YẾU TỐ Ý ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐH Cronbach’s Alpha = 0,801, Số biến quan sát =

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 53)

- Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố

Thống kê số lượng thí sinh tham gia dự thi THPT QG và xét tuyển ĐH

YẾU TỐ Ý ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐH Cronbach’s Alpha = 0,801, Số biến quan sát =

Cronbach’s Alpha = 0,801, Số biến quan sát = 3

YĐ1 8,01 1,382 0,615 0,766

YĐ2 8,05 1,420 0,652 0,723

YĐ3 8,16 1,432 0,677 0,699

Thang đo của biến Cơ hội việc làm trong tương lai có 3 biến quan sát (CHVL1, CHVL2, CHVL3) với hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0,797 > 0,6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Như vậy, thang đo Cơ hội việc làm trong tương lai đảm bảo độ tin cậy, đạt yêu cầu.

Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0,809 > 0,6. Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) của tất cả biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên thang đo Học phí – cơ sở vật chất đảm bảo độ tin cậy, đạt yêu cầu. Như vậy, sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo Học phí – cơ sở vật chất, có 4 biến đạt yêu cầu (FF1, FF2, FF3, FF4) và tiến hành vào bước kiểm định tiếp theo.

Thang đo của biến Đặc điểm bản thân học sinh có 4 biến quan sát (BTHS1, BTHS2, BTHS3, BTHS4) với hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0,886 > 0,6. Hệ số tương quan biến tổng của tất cả biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Như vậy, thang đo Đặc điểm bản thân học sinh đảm bảo độ tin cậy, đạt yêu cầu, được tiến hành qua bước kiểm định tiếp theo.

Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0,760 > 0,6. Các biến quan sát CNAH1, CNAH2, CNAH4, CNAH5 có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 (thoã các tiêu chuẩn). Riêng biến CNAH3 có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) là 0,093 < 0,3. Nên tiến hành loại biến này, và chạy Cronbach’s Alpha lần 2. Kết quả chạy lần 2 như sau: Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0,853 > 0,6. Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) của tất cả biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên thang đo đảm bảo độ tin cậy, đạt yêu cầu. Như vậy, sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo Các cá nhân có ảnh hưởng lần 2, có 4 biến đạt yêu cầu (CNAH1, CNAH2, CNAH4, CNAH5) và tiến hành vào bước kiểm định tiếp theo.

Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0,660 > 0,6. Các biến quan sát NLGT1, NLGT2, NLGT3, NLGT4 có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 (thoã các tiêu chuẩn). Riêng biến NLGT1 có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) là 0,107 < 0,3. Nên biến này bị loại và tiến hành chạy Cronbach’s Alpha lần 2. Kết quả chạy lần 2 như sau: Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0,815 > 0,6. Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) của tất cả biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên thang đo

đảm bảo độ tin cậy, đạt yêu cầu. Như vậy, sau khi thực hiện kiểm định lại độ tin cậy của thang đo Nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS lần 2, có 3 biến đạt yêu cầu (NLGT2, NLGT3, NLGT4) và tiến hành vào bước kiểm định tiếp theo.

4.2.2.2 Phân tích yếu tố khám phá

Sau khi kiểm định độ tin cậy của các thang đo, và loại những biến quan sát không đạt yêu cầu (CNAH3, NLGT1). Tác giả tiến hành phân tích yếu tố khám phá EFA với 5 biến độc lập (18 biến quan sát) và 1 biến phụ thuộc (3 biến quan sát), nhằm xem xét các biến quan sát bị phân sai nhóm nhân tố từ lúc đầu hay cùng tải lên nhiều nhân tố hay không.

Phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập

Bảng 4.4 Tổng hợp phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập

Biến quan Sát Trọng số 1 2 3 4 5 BTHS3 0,874 BTHS4 0,840 BTHS1 0,821 BTHS2 0,811 CNAH1 0,830 CNAH2 0,829 CNAH5 0,816 CNAH4 0,749 FF1 0,825 FF3 0,795 FF4 0,775 FF2 0,774 NLGT3 0,825

NLGT4 0,821 NLGT2 0,790 CHVL2 0,836 CHVL1 0,810 CHVL3 0,779 KMO: 0,798

Sig Bartlett’s Test: 0,000

Eigenvalues: 1,215

Phương sai trích (%): 71,7%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) trong phân tích có trị số 0,798 thoã điều kiện (0.5 ≤ KMO ≤ 1). Như vậy, phân tích nhân tố là phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu. Kiểm định Bartlett có hệ số Sig = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong nhân tố. Thông qua trị số Eigenvalue, có 5 nhân tố có Eigenvalue ≥ 1, trong đó, yếu tố thấp nhất có trị số là 1,215. Như vậy, phép phân tích hội tụ lại 5 nhân tố hay kết quả cho thấy có 5 nhân tố xuất hiện trong phân tích. Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) là 71,7% > 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp, thể hiện các nhân tố được trích cô đọng 71,7% và bị thất thoát 28,3% của các biến quan sát. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) của tất cả các nhân tố đều lớn hơn 0,5. Cụ thể, Factor Loading trong kết quả trên đều lớn hơn 0.7 chứng tỏ các biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt.

Như vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập, không có biến quan sát nào tải lên cùng lúc nhiều nhân tố, các biến quan sát hội tụ đúng theo các nhóm phân bổ ban đầu và đều có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) lớn hơn 0,5. Có 5 nhân tố được giữ lại để tiến hành bước phân tích tiếp theo gồm 18 biến quan sát dưới đây: X1 (Cơ hội việc làm): CHVL1, CHVL2, CHVL3

X2 (Học phí – cơ sở vật chất): FF1, FF2, FF3, FF4

X4 (Các cá nhân ảnh hưởng): CNAH1, CNAH2, CNAH4, CNAH5 X5 (Nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS): NLGT2, NLGT3, NLGT4

Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc

Bảng 4.5 Tổng hợp phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc

Biến quan sát Trọng số 1 YĐ1 0,865 YĐ2 0,851 YĐ3 0,824 KMO: 0,707

Sig Bartlett’s Test: 0,000

Eigenvalues: 2,153

Phương sai trích (%): 71,758%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) trong phân tích có trị số 0,707 thoã điều kiện (0.5 ≤ KMO ≤ 1). Như vậy, phân tích nhân tố là phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu. Kiểm định Bartlett có hệ số Sig = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong nhân tố. Hệ số Eigenvalue là 2,153 > 1, như vậy phép phân tích hội tụ 1 nhân tố hay kết quả cho thấy có 1 nhân tố xuất hiện trong phân tích. Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) là 71,758% > 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp, thể hiện các nhân tố được trích cô đọng 71,758% và bị thất thoát 28,242% của các biến quan sát. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) của tất cả các nhân tố đều lớn hơn 0,5. Cụ thể, Factor Loading trong kết quả trên đều lớn hơn 0.8 chứng tỏ các biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt. Như vậy, có 1 nhân tố phụ thuộc được tiến hành bước phân tích tiếp theo gồm 3 biến quan sát dưới đây:

4.2.2.3 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu

Sau khi tiến hành phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và nhân tố khám phá EFA, tác giả loại biến CNAH3, NLGT1 vì không đạt tiêu chuẩn. Đồng thời xác định được 5 thang đo của yếu tố độc lập: Cơ hội việc làm trong tương lai (CHVL1, CHVL2, CHVL3); Học phí – cơ sở vật chất (FF1, FF2, FF3, FF4); Đặc điểm bản thân học sinh (BTHS1, BTHS2, BTHS3, BTHS4); Các cá nhân có ảnh hưởng (CNAH1, CNAH2, CNAH4, CNAH5) và Nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS (NLGT2, NLGT3, NLGT4) để đo lường biến phụ thuộc là Ý định chọn trường ĐH của học sinh lớp 12 (YĐ1, YĐ2, YĐ3).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)