Quy trình thực hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 38)

- Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố

3.3.2 Quy trình thực hiện

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện qua 2 bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Cụ thể như sau:

3.3.2.1 Nghiên cứu định tính

Tác giả thực hiện một nghiên cứu khám phá, trong đó dữ liệu thu thập được ở dưới dạng định tính. Để phục vụ cho bài báo cáo, tác giả đã sử dụng một số phương pháp chính trong nghiên cứu định tính như quan sát và thảo luận giữa nhà nghiên cứu với đối tượng khảo sát. Tác giả đã thu nhận được những kiến thức đầu tiên về vấn đề nghiên cứu, nhận dạng được thực tế về ngữ cảnh, thời gian. Nắm bắt được tình hình hiện tại về vấn đề học tiếp lên đại học của học sinh THPT, tác giả tiếp tục nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp thảo luận giữa nhà nghiên cứu và đối tượng khảo sát, với kỹ thuật thảo luận nhóm.

Quy trình nghiên cứu định tính gồm: Chuẩn bị dàn bài và câu hỏi, tuyển chọn đối tượng tham gia, chọn địa điểm để thực hiện, mời các thành viên tham gia thực hiện. Trước hết, tác giả sẽ chuẩn bị dàn bài sơ bộ và một số câu hỏi gợi ý giúp đào sâu vấn đề nghiên cứu như: Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Tại sao? Còn bạn thì sao? Có ý kiến nào khác không? Tiếp theo đó, tác giả lựa chọn đối tượng khảo sát là một nhóm học sinh lớp 12 THPT Nguyễn Trung Trực, thoã mãn tính đồng nhất trong nhóm càng cao càng dễ dàng cho việc thảo luận nhóm. Mục đích của kỹ thuật này nhằm điều chỉnh những từ ngữ khó hiểu, đạt được những hiểu biết sâu sắc về các vấn đề liên quan đến ý định chọn trường đại học của các bạn bằng cách lắng nghe và ghi nhận ý kiến của nhóm người này được chọn ra từ thị trường mục tiêu phù hợp với những vấn đề trong bài nghiên cứu. (Chi tiết mời quý thầy/cô xem Phụ lục 1).

Kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi thảo luận nhóm, kết quả cho thấy hầu như các bạn học sinh lớp 12 trường Nguyễn Trung Trực đều cho rằng ý định lựa chọn trường đại học của bản thân phụ thuộc vào các yếu tố như: Cơ hội việc làm trong tương lai (thu nhập sau khi ra trường, dễ kiếm việc làm,…), Học phí – cơ sở vật chất (thiết bị giảng dạy, học bổng,…),Đặc điểm bản thân HS (sở thích, nguyện vọng, năng lực,…), các cá nhân có ảnh hưởng (gia đình, bạn bè, thầy cô,…), Nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS (internet, ấn phẩm, tham quan trường, phương tiện truyền thông,…).

Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng kết quả thảo luận nhóm, cùng với kết quả của nghiên cứu định lượng sơ bộ n= 50 với tiêu chí thuận tiện, để điều chỉnh thang đo, hình thành bảng khảo sát chính thức.

3.3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Mục đích: Nghiên cứu định lượng sơ bộ giúp tác giả có thể kiểm tra độ tin cậy thang đo, khám phá ra các yếu tố mới, kiểm tra độ hội tụ của các biến. Từ đó điều chỉnh thang đo, bảng khảo sát chính thức (nếu có) phục vụ cho việc nghiên cứu trong phạm vi diện rộng.

Xây dựng và mã hoá thang đo

Tác giả tiến hành xây dựng thang đo dựa vào các bài nghiên cứu trước đó, cùng với sự hướng dẫn của giảng viên, gồm 6 khái niệm nghiên cứu được sử dụng như sau: (1) Cơ hội việc làm trong tương lai, (2) Học phí – cơ sở vật chất, (3) Đặc điểm bản thân HS, (4) Cá nhân có ảnh hưởng, (5) Nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS và (6) Ý định chọn trường của học sinh lớp 12. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 điểm với mức 1 là hoàn toàn không đồng ý đến mức 5 là hoàn toàn đồng ý. Đồng thời, tác giả còn sử dụng thang đo định danh để sàng lọc, thu thập thông tin cá nhân từ các đối tượng quan sát như giới tính, lớp học, nơi sinh sống để lựa chọn các mẫu đạt tiêu chuẩn, chỉnh sửa thang đo, bảng câu hỏi chuẩn bị cho nghiên cứu chính thức.

Bảng 3.1 Xây dựng và mã hoá thang đo

Mã hoá Biến quan sát Nguồn tham khảo

Thang đo cơ hội việc làm trong tương lai (CHVL) CHVL1 Sau khi ra trường, tôi thuận lợi tìm được

việc làm

Vũ Thị Huế và các cộng sự, 2017

CHVL2 Tôi chọn trường ĐH giúp tôi kiếm được việc làm có thu nhập cao

CHVL3 Sau khi ra trường, tôi có cơ hội làm việc ở vị trí cao trong xã hội

Thang đo học phí – cơ sở vật chất (FF)

FF1 Trường có cơ sở hạ tầng khang trang Khúc Văn Quý và Lê Thị Mỹ

Linh, 2020

FF2 Trường có khu ký túc xá sinh viên hiện đại

FF3 Trường có học phí phù hợp với điều kiện kinh tế

FF4 Trường có chế độ học bổng và nhiều chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên

Thang đo đặc điểm bản thân HS (BTHS) BTHS1 Điểm chuẩn đầu vào của trường phù hợp

với năng lực cá nhân

Vũ Thị Huế và các cộng sự, 2017

BTHS2 Trường có ngành đúng với sở thích và nguyện vọng của cá nhân học sinh

BTHS3 Trường có ngành đào tạo phù hợp với năng lực học sinh

BTHS4 Trường có ngành phù hợp với giới tính của cá nhân

CNAH1 Tôi bị ảnh hưởng bởi ý kiến của thầy/cô chủ nhiệm, giáo viên hướng nghiệp

Vũ Thị Huế và các cộng sự, 2017

CNAH2 Tôi chọn trường ĐH theo lời khuyên của chuyên gia tư vấn, đại diện tuyển sinh

CNAH3 Tôi chọn trường ĐH do anh/chị đã và đang theo học tại trường đại học giới thiệu

CNAH4 Tôi chọn trường ĐH do ba, mẹ định hướng

CNAH5 Tôi chọn trường ĐH theo lời khuyên của bạn bè trong lớp, trong nhóm bạn chơi chung

Thang đo nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS (NLGT) NLGT1 Trường cung cấp tài liệu hướng dẫn tuyển

sinh ĐH

Nguyễn Minh Hà và các cộng sự, 2011

NLGT2 Trường có tổ chức cho học sinh THPT tham quan trường

Vũ Thị Huế và các cộng sự, 2017

NLGT3 Trường có hoạt động tư vấn hướng nghiệp tốt

NLGT4 Trường thực hiện các hoạt động quảng cáo qua các phương tiện truyền thông (website trường, facebook, báo đài, v.v)

Thang đo ý định chọn trường của học sinh lớp 12 (YĐ) YĐ1 Tôi có ý định lựa chọn trường ĐH phù hợp

với bản thân

Đỗ Thị Ngọc Thu, 2014

YĐ2 Bản thân tôi cho rằng lựa chọn trường ĐH trong tương lai là hợp lý

YĐ3 Lựa chọn vào trường ĐH là một trong các quyết định ưu tiên của tôi trong tương lai

Nguyễn Thanh Phong, 2013

Thiết kế bảng câu hỏi

Nội dung bảng câu hỏi gồm hai phần chính:

Phần A- Ý KIẾN CỦA ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT: Mở đầu sẽ có 1 câu hỏi gạn lọc, 2 câu hỏi nhằm phục vụ cho phương pháp thống kê mô tả. Với những câu hỏi còn lại, các đối tượng đưa ra sự đánh giá về mức độ đồng ý đối với các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường của học sinh: (1) Cơ hội việc làm trong tương lai; (2) Học phí – cơ sở vật chất; (3) Đặc điểm bản thân học sinh; (4) Cá nhân có ảnh hưởng; (5) Nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường mức độ ảnh hưởng của 5 yếu tố trên cùng 23 biến quan sát đi kèm. Tác giả sẽ dùng bảng câu hỏi này để khảo sát thử 50 học sinh lớp 12 THPT Nguyễn Trung Trực nhằm phát hiện những sai sót về thang đo và những từ ngữ gây nhầm lẫn. Sau đó, tác giả hiệu chỉnh bảng câu hỏi (nếu có), tiến hành khảo sát định lượng chính thức.

Phần B- THÔNG TIN CÁ NHÂN: Phần này chủ yếu để thu thập những thông tin chính xác của đối tượng được phỏng vấn nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu như giới tính, trường đang theo học và nơi đang sinh sống. (Chi tiết mời quý thầy/cô xem Phụ lục 2).

Phương pháp chọn mẫu

Trong nghiên cứu sơ bộ, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi xác suất). Đây là phương pháp chọn mẫu mà tác giả lấy mẫu dựa trên sự thuận tiện hay dựa trên tính dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin đối tượng, ở những nơi mà nhà nghiên cứu có khả năng gặp được đối tượng để xin phỏng vấn. Cụ thể, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi được thiết kế ở trên, với quy mô mẫu sơ bộ là 50 học sinh lớp 12 THPT Nguyễn Trung Trực (gần nơi sinh sống của tác giả). Việc khảo sát sơ bộ giúp tác giả đánh giá độ tin cậy các thang đo, xem xét các biến quan sát của từng yếu tố đã được phân đúng nhóm ngay từ ban đầu không. Từ đó, điều chỉnh lại thang đo và bảng câu hỏi nháp ở trên (nếu có) để tiến hành nghiên cứu chính thức.

Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả NC định lượng sơ bộ

hoá

Thang đo Số biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể Hệ số KMO Sig, (Barlett’s Test) Biến độc lập 20 0,595 0,000

CHVL Cơ hội việc làm tương lai 3 0.856

FF Học phí – cơ sở vật chất 4 0.833

BTHS Đặc điểm bản thân học sinh 4 0.856

CNAH Các cá nhân có ảnh hưởng 5 0.793

NLGT Nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với HS

4 0.804

Biến phụ thuộc 3 0,729 0,000

Ý định chọn trường ĐH của HS 12

3 0.848

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích SPSS

Sau khi chạy định lượng sơ bộ với n=50, hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của tất cả các các nhân tố đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) của biến độc lập và phụ thuộc lần lượt là 0,595 và 0,729 đều thoã điều kiện (0.5 ≤ KMO ≤ 1). Như vậy, phân tích nhân tố là phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu. Kiểm định Bartlett của biến độc lập và phụ thuộc đều có hệ số Sig = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong nhân tố. Tại giá trị Eigenvalue > 1 thì tổng phương sai trích đều lớn hơn 50%. Các biến hội tụ theo mô hình nghiên cứu ban đầu. Như vậy, các yếu tố hiện có trong mô hình đều có ý nghĩa và tác giả giữ nguyên bảng xây dựng thang đo ban đầu, tiến hành xây dựng bảng câu hỏi cuối cùng dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức với số mẫu là 200. (Chi tiết mời quý thầy/cô xem Phụ lục 3).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)