- Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Kết luận và thảo luận kết quả nghiên cứu
5.2.1 xuất hàm ý quản trị cho yếu tố Đặc điểm bản thân học sinh
Yếu tố Đặc điểm bản thân học sinh được học sinh đánh giá có tầm quan trọng cao nhất hay có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định lựa chọn trường ĐH của học sinh (29,55%). Điểm đánh giá của yếu tố này đạt ở mức cao (4,02). Đây là yếu tố xuất phát trực tiếp từ bản thân của đối tượng, chủ yếu dựa vào sở thích, năng lực và giới tính của học sinh. Bao gồm các biến quan sát với giá trị trung bình theo thứ tự tăng dần: BTHS2 (3,98) - Trường có ngành đúng với sở thích và nguyện vọng của cá nhân học sinh, BTHS4 (4,00) - Trường có ngành phù hợp với giới tính của cá nhân, BTHS1 (4,03) - Điểm chuẩn đầu vào của trường phù hợp với năng lực cá nhân, BTHS3 (4,04) - Trường có ngành đào tạo phù hợp với năng lực học sinh.
Bảng 5.1 Kết quả kiểm định Mean của yếu tố bản thân học sinh sau khi loại biến
Yếu tố N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình BTHS2 200 1 5 3,98 BTHS4 200 1 5 4,00 BTHS1 200 1 5 4,03 BTHS3 200 1 5 4,04
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS
“Trường có ngành đúng với sở thích và nguyện vọng của cá nhân học sinh” là biến quan sát có giá trị trung bình thấp nhất trong thang đo với điểm đánh giá là 3,98. Có thể các
trường Đại học chưa nắm bắt được xu hướng thị trường, các ngành nghề đào tạo chưa mang tính thực tiễn cao, không phù hợp với đặc điểm của từng cá nhân học sinh. Tuy nhiên, giá trị này cũng ở mức khá so với tổng thể. “Trường có ngành đào tạo phù hợp với năng lực học sinh” là biến quan sát có giá trị trung bình cao nhất trong thang đo với điểm đánh giá là 4,04. Như vậy, các trường ĐH nên đào tạo nhiều ngành, nghề đa dạng, tạo cơ hội cho các bạn HS gia tăng cơ hội lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân hơn. Hiện nay, hiếm có trường Đại học nào có chung một điểm chuẩn cho tất cả các ngành nghề, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các bạn học sinh trung bình và khá, bởi năng lực và sở thích của từng bạn là khác nhau. Hơn thế nữa, hiện nay Nhà nước cho phép các thí sinh tham dự kỳ thi Đại học đều có thể lựa chọn nhiều nguyện vọng, điều này sẽ giải quyết cho vấn đề những HS có nhiều sở thích và hơn ai hết, bản thân học sinh nên biết bản thân thích gì nhất và chọn đúng ngành phù hợp với năng lực để điền vào nguyện vọng ưu tiên. Bên cạnh đó, học sinh THPT trên cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố HCM nói riêng, cũng rất quan tâm đến điểm chuẩn của các trường Đại học. Do đó, các trường ĐH cần xem xét và thống kê điểm chuẩn chung của các trường ĐH khác. Tuỳ vào tình hình từng năm, các trường nên đưa ra mức điểm chuẩn đầu vào phù hợp. Ví dụ, do tình hình dịch bệnh phức tạp, các trường THPT gặp nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy, hay các trường ĐH không tuyển sinh hiệu quả được, thì điểm chuẩn của trường cao quá sẽ ảnh hưởng đến số lượng HS trúng tuyển. Tuy nhiên, cũng không nên để điểm chuẩn quá thấp, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của các sinh viên tương lai. Các trường ĐH nên linh hoạt và xem xét nhu cầu thị hiếu của HS THPT để có những chương trình đào tạo phù hợp với giới tính, năng khiếu của bản thân HS. Đồng thời, nên quan tâm đến việc liên kết với trường quốc tế nhằm tạo ra những ngành, nghề mới mà ở Việt Nam chưa có, đào tạo thử nghiệm có hiệu quả sẽ đưa vào đào tạo đại trà cho nhiều trường ĐH cùng khối ngành.