Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính với ý định chọn trường ĐH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 65)

- Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố

B Sai số chuẩn eta

4.2.5 Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính với ý định chọn trường ĐH

Giới tính và nơi sống là các biến định tính chỉ có hai giá trị (nam, nữ/ngoại thành, nội thành), do đó tác giả sử dụng kiểm định Independent-Sample T Test nhằm kiểm định sự khác biệt trung bình của hai tổng thể. Riêng biến Thời điểm bắt đầu lựa chọn trường có giá trị nhiều hơn 2 giá trị, cho nên tác giả sử dụng kiểm định One-way ANOVA. Có 2 biến tham gia trong kiểm định gồm 1 biến định lượng (ý định chọn trường ĐH) và 1 biến định tính (Thời điểm bắt đầu lựa chọn trường) có 5 nhóm giá trị để so sánh.

4.2.5.1 Kiểm định sự khác biệt trong giới tính

Đặt giả thuyết H0: Không có sự khác biệt trung bình về việc chọn trường ĐH giữa nam và nữ.

Bảng 4.14 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính

Kiểm định Levene’s Kiểm định T- test

F Sig, t df Sig (2-

tailed)

Phương sai bằng nhau 0,007 0,934 -1,241 198 0,216

Phương sai không bằng nhau

-1,233 188,234 0,219

Giá trị Mean của Nam = 3,98 Giá trị Mean của Nữ = 4,08

Theo kết quả thống kê trên, ta thấy giá trị trung bình ở nhóm giới tính nam (3,98) so với giá trị trung bình ở nhóm giới tính nữ (4,08) có sự chênh lệch cự kỳ nhỏ, do đó sự khác biệt về việc chọn trường ĐH theo giới tính là không đáng kể. Thêm vào đó, trong Kiểm định Levene’s, giá trị sig = 0,934 > 0,05 ta kết luận phương sai giữa hai giới tính là giống nhau. Đối chiếu qua giá trị sig trong kiểm định T-test, ta thấy giá trị sig lúc này lớn hơn 0,05 (sig = 0,216). Vậy, không có sự khác biệt trung bình về việc chọn trường ĐH giữa nam và nữ. Giả thuyết H0 được chấp nhận.

4.2.5.2 Kiểm định sự khác biệt trong nơi sinh sống

Đặt giả thuyết H0: Không có sự khác biệt trung bình giữa việc chọn trường ĐH với nơi sinh sống.

Bảng 4.15 Kiểm định sự khác biệt theo nơi sống

Kiểm định Levene’s Kiểm định T- test

F Sig, t df Sig (2-

tailed)

Phương sai bằng nhau 0,038 0,846 -0,033 198 0,973

Phương sai không bằng nhau

-0,029 30,169 0,977

Giá trị Mean của Nội thành = 4,03 Giá trị Mean của Ngoại thành = 4,04

Nguồn: Thống kê từ kết quả SPSS

Theo kết quả thống kê trên, ta thấy giá trị trung bình ở nhóm nội thành (4,03) so với giá trị trung bình ở nhóm ngoại thành (4,04) gần như bằng nhau, do đó sự khác biệt về việc chọn trường ĐH theo nơi sống là không đáng kể. Thêm vào đó, trong Kiểm định Levene’s, giá trị sig = 0,846 > 0,05 ta kết luận phương sai giữa hai nơi sinh sống là giống nhau. Đối chiếu qua giá trị sig trong kiểm định T-test, ta thấy giá trị sig lúc này lớn hơn 0,05 (sig = 0,973). Vậy, không có sự khác biệt trung bình về việc chọn trường ĐH giữa nội thành và ngoại thành tp. HCM. Giả thuyết H0 được chấp nhận.

4.2.5.3 Kiểm định sự khác biệt trong thời điểm bắt đầu chọn trường

Giả thuyết H0: Không có sự khác biệt giữa ý định chọn trường ĐH với thời điểm bắt đầu lựa chọn trường.

Bảng 4.16 Các đại lượng thống kê mô tả

Giá trị N Trung bình

Hiện tại chưa xác định 2 4,00

Từ lớp 10 10 4,33

Từ lớp 11 31 3,99

Từ lớp 12 157 4,03

Total 200 4,04

Nguồn: Thống kê từ kết quả SPSS

Bảng 4.17 Kiểm định Levene

Thống kê Levene Df1 Df2 Sig,

0,913 3 196 0,435

Nguồn: Thống kê từ kết quả SPSS

Bảng mô tả ở trên cho thấy, không có sự khác biệt quá lớn giữa ý định chọn trường ĐH với 4 giá trị thời gian trong biến thời điểm lựa chọn trường, giá trị trung bình Mean của các nhóm thời gian lần lượt là hiện tại chưa xác định (4,00), từ lớp 10 (4,33), từ lớp 11 (3,99), từ lớp 12 (4,03). Trong kiểm định Levene, giá trị sig ở kiểm định này bằng 0,435 lớn hơn 0,05 cho nên phương sai giữa các khoảng thời gian trong biến thời điểm lựa chọn trường ĐH là giống nhau. Nên tác giả sử dụng tiếp kết quả trong bảng ANOVA để kết luận.

Bảng 4.18 Kết quả kiểm định ANOVA

Tổng các bình phương Df Trung bình bình phương F Hệ số Sig Khác biệt giữa các nhóm 0,972 3 0,324 1,009 0,390 Khác biệt trong từng nhóm 62,895 196 0,321 Tổng 63,866 199

Theo kết quả trên, ta có giá trị sig trong bảng ANOVA bằng 0,390 lớn hơn 0,05. Kết luận, không có sự khác biệt giữa ý định chọn trường ĐH với thời điểm bắt đầu lựa chọn trường. Chấp nhận giả thuyết H0.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Ở chương 4, tác giả đã tiến hành phân tích xu hướng đăng ký xét tuyển tốt nghiệp và dự thi đại học của học sinh lớp 12 qua các năm, cũng như xu hướng lựa chọn ngành thi của học sinh, xem xét các vấn đề mà học sinh lớp 12 gặp phải trong việc lựa chọn trường Đại học. Tác giả thực hiện các phép kiểm định độ tin cậy và phân tích nhân tố để xác định các biến quan sát và thang đo phù hợp. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy một số biến quan sát trong các nhân tố bị loại bỏ để thang đo đảm bảo độ tin cậy để tiến hành phân tích hồi quy.

Qua kết quả phân tích hồi quy, tác giả kết luận có 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Đại học của học sinh lớp 12 tại TP. HCM, được sắp xếp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: Đặc điểm bản thân HS (29,55%), Các cá nhân có ảnh hưởng (26,93%), Nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS (17,63%), Cơ hội việc làm trong tương lai (16,04%), Học phí – cơ sở vật chất (9,85%). Trong chương 5, tác giả đề xuất hàm ý quản trị cho từng yếu tố, làm cơ sở để các trường Đại học đưa ra các chiến lược marketing phù hợp, thu hút những học sinh đến thông qua các kỳ tuyển sinh cũng như qua các phương thức khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)