sinh, Các cá nhân có ảnh hưởng, Nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS.
Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại Tp. Hồ Chí Minh
Nguồn: Tác giả đề xuất
H4+ H3+ H3+
H2+
H1+ Học phí – cơ sở vật chất Học phí – cơ sở vật chất
Đặc điểm bản thân học sinh
H5+ Các cá nhân có ảnh hưởng Các cá nhân có ảnh hưởng
Nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS ĐH với HS
Cơ hội việc làm trong tương lai lai
2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu
2.4.2.1 Yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai
Dựa trên kết quả của nhóm tác giả Vũ Thị Huế (2017) thì sự tác động từ yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai là một trong ba yếu tố có tác động mạnh nhất đến quyết định chọn trường đại học lâm nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với hệ hồi quy chuẩn hoá là 22,4%. Trong NC của đề tài “Yếu tố quyết định chọn trường ĐHTG của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”, Nguyễn Thanh Phong (2013) đã kết luận rằng: mức độ đồng ý trung bình của HS THPT đối với biến quan sát “Cơ hội việc làm” là 3.47/5. Có nghĩa rằng, HS THPT đồng ý với việc lựa chọn những trường ĐH có khả năng đáp ứng được sự mong đợi về việc làm trong tương lai. Gan Connie và các cộng sự (2019) cũng đã kết luận rằng, quyết định chọn trường của sinh viên Malaysia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ yếu tố “Cơ hội việc làm” sau khi tốt nghiệp Đại học. Cũng yếu tố đó, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà (2011) cho thấy sinh viên năm nhất trường ĐH Mở rất quan tâm đến cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường, thu nhập của ngành mình học, vị trí tuyển dụng trong công ty.
Dựa vào các cơ sở trên, giả thuyết H1 được phát biểu như sau:
Giả thuyết H1: Cơ hội việc làm trong tương lai có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định chọn trường ĐH của HS.
2.4.2.2 Yếu tố học phí – cơ sở vật chất
Yếu tố học phí – cơ sở vật chất bao gồm: học phí trường ĐH, chính sách hỗ trợ học bổng cho sinh viên, các trang thiết bị phục vụ cho việc học tập và giảng dạy, v.v là những đặc điểm mang tính đại diện tương đối của yếu tố. Sinh viên lựa chọn dựa trên chi phí đại học. Trước khi đưa ra lựa chọn, họ ước tính số tiền họ sẽ phải chi cho một nền giáo dục con cái. Nó không chỉ có nghĩa là học phí đại học mà còn có thể bao gồm cả chi phí ăn ở và đi lại. Khoảng cách xa nhà cũng làm tăng thêm chi phí đó, có thể gây tác động tiêu cực đến sở thích thực tế và buộc sinh viên hạn chế lựa chọn (Briggs và Wilson, 2007). Trong bài NC của nhóm tác giả Khúc Văn Quý cho rằng: học phí của trường ĐH càng phù hợp với tình hình kinh tế của gia đình, thì quyết định lựa chọn của HS THPT sẽ càng mạnh mẽ hơn. Tuy mức độ ảnh hưởng của biến này chỉ đạt 9.71% nhưng lại được HS đánh giá có tầm
ảnh hưởng rất cao trong bài NC của tác giả Nguyễn Thanh Phong (2013). Thêm vào đó, Chapman (1981) cũng cho rằng với việc sinh viên chọn học trường nào thì học phí có ảnh hưởng nhiều hơn đối với việc sinh viên đi học hay không học đại học. Kee Ming (2010) đặt học phí trong nhóm các yếu tố cố định với giả thuyết đã được chấp nhận là “Có một mối quan hệ tích cực giữa chi phí và ý định lựa chọn đại học”. Hỗ trợ tài chính làm giảm chi phí mà sinh viên phải gánh chịu. Do đó, tác động của hỗ trợ tài chính là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của sinh viên.
Dựa vào các kết quả nghiên cứu trên, giả thuyết H2 được phát biểu như sau:
Giả thuyết H2: Học phí – cơ sở vật chất có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định chọn trường ĐH của HS.
2.4.2.3 Đặc điểm bản thân học sinh
Yếu tố cá nhân có nghĩa là mỗi học sinh có hoàn cảnh riêng của mình khá độc lập với những học sinh khác. Nhiều nghiên cứu về việc chọn trường đại học đã khám phá ảnh hưởng của các loại yếu tố cá nhân này. Sau yếu tố về học phí – cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến việc chọn trường ĐH thì cũng theo nhóm tác giả Khúc Văn Quý, yếu tố bản thân là nhân tố có ảnh hưởng lớn hơn và xếp thứ ba với hệ số hồi quy đã được chuẩn hoá là 25.67%. Cũng trong đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Thị Huế, thì yếu tố đặc điểm bản thân học sinh có tác động mạnh hơn yếu tố cơ hội việc làm tương lai với hệ số hồi qui chuẩn hoá 23%. Yếu tố bản thân bao gồm sở thích cá nhân, nhận thức về năng lực bản thân, và cả giới tính của cá nhân. D.W Chapman (1981) cho rằng yếu tố về năng lực và sở thích của bản thân học sinh là 2 yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học rõ nhất và khi học sinh nhận thức được khả năng bản thân có thể học tốt một ngành đào tạo cụ thể nào đó theo sở thích của mình thì chắc hẳn các em sẽ đăng kí dự thi vào những trường đại học có ngành đào tạo này. Bên cạnh đó, Nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) đã cho thấy yếu tố cá nhân bản thân học sinh THPT tại Quãng Ngãi có ảnh hưởng lớn đến ý định lựa chọn trường đại học của sinh viên. Trên cơ sở tầm quan trọng của yếu tố đặc điểm bản nhân học sinh đến ý định lựa chọn trường đại học, tác giả đề xuất giả thuyết như sau:
Giả thuyết H3: Đặc điểm bản thân học sinh có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định chọn trường ĐH của HS.
2.4.2.4 Các cá nhân có ảnh hưởng
Trong NC của đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT tại Việt Nam” (2020), Khúc Văn Quý và Lê Thị Mỹ Linh kết luận rằng ý kiến tham khảo từ các cá nhân có ảnh hưởng là yếu tố có mức độ tác động thấp nhất trong bốn yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT, bằng chứng cho thấy kết quả khảo sát sinh viên năm nhất trên cả nước năm 2020, mức độ ảnh hưởng của biến độc lập này là 6.17%. Trong khi cùng một yếu tố nêu trên, nhóm tác giả Nguyễn Thanh Phong đã kết luận rằng: HS THPT bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ từ những người xung quanh như ba mẹ, anh chị, người thân, bạn bè, thầy cố, nhà trường, v.v, ngoài ra còn có những người đi trước đã trải nghiệm trong việc chọn trường ĐH. Kết quả cho thấy hệ số hồi quy đã chuẩn hoá lên đến 33.7%. Đây cũng chính là kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Thị Huế, yếu tố này có ảnh hưởng mạnh nhất trong mô hình với hệ số hồi qui chuẩn hoá lên đến 24,7%. D.W Chapman (1981) cho rằng các HS bị tác động mạnh mẽ từ các yếu tố bên ngoài, bao gồm cả ý kiến của các cá nhân có ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học.
Như vậy, dựa vào nhóm yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng này, giả thuyết lúc này sẽ là:
Giả thuyết H4: Sự định hướng của các cá nhân có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định chọn trường ĐH của HS.
2.4.2.5 Nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS
Nếu trong NC của nhóm tác giả Vũ Thị Huế, yếu tố nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS có mức độ ảnh hưởng thấp (10,6%) thì theo kết quả NC của đề tài “các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT tại Việt Nam” của nhóm tác giả Lê Thị Mỹ Linh, đây là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến việc lựa chọn trường ĐH với hệ số hồi qui chuẩn hoá lên đến 31%. Chứng tỏ, khi nhà trường nỗ lực thực hiện truyền thông tiếp thị càng hiệu quả thì sẽ giúp học sinh tìm kiếm đầy đủ các thông tin hơn. Những học sinh có kỳ vọng học tiếp lên đại học có khuynh hướng tích cực tìm kiếm thông tin về các trường đại học. Chapman (1981) cũng cho rằng, những tài liệu có sẵn về trường như brochure, website, v.v, cùng hoạt động giao lưu trực tiếp tại trường THPT có ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn trường của HS. Trong NC của mình, Nguyễn Thanh Phong
(2013) đã kết luận yếu tố thông tin có sẵn của nhà trường tác động đến việc chọn trường của học sinh THPT. Thực tế cho thấy, trường nào làm tốt công tác truyền thông thì sẽ dễ dàng thu hút được rất nhiều sinh viên. Từ các nghiên cứu trên, tác giả cho rằng việc chọn trường ĐH của một HS bị ảnh hưởng bởi yếu tố nỗ lực giao tiếp của trường thông qua các phương tiện truyền thông, internet, các ấn phẩm, các buổi tham quan trường, v.v. Từ đó, giả thuyết H5 được phát biểu như sau:
Giả thuyết H5: Nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định chọn trường ĐH của HS.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày cụ thể về một số khái niệm, lý thuyết có liên quan đến ý định chọn trường Đại học. Đồng thời phân tích các bài nghiên cứu đi trước ở trong nước cũng như ở nước ngoài để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu, xem xét những điểm mạnh của các nghiên cứu trước để áp dụng vào bài NC của tác giả. Từ đó, đề xuất mô hình và giả thuyết NC cho đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học của học sinh lớp 12 tại Thành phố Hồ Chí Minh”.