VH15 vừa cho năng suất lá cao, chất lƣợng lá tốt, vừa đạt hệ số nhân giống rất cao khắc phục nhƣợc

điểm của các giống dâu tam bội thể trồng hom số 7, 11, 12 v.v…

Trong những năm qua hai giống dâu VH9 và VH15 đã đƣợc hai giải thƣởng cao quý là giải Bông lúa vàng và giải sáng tạo Khoa học công nghệ (Vifotex) và đã đƣợc trồng rộng rãi ở các vùng sản xuất dâu tằm ở vùng núi phía bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung.

Để kế thừa và phát huy thành tựu chọn giống theo hƣớng sử dụng ƣu thế lai F1 trong thời gian qua các nhà khoa học trẻ của Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ TW đã tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống dâu lai F1 trồng hạt và đã chọn đƣợc giống dâu VH17 và GQ2 đƣợc hội đồng Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tạm thời năm 2013 [8, 9]. Giống dâu lai F1 GQ2 là giống lƣỡng bội do lai giữa hai giống nhập nội có nguồn gốc từ Quảng Tây và Quảng Đông Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu bƣớc đầu tác giả Nguyễn Thị Min cho thấy năng suất lá của giống GQ2 đều cao hơn so với giống dâu VH15, kích thƣớc lá cũng lớn hơn và thời gian nảy mầm ở vụ xuân sớm hơn. Nhƣợc điểm chủ yếu của GQ2 là nhiễm bệnh bạc thau cao hơn giống VH15.

Vùng trồng dâu nuôi tằm ở Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với vùng đồng bằng sông Hồng. Trƣớc hết về khí hậu ôn hòa quanh năm, nên ở các vùng này đều nuôi giống tằm kén trắng quanh năm cho năng suất và chất lƣợng kén cao. Vì thế diện tích dâu ở Tây Nguyên hiện có hơn 8.000 ha chiếm 40 – 45% tổng diện tích dâu của cả nƣớc. Ngoài ra ở Bảo Lộc Lâm Đồng có nhà máy ƣơm tơ, dệt lụa tƣơng đối hiện đại. Vì thế sản phẩm kén tằm có cơ sở tiêu thụ. Nhƣng hiện nay phần lớn diện tích dâu này đều trồng giống dâu Bầu đen, tuy chất lƣợng lá cao nhƣng năng suất lá chỉ đạt dƣới 10 tấn / hecta. Đặc biệt lá rất nhỏ nên thu hái tốn nhiều công lao động [23].

Thời gan qua, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm thực nghiệm nông lâm nghiệp Bảo Lộc, Lâm Đồng đã lai tạo giữa một số giống dâu nhập nội có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc với giống dâu địa phƣơng Bầu đen để tạo ra giống

dâu VA 201, TBL - 03 và TBL - 05 [24, 25] nhân giống vô tính. Kết quả đánh giá về năng suất của hai giống dâu này ở các vùng Bảo Lộc Lâm Hà và Đatẻh, các tác giả chỉ ra rằng hai giống này đều đạt từ 21,5-25,1 tấn lá / ha cao hơn giống dâu đối chứng VA201 từ 10-23%. Chất lƣợng lá thông qua kết quả nuôi tằm cho thấy không sai khác nhau nhiều so với giống dâu đối chứng.

Nhƣng hai giống dâu TBL - 03 và TBL - 05 đều trồng bằng hom nên hệ số nhân giống rất thấp hạn chế rất lớn cho việc ứng dụng vào trong sản xuất.

Để khắc phục phần nào khó khăn này, tác giả Lê Quý Tùy [26] đã nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng nhanh hệ số nhân giống khi trồng từ hom nhƣ:

- Sử dụng chất kích thích ra rễ nhƣ α NAA và IAA. - Nghiên cứu xác định độ dài hom dâu.

- Nghiên cứu thời vụ giâm hom, tuổi hom, mật độ giâm và liều lƣợng bón phân vô cơ cho vƣờn giâm hom.

Do nhƣợc điểm của giống dâu nhân giống vô tính (trồng hom) từ năm 1996 tác giả Hà Văn Phúc đã chuyển sang hƣớng chọn tạo giống dâu lai nhân giống hữu tính. Từ 20 tổ hợp dâu lai, Hà Văn Phúc và cộng sự (2002) đã chọn ra đƣợc giống dâu lai tam bội trồng hạt là VH9 và VH15 đều cho năng suất lá cao hơn giống dâu tam bội trồng hom No12 12,5% và cao hơn giống dâu trồng hạt nhập nội của Trung Quốc 6% (Hà Văn Phúc, 2003). Năm 2012 giống dâu tam bội trồng hạt VH15 có ƣu điểm lá to, năng suất lá cao đƣợc bổ sung vào sản xuất (Vũ Đức Ban, Hà Văn Phúc và cộng sự). Ứng dụng vào sản xuất các giống dâu trồng hạt đã làm thay đổi tập quán canh tác về thời vụ trồng dâu. Trƣớc đây khi trồng các giống dâu nhân giống vô tính thì thời vụ trồng chỉ trong giới hạn trung tuần tháng 11 đến hết tháng 12. Nhƣng với các giống dâu nhân giống hữu tính thì thời vụ trồng kéo dài từ tháng 1 đến tháng

11, ngoài ra giống dâu trồng từ hạt có tính thích ứng rất rộng với các điều kiện khí hậu và đất đai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng một số tổ hợp dâu lai mới tại tỉnh yên bái (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)