- Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Kết luận và thảo luận kết quả nghiên cứu
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Mặc dù tác giả đã rất cố gắng để hoàn thiện bài nghiên cứu này, nhưng vẫn không khỏi có nhiều hạn chế mà tác giả chưa làm được bởi những lý do khách quan và chủ quan. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường của HS mà tác giả không đề cập (34,6%), do đó tác giả mong muốn các nhà NC sau sẽ bổ sung và điều chỉnh mô hình của tác giả. Bản thân tác giả không đủ năng lực và tài chính để khảo sát trực tiếp hết các học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cho nên đối tượng khảo sát chỉ dừng lại ở HS lớp 12 tại hai trường THPT Gò Vấp và THPT Nguyễn Trung Trực tại địa bàn quận Gò Vấp. Do đó, tính đại diện của mẫu và khả năng bao quát của mô hình nghiên cứu là không cao. Thêm vào đó, quá trình NC của tác giả bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch Covid 19, việc lấy mẫu khảo sát là rất khó khăn, vì thế tác giả kết hợp khảo sát trực tiếp bằng phiếu trả lời câu hỏi và khảo sát trực tuyến (google form) thông qua các mối quan hệ cá nhân của tác giả.
Hơn nữa, số mẫu mà tác giả tiến hành nhập liệu nghiên cứu là không quá lớn (200 mẫu), chưa mang tính tổng quát, đại diện cho toàn bộ học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian tới, để góp phần khắc phục những hạn chế nêu trên, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu lại đề tài này cùng với nhiều cộng sự khác, đồng thời thay đổi đối tượng là học sinh THPT trên toàn cả nước với kích cỡ khoảng 1000 mẫu, lúc này tính bao quát và đại diện cho tổng thể sẽ cao hơn. Thêm vào đó, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu và xem xét việc chi tiết hoá các yếu tố trong mô hình trên, cũng như đưa thêm các nhân tố mới vào mô hình như: Vị trí địa lý, Danh tiếng trường đại học, Chất lượng đào tạo. Lúc này, mô hình ban đầu sẽ thay đổi và nhóm tác giả hy vọng rằng: NC sẽ góp phần giúp ích cho các nghiên cứu sau, cũng như các trường ĐH có thể tham khảo kết quả NC để thay đổi các chính sách tuyển sinh đem lại hiệu quả cao.