- Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố
B Sai số chuẩn eta
4.2.4 Kết quả phân tích hồi quy
4.2.4.1 Kiểm định giả thuyết
Bảng 4.11 Kết quả phân tích hồi quy
Mô hình
Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số chuẩn hóa t Sig B Sai số chuẩn Beta 1 Hằng số -0,414 0,256 -1,617 0,107 CHVL 0,173 0,041 0,202 4,229 0,000 FF 0,114 0,039 0,124 2,927 0,004 BTHS 0,299 0,037 0,372 8,013 0,000 CNAH 0,292 0,040 0,339 7,350 0,000 NLGT 0,248 0,054 0,222 4,601 0,000
Biến phụ thuộc: YĐ
Nguồn: Thống kê từ kết quả SPSS
Từ kết quả trên ta thấy, 5 nhân tố ban đầu được dùng để đo lường đến Ý định lựa chọn trường ĐH đều có mức độ ảnh hưởng cùng chiều đến biến phụ thuộc (hệ số beta chuẩn hoá dương), các giá trị Sig đều nhỏ hơn 0,05. Do đó, các yếu tố trên được chấp nhận trong phương trình hồi quy. Vậy, 5 giả thuyết tác giả đặt ra ban đầu đều được chấp nhận.
Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết
Ký hiệu Giả thuyết Kết quả kiểm định
H1 Cơ hội việc làm trong tương lai có ảnh hưởng cùng
chiều đến ý định chọn trường ĐH của HS Chấp nhận
H2 Học phí – cơ sở vật chất có ảnh hưởng cùng chiều
đến ý định chọn trường ĐH của HS Chấp nhận
H3 Đặc điểm bản thân học sinh có ảnh hưởng cùng
chiều đến ý định chọn trường ĐH của HS Chấp nhận
H4 Sự định hướng của các cá nhân có ảnh hưởng cùng
chiều đến ý định chọn trường ĐH của HS Chấp nhận
H5
Nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định chọn trường ĐH của HS
Chấp nhận
4.2.4.2 Ý nghĩa phương trình hồi quy
• Phương trình hồi quy chưa chuẩn hoá
YĐ_Y = – 0,414 + 0,173X1 + 0,114X2 + 0,299X3 + 0,292X4 + 0,248X5
Hay: Ý định lựa chọn trường ĐH = – 0,414 + 0,173*cơ hội việc làm trong tương lai + 0,114*học phí-cơ sở vật chất + 0,299*đặc điểm bản thân HS + 0,292*các cá nhân có ảnh hưởng + 0,248*nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS.
Các hệ số hồi quy cho biết, ý định lựa chọn trường Đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố Hồ Chí Minh giảm xuống 0,414 đơn vị bởi sự ảnh hưởng của các yếu tố không đề cập trong mô hình. Nếu cơ hội việc làm trong tương lai tăng hoặc giảm 1 đơn vị, thì ý định chọn trường ĐH của HS lớp 12 tại Tp.HCM sẽ tăng hoặc giảm 0,173 đơn vị. Ý định chọn trường ĐH của HS lớp 12 tại Tp.HCM tăng (giảm) 0,114 đơn vị khi học phí – cơ sở vật chất tăng (giảm) 1 đơn vị. Nếu đặc điểm bản thân HS tăng (giảm) 1 đơn vị thì ý định chọn trường ĐH của HS lớp 12 tại Tp.HCM sẽ tăng (giảm) 0,299 đơn vị. Ý định chọn trường ĐH của HS lớp 12 tại Tp.HCM tăng (giảm) 0,292 đơn vị khi các cá nhân ảnh hưởng tăng (giảm) 1 đơn vị. Nếu nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS tăng (giảm) 1 đơn vị thì ý định chọn trường ĐH của HS lớp 12 tại Tp.HCM sẽ tăng hoặc giảm 0,248 đơn vị.
• Phương trình hồi quy đã chuẩn hoá
YĐ_Y = 0,202X1 + 0,124X2 + 0,372X3 + 0,339X4 + 0,222X5
Hay: Ý định lựa chọn trường ĐH = 0,202*cơ hội việc làm trong tương lai + 0,124*học phí- cơ sở vật chất + 0,372*đặc điểm bản thân HS + 0,339*các cá nhân có ảnh hưởng + 0,222*nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS.
Kết luận: Qua mô hình hồi quy, nhận thấy có 5 yếu tố có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường Đại học của HS lớp 12 tại TP. HCM. Mức độ ảnh hưởng theo thứ tự giảm dần như sau: Đặc điểm bản thân HS (29,55%), các cá nhân ảnh hưởng (26,93%), nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS (17,63%), cơ hội việc làm trong tương lai (16,04%) và học phí – cơ sở vật chất (9,85%).
Bảng 4.13 Thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố độc lập
STT Nhân tố Beta chuẩn
hoá % ảnh hưởng Thứ tự ảnh hưởng 1 CHVL 0,202 16,04% 4 2 FF 0,124 9,85% 5 3 BTHS 0,372 29,55% 1 4 CNAH 0,339 26,93% 2 5 NLGT 0,222 17,63% 3 Tổng 1,259 100%
Nguồn: Tác giả thống kê