- Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Kết luận và thảo luận kết quả nghiên cứu
5.2.4 xuất hàm ý quản trị cho yếu tố Cơ hội việc làm trong tương la
Yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai được học sinh đánh giá có tầm quan trọng đứng thứ tư với hệ số beta chuẩn hoá bằng 0,202. Điểm đánh giá trung bình của yếu tố này đạt ở mức khá (3,94), yếu tố này bao gồm các biến quan sát được sắp xếp thứ tự giảm dần theo giá trị trung bình: CHVL3 (3,90) - Sau khi ra trường, tôi có cơ hội làm việc ở vị trí cao trong xã hội, CHVL1 (3,95) - Sau khi ra trường, tôi thuận lợi tìm được việc làm, CHVL2 (3,98) - Tôi chọn trường ĐH giúp tôi kiếm được việc làm có thu nhập cao.
Bảng 5.4 Kết quả kiểm định Mean của yếu tố cơ hội việc làm sau khi loại biến
Yếu tố N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình CHVL3 200 1 5 3,90 CHVL1 200 1 5 3,95 CHVL2 200 1 5 3,98
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS
Dựa vào kết quả trên cho thấy, biến quan sát được học sinh đánh giá cao nhất là “cơ hội kiếm được việc làm có thu nhập cao” (3,98), có thể thấy ước muốn này phù hợp với đại đa số học sinh lớp 12 tại Tp. HCM khi bước vào con đường ĐH. “Cơ hội được làm việc ở vị trí cao trong xã hội” là biến quan sát có mức đánh giá thấp nhất (3,90), có thể các em đều mong muốn dễ dàng xin được việc làm sau khi tốt nghiệp, và mưu cầu cuộc sống ổn định hơn khi có một công việc mang lại mức thu nhập cao. Như vậy, các trường ĐH cần nắm bắt các xu hướng đó, nâng cao các chương trình giảng dạy, tập trung vào học phần thực hành hơn là chỉ giảng dạy lý thuyết khô khan. Các trường cần tuyển dụng, đào tạo đội ngũ giảng viên có chất lượng, để có thể đem lại nhiều kiến thức, bồi dưỡng nguồn nhân lực tài năng cho đất nước, giải quyết được vấn đề thất nghiệp. Tổ chức nhiều cuộc thi cho sinh
viên như tìm kiếm tài năng trẻ, nghiên cứu khoa học, v.v. Hơn nữa, các trường ĐH cần liên kết với nhiều doanh nghiệp tuyển dụng đa ngành nghề, tổ chức Ngày hội việc làm một năm hai lần, gia tăng khả năng tham gia phỏng vấn việc làm của sinh viên. Đồng thời, mở ra các học phần Thực tập doanh nghiệp, cho sinh viên làm quen với tính chất công việc và môi trường công sở. Từ đó làm tăng tỷ lệ sau khi ra trường có ngay việc làm cho sinh viên, thậm chí là những công việc có mức thu nhập cao, góp phần xây dựng nên tiếng vang của các trường ĐH đến tai của HS THPT. Có thể nói, hiện nay định kiến sau khi tốt nghiệp đại học cần phải làm ở vị trí cao trong xã hội vẫn còn tồn đọng, cho nên cũng có nhiều học sinh đồng ý với tiêu chí này, tuy nhiên mức ảnh hưởng này là không quá lớn. Thông thường, mỗi trường sẽ tập trung chủ yếu vào một khối ngành nhất định, nhà trường cần cung cấp thông tin chính xác và dễ hiểu để HS đưa ra lựa chọn đúng về tỷ lệ chọi, tỷ lệ trúng tuyển, tỷ lệ có việc làm hàng năm. Các trường ĐH có thể tham khảo các tiêu chí như điểm trung bình tích luỹ sau khi tốt nghiệp trên đạt trên 8,5, hay trình độ ngoại ngữ Ielts đạt trên 7.5 cùng các kỹ năng mềm khác thì sẽ được trường đảm bảo có một công việc tốt sau khi các bạn ra trường.